Cách chỉnh vô lăng lên xuống

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng vô lăng ô tô, chúng ta cần biết vô lăng ô tô là gì. Đây là một trong những bộ phận thuộc hệ thống lái xe ô tô, thường có dạng hình tròn và dùng để điều khiển các hướng di chuyển của xe. Vô lăng thường được làm từ chất liệu hợp kim nhôm hoặc magie có độ bền cao, đảm bảo độ cứng và độ chắc chắn trong quá trình sử dụng xe.

Cách sử dụng vô lăng ô tô

Mở khóa vô lăng

Trong một vài trường hợp, vô lăng bị khóa có thể khiến những người mới học lái cảm thấy bối rối. Tuy nhiên đây chỉ là một tính năng an toàn của xe và cách mở khóa vô lăng cũng khá đơn giản. Người lái chỉ cần khởi động lại động cơ, sau đó lắc nhẹ vô lăng sang trái hoặc phải, đồng thời tra chìa vào ổ và đề máy. Thực hiện đúng các thao tác trên là người lái có thể mở khóa vô lăng và điều khiển xe bình thường.

>>> Tìm hiểu thêm: Vô lăng ô tô là gì? Cấu tạo, cách sử dụng và đánh lái đúng kỹ thuật

Cách xoay vô lăng

- Xoay vô lăng sang phải bằng 1 tay: Đầu tiên đặt tay phải vào vị trí cao nhất của vô lăng rồi nới lỏng tay nắm vô lăng và xoay vô lăng xuống điểm thấp nhất. Sau đó, người lái cần quay vô lăng chuyển dần lên cạnh bàn tay, tiếp tục quay vô lăng và chuyển sang cách nắm bình thường, tiếp theo đó xoay vô lăng lên điểm cao nhất.

- Xoay vô lăng sang phải bằng 2 tay, kỹ thuật bắt chéo tay: Đầu tiên người lái đặt 2 tay ở vị trí bình thường sau đó quay vô lăng bằng tay trái đồng thời bắt chéo tay phải cùng lúc. Tiếp theo người lái tiếp tục quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó, tiếp tục như thế cho đến khi ôm hết vòng cua và đặt tay về vị trí bình thường.

- Phương pháp mạnh: Thường chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu cần đánh lái về bên trái, người lái dùng tay trái kéo vô-lăng còn tay phải sẽ lướt theo hướng di chuyển của vô-lăng. Tiếp theo, để 2 tay gặp nhau ở vị trí thấp nhất và tay phải lúc này sẽ tiếp tục kéo vô-lăng lại hướng phía trên và lặp lại thao tác đến khi nào hết vòng cua.

Cách chỉnh vô lăng lên xuống

Cách tháo vô lăng đơn giản

Tháo vô lăng cũng là một trong những cách sử dụng vô lăng ô tô mà người lái nên biết. Đầu tiên, người lái cần tìm vít chìm dưới vô lăng và mở vít ra, sau đó cạy nhẹ núm còi để nhìn thấy con ốc ở trục vô lăng. Tiếp đó tháo đầu dây chạy từ trục vô lăng đến còi, cầm đầu giắc rút nhẹ rồi lấy tua vít cạy con ốc vô lăng có phe che bên cạnh.

>>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách mở khóa vô lăng ô tô đơn giản, nhanh chóng

Chỉnh vô lăng ô tô khi gặp lỗi

Sau một thời gian sử dụng vô lăng ô tô có thể sẽ xuất hiện một số lỗi như vô lăng bị lệch hoặc phát ra tiếng kêu. Trong trường hợp không thể mang xe đi kiểm tra ngay lập tức, người lái có thể tạm thời xử lý lỗi bằng một vài thao tác chỉnh vô lăng ô tô như sau:

- Trường hợp bị lệch: Đầu tiên cần đánh lái cho 2 bánh xe đứng thẳng sau đó tắt máy xe. Tiếp theo dùng tua vít 6 khía luồn vào 2 lỗ dưới tay lái để tháo túi khí rồi dùng ống điếu để vặn ốc dưới túi khí và rút vô lăng ra khỏi trục. Cuối cùng, lắp vô lăng trở lại, chọn khía đúng để cân bằng vô lăng, tránh trường hợp khía lệch khiến vô lăng sẽ bị lệch theo.

- Trường hợp bị kêu: Dây đai trợ lực có thể gặp vấn đề. Lỗi này người lái không thể tự khắc phục được nên cần phải mang xe đến gara để xử lý.

