Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch

Dựa trên quyết định của Sở GTVT Hà Nội, Sở TT&TT Hà Nội về việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn Thủ đô, dịch vụ NowFresh (đi chợ) và NowShip (giao hàng hóa thiết yếu) sẽ được hoạt động trở lại từ 6h ngày 4/8 tại 5 quận, gồm: Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân dưới sự giám sát chặt chẽ.

Các tài xế của Now được yêu cầu tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch Covid-19: Đo nhiệt độ và khai báo y tế hằng ngày trước khi bắt đầu làm việc; Luôn mang khẩu trang và không tụ tập đông người trong suốt quá trình hoạt động; Tránh tiếp xúc gần khi giao hàng, luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với Khách hàng; Sát khuẩn trước và sau mỗi lần giao hàng, vệ sinh túi giao hàng thường xuyên.

Now chính thức ra thông báo tạm ngưng dịch vụ NowFood tại TP. Hà Nội trong 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7 và mở lại khi có thông báo từ Cơ quan Nhà nước.

Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch
Thông báo của Now trên fanpage

Ngày 28/7, Now tiếp tục ra thông báo tạm ngưng cả dịch vụ NowFresh & NowShip với nỗ lực chung tay phòng chống Covid cùng cộng đồng và thực hiện nghiêm túc chỉ thị từ UBND TP. Hà Nội.

Trong lĩnh vực vận chuyển công nghệ nhiều hãng cũng được cấp phép vận chuyển hàng hoá thiết yếu như Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, Ahamove. Các đơn vị giao hàng thương mại điện tử của Tiki, Shopee, Lazada,...

Riêng Grab, các ứng dụng như Be và Gojek đang tạm ngưng cung cấp dịch vụ tại Hà Nội. Ngày 27/7, Grab Việt Nam thông báo chính thức tắt dịch vụ GrabExpress và GrabMart tại Hà Nội kể từ 22h cùng ngày. 

Trước đó, từ 6h ngày 24/7, Grab tạm ngưng cung cấp các dịch vụ kết nối qua ứng dụng Grab, bao gồm dịch vụ vận chuyển (GrabBike, GrabCar, GrabTaxi), dịch vụ giao nhận thức ăn (GrabFood) theo quy định. 

Ngày 24/7, khi Hà Nội bắt đầu giãn cách toàn xã hội, Sở GTVT đã có văn bản yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe máy, bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe "ôm", kinh doanh giao hàng công nghệ (shipper) cho đến khi có thông báo mới.

Trước tình trạng một số hãng vẫn còn hoạt động giao hàng, cơ quan này đã ngày 27/7 đã yêu cầu 5 đơn vị, gồm Grab, Be, Gojek, My Go và FastGo, dừng ngay việc cung cấp dịch vụ cho các đối tác hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng xe máy. Đồng thời, đề nghị Công an TP chỉ đạo lực lượng tăng cường tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm .

Kiến nghị cho giao hàng

Trong thông báo tắt toàn bộ dịch vụ, Grab cho biết: “Việc tạm tắt dịch vụ GrabExpress và GrabMart tại Hà Nội thời điểm này có thể gây ra một số bất tiện cho người dùng và đối tác. Nhưng với tinh thần tuân thủ và nỗ lực phòng chống dịch Covid-19, chúng tôi hy vọng nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu của người dùng và đối tác tại Hà Nội”.

Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch
Kiến nghị cho phép shipper công nghệ giao hàng thiết yếu tại Hà Nội 

Grab đã gửi văn bản kiến nghị tới Sở GTVT. Doanh nghiệp nhận định, việc duy trì hoạt động giao nhận lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu là phù hợp với Chỉ thị 17 về việc "Tăng cường khai thác các nguồn hàng, đảm bảo lưu thông thông suốt nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân" và phù với định hướng của Sở Công Thương Hà Nội trong việc tăng cường, khuyến khích tiêu dùng qua kênh online.

Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ giao hàng (shipper). Mặc dù hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhưng với hàng hóa hữu hình không thể tách rời đội ngũ giao hàng.

