Các chuẩn màn hình laptop


MÀN HÌNH LAPTOP


Màn hình Laptop 10.1 WSVGA LED

Tương thích các dòng máy:Màn hình Acer aspire one D532H-2527 D150-1165 D150-KAV10 D250-1151 D255E-13708 D260 D270 POVE6 D257-1345 D257-1497 D257-13478 Acer Emachine EM250-1162 Dell inspiron mini 10 10V 1010 1011 1012 1018 Dell Latitude 2110 HP mini 110-3098NR HP 620902-001 Toshiba mini NB205-N325BL Samsung LTN 101 NT07 Lenovo Ideapad S10-2 ...

Tương thích các dòng máy:Màn hình Acer aspire one D255-2435 D255-13639 D255-2529 D255-2256 D255-2981 D255-2BQRR D255-2934 D255E-2677 D260-PAV70 D260-2380 D257-1417 D270-1865 D270-1410 D270-1824 Asus Eee PC 1015E 1008HA 1008P 1008PE 1008 PB Lenovo Ideapad S10-3T Gateway LT2802U

Màn hìnhLaptop 11.6" WXGA HD LED

Tương thích các dòng máy:Màn hìnhAsus X201E X202E Eee PC 1101HA, HP Pavillion DM1-4000AU 311-1037NR, Acer One AO756 AO722 AO751H 1810T 1830T 1410-2039 , Sony Vaio SVE11125CV PCG-31311L VPC-YB15KX, Mac Air MD224ZP/A, Dell Inspiron 11Z Alienware M11X, HP mini 629775-001, Thinkpad X100E, Gateway ZA8, Toshiba Sat T115D-S1125

Màn hìnhLaptop 13.3" LED WXGA HD

Tương thích các dòng máy:Màn hình Asus P30 P30A U30 U30J U30JC U35J U35JC U35J X301A, Asus Zenbook UX32A, UX31A, HP DM3 HP Probook 5310 5320 4320s 4340s, Dell Vostro V170 3360 XPS13 , Lenovo Ideapad V370, Sony Vaio VPC-S111F S131FM, Samsung Series 5 535U3X NP900X3C, Toshiba Sat L830-2002X L830-2011 Pro L830-2011 Pro L830-2012, Acer S3-391, Sony Vaio SVT13137CV SVS13A25PG, Mac Air MC504ZP/A MD231ZP/A MD232ZP/A MD101ZA/P MD102ZB/A

Màn hìnhLaptop 14.1 LCD CCFL WXGA 1280x800

Tương thích các dòng máy:Màn hình Acer aspire 3680 5570 4630z 4930 4736 2420 4310 4510 4710 4720 4920 6291 6232 2600, Dell Vostro 1400 1420 1014 1088 1015 Inspiron 1440 Latitude D620 D630 D820, HP DV2000 DV3000 DV2500 V3000 V2000 CQ40 CQ45 DV4 6910p 6535b Hp 500 HP 520 Toshiba A200 M200 L310 L510 L300 M300 A305 M205 A100 A10 L100 M105 Lenovo 3000 Y400 Y410 Y430 G400 G410 G230 G530

Màn hìnhLaptop 14.0 HD WXGA 1366 x 768

Tương thích các dòng máy:Màn hìnhDell inspiron 3420 3421 5420 5423 5421 14R series XPS14Z Vostro 2420 2421 3460 5460, Asus X401A X402C X45C A46C S46 K46 K45 S400CA, HP G4 431 430 450 DM1 CQ435 Probook 4430 4431 4440 4441, Toshiba sat C800-1023 C840-1034, Acer E1-431 E1-471 V3-47 V5-471 As4739 As4830, Samsung 300E4Z 300E4X 535U4X 530U4C, Lenovo B490 G480 Z400, Sony Vaio SVE14131CV SVE13132CV SVE14A37CV SVT14126CV

Màn hìnhLaptop 15.6 HD WXGA 1366 x 768

Tương thích các dòng máy:Màn hình Dell Inspiron 3520 3521 5520 Vostro 3560, Asus X55C K55SD K55A K56C N56V, HP G6 Probook 4540s, Acer V3-571 AS5755, Sony Vaio SVE15136CV SVE15133CV

Tìm hiểu về màn hình Laptop


Nếu muốn mua máy tính xách tay nhưng không có nhiều kinh nghiệm về display thì những thông tin dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn. Lời khuyên chung là cần tìm hiểu về điều kiện bảo hành với chấm màn hình của từng hãng.

