Các biện pháp xử lý đuối nước

Tai nạn ngạt nước hay đuối nước thường gặp ở nước ta do hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịch, đặt biệt ở vùng đồng bằng song Cửu Long. Để phòng ngừa và xử trí đúng trẻ bị đuối nước, chúng tôi viết bài này để gởi đến quí phụ huynh cách sơ cấp cứu trẻ bị đuối nước

Cách sơ cứu
Sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân.

Cách sơ cứu đúng như sau:
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên
Đặt nạn nhân nằm chổ khô ráo, thoáng khí
Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:
+ Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không ? môi có hồng không ? có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không ? nếu không và phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

Các biện pháp xử lý đuối nước
Ấn tim
Các biện pháp xử lý đuối nước

Thổi ngạt

Các biện pháp xử lý đuối nước

Thổi ngạt ngay vừa vớt nạn nhân lên khỏi mặt nước

+ Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu  nạn nhân nôn ói
Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng chăn hay một tấm khăn khô
Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước

 Những việc cần tránh
Phần lớn các nạn nhân bị ngạt nước khi đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc di chứng não do thiếu oxy. Các sơ cứu không đúng bao gồm:
Bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.
Lăn lu: cho trẻ nằm sấp trên cái lu được để rơm nung cháy bên trong lăn lu qua lại  nhằm mục đích “rút nước” trong cơ thể trẻ ra. Phương pháp này không hiệu quả, còn gây phỏng cho trẻ.
Các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Điều này làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não dẫn tới tử vong và di chứng não nặng nề. Vì thế tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ.

Phòng ngừa
Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà
Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông: luôn có người lớn đi theo
Không cho bệnh nhân động kinh bơi
Nên hướng dẫn tập bơi, cho trẻ học bơi

Nhà trường lưu ý dặn dò học sinh cuối năm nghỉ hè về vấn đề đi bơi, hay chèo thuyền vùng sông nước rất nguy hiểm, không an toàn, cần có sự giám sát.

BS CKII Nguyễn Minh Tiến
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ {{infoCompany.name}}

Chịu trách nhiệm chính: {{infoCompany.tenGiamDoc}} - Giám đốc Trung Tâm 

Giấy phép số:15/GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ninh cấp ngày 21/09/2018

Địa chỉ: {{infoCompany.address}}

Điện Thoại: {{infoCompany.tel}}

Email: {{infoCompany.email}}

Sơ cứu đuối nước đúng cách, đúng kỹ thuật sẽ giúp tăng khả năng cứu sống nạn nhân và hạn chế di chứng để lại. Tuy nhiên, nếu sơ cứu tại chỗ sai cách có thể khiến người bị đuối nước gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Sơ cứu đuối nước là kỹ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự sống còn cũng như tình trạng biến chứng của nạn nhân. Do đó, khi sơ cứu bạn phải xử lý cẩn thận và đúng phương pháp.

Thời điểm vàng để thực hiện sơ cứu đuối nước

Đuối nước là một dạng khác của ngạt nước, do nước chảy vào phổi hoặc bị tắt đường thở do dây thanh quản bị thắt lại khi nạn nhân ở lâu trong nước. Đây là tai nạn thường xảy ra khi đi bơi ở biển, hồ, sông,… hoặc tham gia các hoạt động dưới nước, hay có khi xảy ra tại nhà trong bồn nước, rãnh nước,…

Khi bị đuối nước, nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở, nhịp tim chậm dần. Điều này dẫn đến thiếu oxy máu cung cấp lên não, huyết áp tăng. Nếu nạn nhân ngừng thở kéo dài từ 20 giây đến 2-5 phút sẽ làm co thắt thanh quản, sau đó thở gấp khiến cho nước hoặc vật lạ bị nạn nhân hít vào phổi. Hậu quả tiếp theo là nhịp tim chậm lại, tim ngừng đập và tình huống xấu nhất là tử vong.

Các biện pháp xử lý đuối nước

Vì vậy, để cứu người bị ngạt nước, bạn phải thực hiện sơ cứu đuối nước tại chỗ và ngăn chặn tình huống xấu nhất xảy ra. Thời điểm tốt nhất để cứu nạn nhân chính là khi xuất hiện cơn ngừng thở đầu tiên trong khoảng 1-4 phút và xử lý những chấn thương đi kèm cẩn thận nhất.

Có thể bạn quan tâm: Cách sơ cứu đột quỵ đúng cách: khi tính mạng người bệnh tính bằng giây

Cách sơ cứu đuối nước đúng kỹ thuật

  • Khi thấy người bị đuối trong nước, bạn phải bình tĩnh kiếm bất cứ thứ gì để giúp họ nổi lên và bám vào. Vì trạng thái tâm lý của nạn nhân lúc này rất sợ hãi, họ sẽ có xu hướng vùng vẫy, bám rất chặt sẽ gây khó khăn cho việc cứu người. Do đó, nếu bạn không phải là một nhân viên cứu hộ hoặc một người bơi lội giỏi hãy bình tĩnh đừng vội nhảy xuống, mà hãy tìm một cái phao ném xuống để họ bám vào đó.
  • Sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu, đặt nạn nhân nằm ngửa.
  • Tiếp đến là thực hiện sơ cứu đuối nước và hô hấp nhân tạo tại chỗ cho nạn nhân ngay tức khắc. Vì nếu không hô hấp, nạn nhân sẽ bị ngừng thở trong khoảng 4-6 phút, điều này sẽ dẫn đến não bị tổn thương hoặc chết. Do đó, khi bị đuối nước kỹ năng sơ cứu tại chỗ chính xác và đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Nó quyết định khả năng sống sót và những di chứng não của nạn nhân.
  • Nếu người bị đuối nước bất tỉnh, bạn hãy quan sát lồng ngực của nạn nhân để biết họ còn thở hay không:
  • Nếu lồng ngực không còn phập phồng đồng nghĩa nạn nhân ngưng thở. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng ấn ngoài lồng ngực ở nửa dưới phần xương ức. Bạn cần kết hợp việc ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong khoảng 2 phút. Sau đó, bạn hãy quan sát lại xem nạn nhân có thở lại chưa? Môi đã hồng lên chưa? Có xảy ra phản ứng gì không? Nếu vẫn chưa thấy nạn nhân có dấu hiệu gì, bạn hãy tiếp tục các động tác sơ cứu trên kể cả trên đường đưa đi cấp cứu.
  • Trong trường hợp nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng về một bên để dễ dàng nôn ói ra ngoài, tránh bị trào ngược vào phổi gây viêm phổi.
  • Đừng quên cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân ra và đắp lên người họ một chiếc chăn, áo khoác hoặc một tấm khăn khô ráo nhé.
  • Sau đó, hãy nhanh chóng đưa người bị đuối nước đế cơ sở y tế gần nhất dù cho nạn nhân đã bình thường hoặc hồi phục sau khi được sơ cứu. Bởi nguy cơ khó thở thứ phát vẫn có thể xảy ra sau vài giờ ngạt nước.

Các biện pháp xử lý đuối nước

Lưu ý khi sơ cứu người bị đuối nước

Khi sơ cứu đuối nước cho nạn nhân, bạn nên chú ý các vấn đề dưới đây để tránh dẫn đến tình huống tử vong hoặc để lại những di chứng nguy hiểm Cụ thể như sau:

  • Đừng dốc ngược hay khiêng nạn nhân chạy khắp nơi vì điều này không cần thiết và có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để sơ cứu khẩn cấp cho nạn nhân.
  • Khác với suy nghĩ của nhiều người, lượng nước khi vào phổi của nạn nhân rất ít chứ không phải phổi bị đầy nước. Sau khi sơ cứu đuối nước, nạn nhân thở lại lượng nước này sẽ bị tống ra ngoài.
  • Khi thực hiện động tác ấn lồng ngực cho nạn nhân, bạn hãy chú ý thực hiện nhẹ tay. Vì nếu động tác quá mạnh sẽ làm nạn nhân bị gãy xương sườn.
  • Bên cạnh đó, việc không thực hiện hô hấp nhân tạo và ép tim cho nạn nhân trên đường đưa đi cấp cứu sẽ để lại di chứng não nếu bệnh nhân còn sống. Điều này xảy ra là thiếu oxy trong thời gian dài gây ảnh hưởng tới các cơ quan, trong đó có não.
  • Ngoài ra, nhiều người khi sơ cứu đuối nước cho trẻ thường để trẻ nằm sấp lên cái lu, sau đó đốt cháy rơm bên trong lu, lăn lu qua lại, để “rút nước” khỏi cơ thể trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này không hề có hiệu quả mà còn gây ra tình trạng phỏng ở trẻ em.

Các biện pháp xử lý đuối nước

Cách phòng ngừa đuối nước

  • Đừng quá nóng vội nhảy xuống nước cứu người nếu bạn thực sự chưa biết vùng nước đó cạn hay sâu. Hoặc nếu có thể cứu người ra ngoài cả hai có gặp nguy hiểm gì hay không.
  • Khi đi bơi lội mọi người tốt nhất nên mang theo phao bơi.
  • Không nên ăn và uống nước trước khi bơi lội.
  • Chỉ bơi trong khoảng cách an toàn và có sự giám sát của nhân viên cứu hộ.
  • Trẻ em đi bơi phải có sự giám sát của người lớn để tránh xảy ra tình huống bất trắc.
  • Nếu nhà có trẻ nhỏ tốt nhất bạn không nên để lu, thùng chứa nước. Còn nếu cần bạn hãy đậy nắp thật kín và chặt để trẻ không mở ra được.
  • Nên hướng dẫn cho trẻ em học bơi (khoảng 4 tuổi là có thể học rồi).
  • Không để trẻ em chơi gần các vùng sông nước, ao, hồ, kênh rạch,…

Có thể bạn quan tâm: 7 cách cầm máu nhanh tại nhà khi bị thương

Hy vọng bài viết đã giúp bạn được những nguyên tắc quan trọng khi sơ cứu đuối nước. Để phòng tránh tình trạng đuối nước, mọi người cũng cần phải chú ý lẫn nhau, cẩn thận khi hoạt động dưới nước và đặc biệt cần giám sát nếu có trẻ em.