Cách sử dụng vô lăng ô tô không hề phức tạp, tuy nhiên người lái cần nắm rõ các thao tác cũng như cách xử lý tình huống để vững tay lái trên mọi hành trình.

Tham khảo thông tin và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết

Cách cầm vô lăng đúng cách

Để dễ dàng trong việc điều khiển hướng chuyển động của xe ô tô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật là bước cơ bản nhất.

Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái

Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên. Đây là tư thế giúp người lái thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.

Lưu ý: Trên vô-lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.

Cách chỉnh vô lăng lên xuống

Cách vần lô lăng khi xe vào cua

Kỹ thuật cơ bản nhất trong lái xe đó là động tác kéo. Cụm điều hướng có cấu trúc khiến cho vô lăng thường tạo ra lực phản lại hướng đánh lái của bạn. Do vậy, tay đẩy ít có khả năng cho cảm giác đúng về lực và góc của đánh lái giống như tay kéo. Như thế, theo kỹ thuật quay vô lăng khi vào cua, chúng ta cần chú ý khi xe vào cua bên nào thì tay của bên đó sẽ dùng để kéo vô lăng và tay còn lại sẽ dùng để đẩy vô lăng. Cách lái xe như thế sẽ giúp người lái kiểm soát được khi bị vô lăng đánh trả lái.

Cách chỉnh vô lăng lên xuống

Khoảng cách tốt nhất từ vai đến vô lăng xe

Trước khi điều chỉnh ghế lái, tài xế cần căn khoảng cách phù hợp sao cho tay cầm vô lăng không bị quá duỗi hay bị quá gần. Nếu bạn chỉnh khoảng cách quá xa, tài xế khi cầm vô lăng rất khó khăn khi phải vần vô lăng nhiều vòng. Ngược lại, nếu tay bị đặt quá gần cũng gây khó khăn cho tài xế khi cần xử lý các tình huống nguy cấp. Các chuyên gia khuyên bạn tư thế lái xe ô tô đúng cách là cánh tay tạo nên một góc khoảng 120 độ so với vô lăng, tức là khoảng 30cm đến 40cm.


Cách đặt các ngón cái trên vô lăng

Có rất nhiều cách cầm vô lăng ô tô tùy vào tư thế của mỗi người. Song, cách chuẩn nhất là ngón tay cái của tài xế phải tỳ lên vô lăng của xe chứ không phải là nắm chặt. Với cách đặt ngón tay cái như vậy, tay bạn sẽ không nắm vô lăng một cách quá hời hợt cũng không đặt quá nhiều lựa vào vô lăng. Hơn nữa, khi giữ tay theo cách đó, người lái trong xe có thể thấy rõ được phản xạ của vô lăng xe so với mặt đường. Trong trường hợp khi đang lái có xảy ra các tình huống gấp, tài xế sẽ không bị móc ngón tay cái vào trong vô lăng nên cũng không bị vặn cổ tay.

Cách chỉnh vô lăng lên xuống

Cách điều chỉnh độ nghiêng lưng ghế lái

Người lái cần chỉnh ghế để có ngồi với tư thế thoải mái nhất. Tư thế lái thoải mái nhất cho tài xế khi lái xe mà không gây đau lưng khi lái lâu chính là ngả ghế lái về phía sau. Góc ngả lý tưởng nhất là khoảng 20 độ. Khi lái xe, người lái nên thực hiện cách ngồi sau: ngồi thật kín, lưng và mông được áp thật sát vào góc gập của ghế lái.

Cách đạp chân ga, chân phanh và chân côn

Cũng giống như khoảng cách từ vai đến vô lăng xe, góc phù hợp cho chân đạp côn, chân đạp ga và chân đạp phanh là 120 độ. Với khoảng cách này, sẽ giúp cho tài xế có thể điều tiết được ga, phanh một cách thoải mái, hạn chế các chấn thương không đáng có do khoảng cách quá gần hay quá xa gây nên.

Cách đạp chân ga và chân phanh với khoảng cách 120 độ như trên của khủy gối, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đạp chân phanh và chân ga. Kỹ thuật đạp đó là: trụ gót và xoay cổ chân vào khoảng giữa của bàn đạp ga và đạp phanh. Người lái nên mang giày có kiểu dáng ôm chân và có độ mỏng vừa phải để trụ chân được vững cũng như cho cảm nhận chân ga tốt hơn, linh hoạt hơn.

Carmudi Vietnamlà website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổimua bán ô tôđáng tin cậy nhất tại Việt Nam!