Cần làm gì để nâng cao sức khỏe cộng đồng

"Tôi nghĩ rằng sống có trách nhiệm trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là phải cố gắng giữ cho mình có sức khoẻ thật tốt để không làm ảnh hưởng đến gia đình và mọi người xung quanh. Bên cạnh đó là trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tuyên truyền phòng chống dịch đến với người dân”, Phạm Hồng Thắm (21 tuổi), sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM, chia sẻ.

Để góp phần vào cuộc chiến chống dịch Covid-19, Thắm nói: “Bản thân tôi luôn thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế). Tôi cũng luôn nhắc nhở người thân hãy vì lợi ích của cộng đồng và chính mình để đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19”.

Không chỉ có ý thức trách nhiệm với bản thân, Thắm còn có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng. Với vai trò là Bí thư Chi Đoàn khu phố 4, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức (TP.HCM), Thắm cho biết: “Những ngày qua tôi kêu gọi các bạn đoàn viên trong khu phố cùng phối hợp với ban ngành đoàn thể, vận động mạnh thường quân tặng những phần quà nhu yếu phẩm đến bà con đang ở trong khu cách ly, bởi vì tôi muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong việc phòng, chống dịch Covid-19 với cộng đồng”.

Ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân

Nguyễn Trọng Nhân, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: “Trước đây do phải đi học, rồi làm thêm thường xuyên nên tôi không có thời gian tập thể dục. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, tôi có thêm thời gian tập thể dục và quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân hơn".

Để nâng cao sức khỏe cho bản thân trong mùa dịch Covid-19, Nhân mua thêm 2 quả tạ (mỗi quả 5 kg) để tập ở nhà vào mỗi ngày. Nhân chia sẻ: "Sức khỏe là quan trọng nhất, nên không thể đùa giỡn được và có sức khỏe để tăng sức đề kháng cho bản thân”.

Cần làm gì để nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập tạ để có sức khỏe tốt hơn trong mùa dịch Covid-19

shutterstock

Còn chị Trần Thị Ngọc Thúy (28 tuổi), ngụ tại chung cư Tân Mai, Q.Bình Tân (TP.HCM), chia sẻ: "Trước đây, tôi hay có thói quen ngủ nướng gần đến giờ đi làm mới dậy. Buổi trưa thì tôi cùng bạn bè kéo ra hàng quán kiếm gì ăn uống rồi vào công ty nghỉ lưng một chút để tiếp tục làm buổi chiều. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi không còn ra ngoài mua đồ ăn trưa và mang cơm tự nấu theo để ăn ngay trong công ty”.

Chị Thúy cũng thừa nhận bản thân có chút "lười biếng" khi phải thức dậy sớm để nấu ăn trong những ngày ban đầu, nhưng dần dần thành thói quen. “Ăn cơm do mình nấu dĩ nhiên là hợp khẩu vị hơn và đúng sở thích. Tôi cũng ăn uống đơn giản nên cũng không mất quá nhiều thời gian để nấu".

Không chỉ tập thói quen nấu ăn, chị Thúy còn tăng cường tập thể thao. "Hiện tại, trung bình mỗi ngày tôi dành ra ít nhất 60 phút để tập yoga theo sự hướng dẫn của thầy cô trên trang mạng xã hội”.

Cần làm gì để nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập thể thao mỗi ngày tại nhà trong mùa dịch Covid-19 để có sức khỏe tốt và thân hình đẹp

Trang Trần

Tương tự, chị Lê Thị Thảo (34 tuổi), làm công việc văn phòng cho một tổ chức xã hội gần giao lộ Nguyễn Thị Diệu-Bà Huyện Thanh Quan, P.6, Q.3 (TP.HCM), cho biết: “Mỗi ngày tôi đều mang cơm đi làm để ăn trưa"

"Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tôi hạn chế đi lại, ngoài việc đi từ nhà đến cơ quan và mua thực phẩm. Tôi nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và góp phần cùng chính quyền TP.HCM kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, tránh lây lan trong cộng đồng”, chị Thảo chia sẻ.

Còn chị Nguyễn Thị Hường (35 tuổi), nhà gần giao lộ Ngô Tất Tố-Nguyễn Văn Lạc, P.21, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết: “Trước kia mỗi lần đi chợ, tôi thường la cà, trò chuyện với người quen nhưng bây giờ thì không vì tình hình dịch bệnh. Giờ đây, tôi cần thức gì thì ra chợ mua và chạy về nhà ngay lập tức và luôn thực hiện nghiêm túc việc giữ khoảng cách phòng dịch Covid-19”.

