Chuot hamster cắn lộn thì phải làm sao

Giới thiệu về chuột HamsterNguồn gốc, phân loại chuột HamsterVào năm 1829, chuột Hamster được các nhà thí nghiệm tìm thấy và sử dụng cho nghiên cứu khoa học. Do tác động của môi trường và sự lai tập di truyền, sau nhiều năm chuột Hamster dần dần tương tác gần gũi hơn với con người. Với sự thông minh và tính gọn gàng trong lối sống của Hamster chúng dần trở thành một loài thú cưng dễ thương được nhiều người tìm hiểu để chọn mua.

Hamster là loài chuột cụt đuôi, thuộc dòng động vật gặm nhấm, chúng sinh sống ngoài tự nhiên và thường có tập tính đào hang để đuổi bắt côn trùng. Loài chuột này không phải thuộc dòng giống chuột đồng, chuột cống, chuột nhắt…mang nhiều mầm bệnh và chuyên đi phá hoại mùa màng. 

Ước tính trên thế giới có 24 loài chuột Hamster, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chỉ có 4 loài chuột tiêu biểu với tên gọi Hamster Robo, Hamster Campbell, Hamster Winter White và Hamster Bear.

Xu hướng nuôi chuột Hamster tại Việt Nam

Chuột Hamster hiện đang là một trong những loại thú cưng được nuôi dưỡng nhiều nhất hiện nay. Ngoài sự hiền lành, dễ thương thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng chuột Hamster không mất quá nhiều thời gian và chi phí như những loại thú cưng khác. Việc nuôi chuột Hamster được xem như là một thú vui cũng như là một hình thức giải tỏa căng tỏa căng thẳng sau những giờ phút làm việc mệt mỏi bởi vì không ai có thể cưỡng lại được sự đáng yêu của loài chuột béo ú này.

Hướng dẫn chi tiết cách nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu

Chuồng nuôi, đồ chơi và phụ kiện

Chuồng nuôi dành cho Hamster phải đảm bảo hàng rào che chắn tốt để Hamster không thoát ra ngoài và tránh các động vật khác làm hại đến chúng. Các loại chất liệu lồng bạn có thể tham khảo như: lồng sắt, lồng nhựa, lồng kính mica. Sử dụng kết hợp các loại lót chuồng bằng mùn gỗ hoặc xé vụn giấy để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa vi khuẩn ẩn nấp gây bệnh cho Hamster.

Chuột Hamster là một sinh vật hiếu động, tinh nghịch nên nếu không được vận động sẽ làm chúng bị suy giảm sức khỏe cả về tinh thần và lẫn thể chất một cách đáng kể. Do đó, bạn cần bổ sung thêm những món đồ chơi hoặc phụ kiện để chúng có thể leo trèo, chạy nhảy thỏa thích ở trong lồng mà không bị chán. Các món đồ chơi và phụ kiện cho Hamster phổ biến như: đồ chơi vận động (bánh xe, bóng tập thể dục,...), đồ chơi luyện hàm, cầu gỗ, mê cung,...

Thức ăn 

Hamster là loài động vật ăn tạp, vốn sinh sống ở môi trường hoang dã nên thức ăn chủ yếu của chúng là ruồi, muỗi, sâu bọ. Tuy nhiên, theo thời gian loài chuột này đã được thuần hóa. Vì vậy, thức ăn của Hamster có thể là các loại hạt, rau củ quả, hướng dương, lạc, hạt điều, thậm chí là các loại bánh ngọt, bánh mặn,...

Vệ sinh

Chuột Hamster sở hữu bản năng tự nhiên là có thể tự làm sạch bộ lông dính bụi bẩn của mình. Thông thường, người nuôi sẽ chuẩn bị cát chuyên dụng dành cho chuột để tắm cho chúng, khi cho chuột vào bên trong không gian này, chỉ cần chúng lăn lộn vài vòng là chất bẩn đã rơi ra khỏi cơ thể. Chỉ khi Hamster bị dính bẩn bởi chất độc hại khó tẩy đi hoặc vật dụng khó làm sạch dính vào lông thì mới sử dụng nước để tắm cho chúng.