Hơn nữa, do chưa đánh giá đầy đủ về vai trò của đội ngũ này thời gian qua dẫn đến tâm lý tiêu cực của nhiều người giao hàng và doanh nghiệp quản lý họ.

"Nếu đông đảo người giao hàng nghỉ việc và doanh nghiệp liên quan ngừng hoạt động sẽ dẫn đến khủng hoảng trong chuỗi cung ứng, nhất là các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội", Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhận định.

VECOM cho rằng, việc tỷ lệ người mua và người bán trên cùng một quận, huyện là không cao, hơn nữa mỗi chuyến giao hàng của shipper có thể có nhiều khách hàng ở những địa điểm khác nhau. Nhiều khi hai địa điểm ở hai quận liền kề lại gần hơn hai địa điểm cùng một quận.

Do đó, Hiệp hội này kiến nghị Thủ tướng giao UBND các địa phương, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, căn cứ vào tình hình thực tế để hỗ trợ shipper, gỡ bỏ những quy định như chỉ được hoạt động tại một quận, huyện.

Bảo An

Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch

Cần tạo điều kiện cho shipper hoạt động. Càng căng, thắt chặt thì càng phải cho shipper hoạt động, nhưng cần quản lý chặt đội ngũ này. Như vậy sẽ giải quyết được bài toán không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, dân bớt ra đường.

Siêu thị thiếu shipper, dân buôn online huỷ đơn hàng

Ba ngày nay, chị Lê Thanh Hương ở Cầu Giấy (Hà Nội) buồn rầu vì lô vịt thịt chạy đồng hơn 100 con nhập về phải chất đống trong tủ cấp đông, bởi không thể gọi được shipper giao hàng cho khách đã đặt.

Vốn là dân bán hoa tươi online, nhưng từ khi Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chị Hương dừng bán hoa vì không phải là hàng hoá thiết yếu, chuyển sang bán thịt vịt chạy đồng, thịt lợn mán. Chị mong khi mọi người ở nhà, hạn chế ra ngoài để phòng chống dịch nên nhu cầu đặt mua thực phẩm online sẽ tăng cao giúp gia đình kiếm thêm trong mùa dịch.

Hai ngày sau lệnh giãn cách, chị vẫn gọi được shipper đi giao hàng. Đến này thứ 3, lượng khách đặt nhiều hơn hẳn. Chỉ trong vòng một ngày lượng khách đặt lên tới hơn 100 con vịt.

Chị báo trang trại giết mổ rồi chuyển hàng cho mình. Nhưng, “đến lúc nhận lô vịt về, lại ế cất tủ do shipper không được phép hoạt động”. Chị nói và cho biết, không gọi được shipper, chị lại phải nhắn tin cho từng khách hàng xin lỗi và huỷ đơn. Một số khách quen thì họ nhắn lại giữ vịt, khi nào có shipper thì giao hàng.

Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch
Không có shipper, dân buôn online phải huỷ loạt đơn hàng, siêu thị cũng gặp khó khăn vì thiếu shipper (ảnh: IT)

Chị Đoàn Thanh Mai – đầu mối bán hải sản online ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, cá thu, mực tươi, tôm... về đầy nhà. Tất cả đều là hàng khách đặt trước đó. Nhưng do mấy ngày qua ở Hà Nội cấm shipper hoạt động nên chị đành phải điện thoại cho khách xin huỷ đơn hàng.

Trước đó, trao đổi về vấn đề hoạt động của shipper khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết thành phố đã chỉ đạo ngành Công Thương, Sở GTVT phối hợp thống nhất đối tượng nào thuộc vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực TMĐT, được phép lưu thông trên địa bàn với điều kiện quản lý chặt chẽ. Cụ thể đó là những nhân viên shipper của hệ thống siêu thị, hệ thống logistic của sàn TMĐT để tham gia vận chuyển trên địa bàn.

Điều này đồng nghĩa shipper, tài xế công nghệ, đối tác của các ứng dụng gọi xe như Grab, Be, Gojek, MyGo và FastGo vẫn không được hoạt động trên địa bàn Hà Nội sau Chỉ thị 17.