Công nghệ được sử dụng phổ biến trong các dòng máy tính xách tay trên thị trường hiện nay là tinh thể lỏng (LCD Liquid Crystal Display). Kích thước và độ phân giải là các yếu tố phân biệt giữa các sản phẩm. Độ phân giải trên LCD được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm được cấu thành bởi 3 chấm phụ: đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển. 3 màu này kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị.

Một màn hình XGA 14.1 tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1024 x 768. Trong đó, 1024 là số điểm chấm theo chiều ngang, 768 là số điểm chấm theo chiều dọc.

Với model SXGA 14.1 tiêu chuẩn thì độ phân giải là 1280 x 1024. Nếu một hình ảnh ở trên XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì trên SXGA, nó sẽ có kích thước tương đối nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo nên cảm giác rộng hơn so với XGA.

Hầu hết màn LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là hiển thị chủ động (active matrix display). Tên gọi này để phân biệt với hiển thị bị động (passive matrix display). Sản phẩm TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ, được kích hoạt bởi dòng điện rất nhỏ, giúp tốc độ hiển thị màu nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ chân thực và nhanh hơn nhiều so với các thiết bị bị động.

Nếu bóng bán dẫn nối tắt hoặc hở sẽ dẫn đến một điểm chấm không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, gọi là điểm chết (dead pixel) và nó có thể bị sáng, chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc mất hẳn, chỉ nhìn thấy màu đen.

Trong quá trình sản xuất, rất khó để có thể xác định một bóng bán dẫn bị hỏng hay không. Thường chỉ khi sản phẩm "đã ra lò" hoàn chỉnh người ta mới xác định được nó có điểm chết hay không. Nếu các nhà sản xuất LCD buộc phải loại bỏ thiết bị có điểm chết, dù chỉ là một điểm, chi phí chế tạo và giá bán của màn hình LCD có thể đã đội lên rất cao.

Vậy tiêu chuẩn của số điểm chết được chấp nhận với mỗi màn hình bao nhiêu là vừa? Câu hỏi này phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất riêng biệt. Ví dụ như với Apple, không có một câu trả lời cụ thể là bao nhiêu điểm chấm hỏng sẽ được bảo hành. Hoặc với Lenovo, số lượng này được quy định tùy theo loại màn hình được sử dụng, nhìn chung rơi vào khoảng 5 6 chấm.

Tỷ lệ và độ phân giải màn hình

Trước đây, hầu hết màn hình laptop đều chỉ có hai loại vuông hoặc rộng. Trong thực tế, tỷ lệ màn hình không đơn giản chỉ là vuông hay rộng mà còn được chia làm nhiều mức khác nhau, tùy vào độ phân giải.

Ví dụ, màn hình 15-inch vuông thông thường sẽ có mức phân giải 1024×768 pixel, hoặc 1400×1050 pixel, tương đương tỷ lệ 4:3. Đây là tỷ lệ thông dụng đối với màn hình từ trước tới nay (đặc biệt là với loại màn hình CRT hoặc TV). Màn hình có tỷ lệ độ phân giải 4:3 thường không có ký hiệu W và gồm một số loại thông dụng sau:


Màn hình thường

Màn hình rộng

XGA / 1024×768 / 4:3

WXGA / 1280×768 / 5:3

SXGA / 1280×1024 / 5:4*

WXGA / 1280×800 / (16:10)

SXGA+ / 1400×1050 / 4:3

WXGA+ / 1440×900 / (16:10)

UXGA / 1600×1200 / 4:3

WSXGA+ / 1680×1050 / (16:10)


WUXGA / 1920×1200 / (16:10)

Hiện nay, màn hình rộng với tỷ lệ 16:10 hầu như độc chiếm thị trường laptop. Tỷ lệ 16:9 chủ yếu được dùng trong các thiết bị trình chiếu phim ảnh, vì thế nếu bạn xem phim DVD trên laptop có màn hình rộng thì vẫn thấy các dải màu đen ở hai bên khung hình. Bạn cũng cần chú ý rằng màn hình LCD có số điểm ảnh không đổi nên khi card đồ họa xuất độ phân giải thấp, nhiều pixel sẽ phải sử dụng các thuật toán hiển thị khác nhau để ẩn bớt đi. Hệ quả tất yếu là hình ảnh sẽ bị mờ đi khá nhiều!

Kích thước màn hình

Nhà sản xuất liệt kê kích thước màn hình theo đường chéo và bằng đơn vị inch. Sau đây là danh sách các loại màn hình thông dụng thường thấy trên laptop:

Tỉ lệ 4:3 thông thường:

14-XGA, 15 XGA, SXGA+

Màn hình rộng thông dụng hiện nay:

  • 10.6 WXGA (1280×768)
  • 12.1 WXGA (1280×800)
  • 13.3 WXGA (1280×800)
  • 14.1 WXGA (1280×800)
  • 15.4 WXGA (1280×800), WXGA+, WSXGA+
  • 17 WXGA, WXGA+, WSXGA+, WUXGA

Trong số này, loại màn hình có kích thước tương đương 14.1-inch được ưa chuộng nhất, do sự cân đối giữa tính di động và sự thoải mái khi làm việc. Kích thước 15.4-inch phù hợp với loại laptop được sử dụng cho mục đích thay thế máy để bàn, còn 17-inch hầu như giới hạn người dùng sử dụng ở một số lãnh vực nhất định (thiết kế đồ họa, biên tập phim, chơi game). Kích thước từ 13.3-inch trở xuống lại rất lý tưởng cho việc di chuyển do rất gọn và mỏng.
Hiện tại, màn hình định dạng rộng gần như chiếm ngôi đầu trên thị trường laptop, nhờ ưu điểm giúp tăng cường khoảng không gian mắt nhìn, trong khi hạn chế tối đa việc tăng cường kích thước thân máy. Về mặt sinh học, mắt người có khoảng nhìn ngang lớn hơn so với khoảng dọc, nên định dạng rộng cũng phù hợp hơn. Thêm vào đó, các trò chơi và ứng dụng hiện đại cũng đã hỗ trợ tích cực cho tỉ lệ 16:10. Các mẫu máy với màn hình 4:3 không còn nhiều, ngoại trừ một số mẫu của Lenovo.

Glossy & Matte: màn hình gương, màn hình nhám mờ

Về hình thức, có hai loại màn hình mà người dùng quen gọi là màn thường (nhám mờ matte), và màn gương (glossy) được ưa chuộng hơn.

Muốn biết laptop của bạn đang dùng loại màn hình nào ư?

- Rất đơn giản, bởi đúng như tên gọi, màn hình gương rất bóng nhờ lớp bảo vệ được phủ lên lên trên bề mặt hiển thị, nhằm giảm khoảng đen giữa các điểm ảnh, giúp tăng cường độ sáng và độ tương phản (tương ứng với việc thời gian dùng pin lâu hơn, bởi giảm năng lượng cung cấp cho màn hình).

Đáng tiếc là điểm yếu của màn hình gương cũng chính là sự phản quang này. Một số người dùng cho rằng dùng máy tính với màn hình gương gây mỏi mắt hơn so với màn nhám mờ.

Thế nhưng, khi được lựa chọn, đa số người mua đều chọn màn gương (:D), không chỉ vì tác dụng tăng sáng của nó, mà còn bởi vẻ ngoài khá sành điệu khi laptop có loại màn hình này.

Màn hình gương cũng có mức giá cao hơn một chút so với loại thường.

- Xuất hiện ngay từ khi màn hình LCD ra đời, song tới nay màn hình thường (nhám mờ) vẫn được sử dụng. Với một số người thường xuyên sử dụng laptop, loại màn hình này là lựa chọn hấp dẫn hơn bởi nó không bị phản chiếu ánh sáng như màn gương. Thêm vào đó, những dòng mới nhất có độ tương phản rất tốt, đồng thời giảm được khoảng đen giữa các điểm ảnh. Do vậy, chúng vẫn xuất hiện khá nhiều trong các dòng máy tính đời mới của Apple, hay Dell

Nguồn: laptopfullcare.com