Huấn luyện chuột Hamster

Việc huấn luyện chuột Hamster nghe lời khi được gọi không phải là việc quá khó khăn nhưng lại đòi hỏi sự yêu mến và kiên nhẫn cao. Khi bắt đầu huấn luyện chuột Hamster, trước tiên hãy chỉ bỏ một ít thức ăn vào bát của chúng, chọn lúc chúng đang thức giấc và cảm thấy đói để có được hiệu quả tốt nhất.

Bệnh lý thường gặp

Vì đặc điểm ngoại hình bé xíu nên cơ thể chuột Hamster rất nhạy cảm, yếu đuối và dễ mắc phải nhiều bệnh. Cũng như cơ thể người hay các loại thú cưng khác, đôi lúc các chú chuột này cũng có thể bị ốm với các bệnh thường gặp như: tiêu chảy, táo bón, cảm lạnh, sốc nhiệt, sưng mắt,...

Lưu ý khi nuôi chuột Hamster 

Hamster là giống loài khá dễ dàng sinh sản nên nếu bạn cho con đực và con cái vào chung một cái lồng thì bạn sẽ sớm nhận thấy dấu hiệu mang thai ở chuột Hamster cái. Vì vậy, hạn chế để chuột đực và chuột cái chung chuồng nếu bạn không muốn chuột cái mang thai.

Khi nuôi chuột Hamster, bạn nên chăm sóc chúng với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Không bao giờ cho Hamster ăn trái cây nhiều hoặc miếng hành tây vì những thực phẩm này có tính axit và có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa của Hamster.

Cũng giống như nơi ở của con người, ngôi nhà của chuột Hamster cũng cần được giữ sạch sẽ để chúng có thể phát triển khỏe mạnh và vui vẻ. Bạn hãy làm sạch lồng chuột Hamster một lần mỗi tuần, chỉ để lại một lượng nhỏ lót chuồng cũ để chuột Hamster nhận ra một mùi hương quen thuộc sau khi lồng được làm sạch.

Các câu hỏi thường gặp khi nuôi chuột Hamster

Vì sao chuột Hamster cắn chuồng?

Thông thường có hai lý do chủ yếu khiến chuột Hamster nhai, gặm hoặc cắn các thanh trong lồng: để mài răng giúp răng cửa mọc đều hay để truyền đạt cảm giác của chúng. Ví dụ như khi chuột Hamster đói, buồn chán hoặc căng thẳng thường có thể dành cả đêm để nhai các thanh trong lồng.

Có nên nuôi chuột Hamster trong phòng ngủ?

Những loài vật gặm nhấm như chuột Hamster sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để cuộn tròn trong giấc ngủ và trở nên hung dữ, cắn phá đồ đạc vào ban đêm. Do đó, nên đặt lồng chuột Hamster tránh xa phòng ngủ, tránh trường hợp chúng thức giấc và cắn phá làm ồn lúc bạn đang ngủ.

Cách nhận biết chuột Hamster mang thai?

Có thể nhận biết dấu hiệu của chuột Hamster khi mang thai bằng cách quan sát sự thay đổi thói quen, tính cách,... của chúng. Thông thường, chuột cái sẽ trở nên nhút nhát và hay giật mình hơn. Khi mang thai, biểu hiện của chuột Hamster cái có thể là tích trữ rất nhiều thức ăn trong tổ hoặc chúng có hành động khác thường là uống nước đặc biệt nhiều.

Nuôi một bé Hamster xinh xắn với vẻ ngoài nhỏ nhắn, đáng yêu đang là xu hướng lựa chọn thú cưng của rất nhiều người. Cleanipedia hy vọng bạn sẽ tìm hiểu được cách nuôi dưỡng và chăm sóc những chú chuột Hamster đúng chuẩn qua bài viết này. Đừng quên truy cập vào Cleanipedia để tìm hiểu thêm những mẹo chăm sóc thú cưng khác nhé!

>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.