Tại “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện Covid-19” chiều 29/7, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cho biết, ở Hà Nội, các siêu thị được duy trì một lượng shipper nhất định để vận chuyển hàng hóa, nhưng do nhu cầu của người dân lớn nên thường xuyên chậm đơn hàng, quá tải. 

Hà Nội đang cấp cho hệ thống siêu thị lượng shipper giao hàng nhưng vẫn cần phải bổ sung vì quá tải, lượng hàng cần giao đi hàng ngày rất nhiều.

“Trong chuỗi cung ứng, ùn tắc trong các khâu cộng lại dẫn đến tình trạng hàng hóa bị đứt gãy nếu mỗi tỉnh gặp khó. Khi đi giao hàng đã khổ, lúc về lại khổ nữa. Vì vậy, chính quyền địa phương sát sao hơn ở trạm kiểm tra, kiểm soát để vận chuyển được qua chốt nhanh hơn”, bà Hậu nói.

Theo đại diện một siêu thị ở Đồng Nai, nhân viên bán hàng, giao hàng siêu thị cứ 3 ngày phải xét nghiệm một lần, chờ đợi mất cả buổi. Trong khi đó, khách hàng đặt online nhiều do họ không được ra khỏi nhà thì lực lượng shipper lại không được hoạt động.

Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch
ông Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ TT&TT đề nghị cho shipper hoạt động 

Càng thắt chặt, càng phải cho shipper hoạt động

Trước nhiều kiến nghị của doanh nghiệp, siêu thị, ông Phạm Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, các tỉnh, thành phố đang tự làm đứt gãy chuỗi cung ứng bằng những quy định không thống nhất. 

Hiện chúng ta đang chống dịch nhưng có vẻ như chưa tính hết yếu tố hậu cần cho người dân. Nhiều người đang phản ánh có thể không chết vì dịch mà có thể chết đói. Theo ông, hàng hoá phải được lưu thông vì có thể hàng không thiết yếu nhưng tạo ra hàng thiết yếu.

Dù yêu cầu thực hiện Chỉ thị 16 nhưng Chính phủ cũng giao cho các tỉnh linh hoạt tùy từng địa phương để áp dụng. Ví dụ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…thuộc “vùng đỏ” thì cần thiết phải siết chặt, nhưng những nơi khác thì vừa áp dụng nghiêm các điều kiện phòng chống dịch, song vẫn phải đảm bảo cho lưu thông hàng hóa.

"Chính tôi đề nghị cho shipper hoạt động", ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, tất cả chúng ta đều cần tiêm vắc xin. Nhưng chưa có thì phải chọn giải pháp phòng là chính. Shipper thì cho xét nghiệm và cho hoạt động.

Ông đề nghị các địa phương cần tạo điều kiện cho shipper hoạt động. Đó là shipper có sự quản lý và chịu trách nhiệm về phòng chống dịch của các doanh nghiệp như: Doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp công nghệ… Điều này nhằm đảm bảo rằng các shipper tham gia hoạt động giao nhận bưu gửi, hàng hóa thiết yếu tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội phải bảo đảm tuân thủ các quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Càng căng, thắt chặt thì càng phải cho shipper hoạt động, nhưng cần quản lý chặt đội ngũ này. Như vậy sẽ giải quyết được bài toán không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong chính tỉnh đó, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngày 29/7, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị đã nhận được hơn 15.200 tài xế xe môtô hai bánh đăng ký vận chuyển hàng hóa. Trong số này, Sở Công Thương gửi danh sách 699 xe, Sở TT&TT gửi thông tin 14.484 xe.Theo đó, Sở đã cấp mã xác nhận cho 14.270 xe, từ chối 275 xe do biển số không phải là môtô hai bánh, còn 663 xe chờ duyệt.

Tâm An

Cách gọi shipper giao hàng mùa dịch

Các ứng dụng đồng loạt thông báo ngừng dịch vụ chở khách, giao đồ ăn sau khi Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày trên phạm vi toàn thành phố.