Tin liên quan

Ngày 28/12/2017, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam

Ngày  28/12/2016, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam. 

Hội thảo có sự tham dự của đại biểu đến từ Vụ Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Vụ Tài chính ngân sách thuộc Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, chuyên gia của các Viện, Trường đại học, các tổ chức quốc tế, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành y tế.

Cần làm gì để nâng cao sức khỏe cộng đồng

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Ước tính cứ trong 10 ca tử vong ở nước ta thì có tới 7 ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi mạn tính. Tình trạng gia tăng bệnh tật và tử vong có nguyên nhân là do các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh cũng đang ở mức cao và tăng nhanh.

Theo số liệu điều tra quốc gia của Bộ Y tế năm 2015, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới mặc dù đã giảm, nhưng vẫn còn cao, chiếm 45,3%.  Hiện có tới 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa nam giới uống ở mức nguy hại. Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy trong năm 2011, tổn thất do hậu quả của sử dụng thuốc lá là 24.680 tỷ đồng. Năm 2012 riêng tổng chi phí trực tiếp cho điều trị 6 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam (trong đó có 5 bệnh liên quan đến rượu bia) đã lên tới 25.789 tỷ đồng. Như vậy chỉ hai loại tổn thất nêu trên ước tính cũng đã tương đương khoảng 1,4% GDP năm 2012 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, vấn đề về dinh dưỡng cũng tiểm ẩn những nguy cơ lớn về sức khỏe. Hơn một nửa người trưởng thành Việt Nam ăn thiếu rau, trái cây. Người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO. Khoảng 1/3 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và tỷ lệ thừa cân béo phì tăng từ 12% năm 2010 lên gần 16% dân số trưởng thành năm 2015. 

Trong thời gian qua, các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội do những căn bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng. 

Mặc dù bệnh không lây nhiễm chiếm gần 70% gánh nặng bệnh tật và tử vong nhưng bài toán khó ở đây là vẫn chưa được xác định đúng ưu tiên đúng mức trong đầu tư, phân bổ kinh phí. Trong giai đoạn 2005–2011, ngân sách nhà nước chi cho phòng chống bệnh không lây nhiễm chỉ chiếm từ 2,5% đến 3,5% tổng chi y tế quốc gia hằng năm. Từ giai đoạn 2012-2015, ngân sách nhà nước cho bệnh không lây nhiễm chủ yếu từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia y tế, luôn trong tình trạng được phân bổ rất ít và bị cắt giảm liên tục qua các năm. 

Trong tháng 9/2016, Đoàn công tác của các cơ quan Liên hiệp quốc về phòng chống bệnh không lây nhiễm đã đến làm việc tại Việt Nam đã có các khuyến nghị quan trọng, trong đó nhấn mạnh để có nguồn tài chính bền vững cần xem xét thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng từ nguồn thuế và đóng góp bắt buộc của sản xuất, kinh doanh thuốc lá, rượu bia… 

Đây cũng là biện pháp đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công và cũng rất phù hợp với chủ chương của Chính phủ Việt Nam thể hiện qua Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 và Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ thông tin, thảo luận cho ý kiến về sự cần thiết thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng, bài học kinh nghiệm của các nước, phạm vi hoạt động và cơ chế quản lý Quỹ. Các đại biểu đã thống nhất đưa ra các khuyến nghị sau:

1) Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng là rất cần thiết nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững để thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm, cụ thể như truyền thông, tư vấn nâng cao sức khỏe; tăng cường lối sống lành mạnh, hạn chế các thói quen có hại cho sức khỏe như sử dụng thuốc lá, rượu bia, thực hiện dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phát huy vai trò của cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm và quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng tăng như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, béo phì và phòng chống tai nạn giao thông...

2) Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng có nguồn thu từ khoản đóng góp bắt buộc của việc kinh doanh thuốc lá, rượu bia và các sản phẩm có yếu tố nguy cơ với sức khỏe khác.

3) Việc sử dụng Quỹ cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, có Hội đồng quản lý kiểm soát chi, chế độ kiểm toán, báo cáo chặt chẽ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về thủ tục, cơ chế quản lý và chi phí quản lý quỹ như đã từng làm đối với Quỹ Môi trường, Quỹ Viễn thông công ích, Quỹ Khoa học công nghệ và Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá...

Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng là một giải pháp hữu hiệu và được kỳ vọng sẽ tạo nên những thay đổi ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng trong tương lai nếu được xây dựng hiệu quả, đồng thời nhận được sự quan tâm đúng mức của chính phủ và nhân dân.


 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin