Cổng thông tin điện tử học viện báo chí và tuyên truyền

Sau khi khảo sát một vòng thì mình thấy còn nhiều bạn trẻ mơ hồ về ngành Xuất bản điện tử của AJC. Các bạn chưa hiểu rõ ngành này sẽ học gì, cơ hội việc làm ra sao hay ra trường làm gì, ở đâu? Nếu đây là những thắc mắc của bạn về ngành học này thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Cổng thông tin điện tử học viện báo chí và tuyên truyền

Review ngành Xuất bản điện tử của AJC (Nguồn: Internet)

1. Tổng quan về ngành Xuất bản điện tử

Ngành Xuất bản điện tử tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ đào tạo sinh viên kiến thức về lý luận chính trị, lý thuyết và kỹ năng nghiệp vụ xuất bản nói chung, nghiệp vụ xuất bản điện tử nói riêng. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng tổ chức sản xuất các xuất bản phẩm điện tử trong các đơn vị nhà xuất bản, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phát hành xuất bản phẩm hay các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực xuất bản…

Tại nước ta thì Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo ngành Xuất bản điện tử chính quy hàng đầu. Chính vì vậy, nếu bạn có đam mê với những con chữ, với sách thì đây là ngành đáng để mơ ước và học tại AJC sẽ giúp bạn biến ước mơ đó thành hiện thực.

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của ngành Xuất bản điện tử có thời gian là 4 năm, gồm 200 tín chỉ tính cả các học phần thực tập và tốt nghiệp. Năm đầu các bạn sinh viên sẽ chủ yếu học các môn đại cương, những năm tiếp theo học kiến thức chuyên sâu về ngành. Đặc biệt, trong quá trình học lý thuyết các bạn sẽ được xen kẽ thực hành thông qua kiến tập tại các cơ quan, doanh nghiệp có liên kết với khoa Xuất bản của AJC.

Cổng thông tin điện tử học viện báo chí và tuyên truyền

Chương trình đào tạo được cập nhật theo xu hướng thời đại (Nguồn: Internet)

Hơn nữa, chương trình đào tạo sẽ được các giảng viên và cố vấn cập nhật liên tục giúp sinh viên có kiến thức mới và bắt kịp xu hướng của thời đại công nghệ số. Do đó, sinh viên sẽ được quan sát và trải nghiệm thực tế về công việc mình sẽ làm sau khi ra trường là như thế nào.

Môn học chuyên ngành đặc thù

  • – Lý thuyết truyền thông
  • – Cơ sở lý luận xuất bản
  • – Lịch sử xuất bản sách
  • – Ngôn ngữ truyền thông
  • – Lao động và đạo đức biên tập viên
  • – Biên tập ngôn ngữ văn bản
  • – Xuất bản sách điện tử
  • – Phát hành xuất bản phẩm
  • – Kỹ thuật công nghệ xuất bản điện tử I và II
  • – Xuất bản tạp chí điện tử
  • – Xuất bản sách nói
  • – Xuất bản sách điện tử
  • – Sản xuất video clip cho xuất bản phẩm
  • – Đồ họa xuất bản
  • – Tổ chức sự kiện xuất bản
  • – Kỹ năng viết cho truyền thông xuất bản
  • – Kinh doanh xuất bản phẩm
  • – Xuất bản tạp chí, tập san
  • – Marketing xuất bản
  • – Biên tập sách thiếu nhi
  • – Thương mại điện tử trong hoạt động xuất bản
  • – Quản lý hoạt động xuất bản trong môi trường số
  • – Danh mục xuất bản phẩm số
  • – Thư viện số
  • – Biên tập các loại sách chuyên ngành: Lý luận – chính trị, Giáo khoa, Văn học, Khoa học – kỹ thuật, Tra cứu – chỉ dẫn, Kinh tế…
  • – Cổng thông tin điện từ và trang thông tin điện tử
  • – Dữ liệu lớn trong xuất bản điện tử
  • – Các phương tiện truyền thông mới.

Ngoài ra, các bạn sinh viên con được tham gia các hoạt động ngoại khóa của Khoa cũng như của trường.

  • – Hoạt động rèn luyện để trở thành đảng viên Đảng CSVN.
  • – Chủ trì và tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên.
  • – Sinh hoạt tại các câu lạc bộ của ngành
  • – Tham gia kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại các nhà xuất bản Trung ương và địa phương; Sở Văn hoá Thông tin và Truyền thông…;
  • – Các hoạt động của Đoàn, Hội: Thanh niên tình nguyện, văn nghệ xung kích, thể dục thể thao…

3. Điểm chuẩn ngành Xuất bản điện tử

4. Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên mới ra trường ngành Xuất bản điện tử

Ngành này thường gắn liền với câu nói vui là “đếm chữ kiếm tiền” nhưng đó là một phần của thực tế. Bởi ngành này gắn liền với những con chữ, với sách vì vậy ngôn từ bạn sử dụng càng “đắt giá” thì nhuận bút sẽ càng cao. Bạn xuất bản được nhiều ấn phẩm thì thu nhập của bạn càng cao.

Một câu nói mình rất đúng khi nói về cơ hội nghề nghiệp của ngành này, đó là “Sách là tri thức, còn tri thức là còn sách, còn xuất bản.” Chính vì vậy, bạn không lo khi ra trường thất nghiệp đâu nhé. Chỉ cần bạn nỗ lực thể hiện năng lực của bản thân thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã có thể làm việc cho các nhà xuất bản rồi đó.

Cổng thông tin điện tử học viện báo chí và tuyên truyền

Tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng công việc chuyên môn cao (Nguồn: Internet)

Bởi hiện nay, nước ta có khoảng 57 nhà xuất bản mà nguồn đào tạo nhân lực khá hiếm hoi. Trong khi, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường có chất lượng đào tạo thuộc top đầu.

Các vị trí mà bạn có thể làm khi ra trường là:

  • – Chuyên viên tại các nhà xuất bản, thực hiện các công việc liên quan đến xuất bản điện tử.
  • – Nhân viên sáng tạo nội dung hay biên tập xuất bản và quản trị các cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tại các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp.
  • – Nhân viên/Chuyên viên tại các công ty cổ phần sách, công ty truyền thông – xuất bản.
  • – Chuyên viên quản trị thư viện điện tử, dữ liệu lớn của thư viện quốc gia, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đào tạo.
  • – Chuyên viên nghiên cứu, quản lý truyền thông – xuất bản trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước liên quan đến ngành Xuất bản.

Ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp ngành Xuất bản điện tử có thể theo học ở trình độ sau đại học Ngành Xuất bản hoặc các ngành truyền thông khác. Như vậy, sẽ nâng cao được trình độ, sở hữu 2 văn bằng tốt nghiệp và cơ hội nghề nghệ cao hơn.

Trên đây là bài review tổng quan của mình về ngành Xuất bản điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn học sinh đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

(BNP) – Chiều 22/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh cho giảng viên và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cổng thông tin điện tử học viện báo chí và tuyên truyền

Toàn cảnh Hội nghị.

Tại Hội nghị, 37 sinh viên cùng giảng viên Lớp quay phim K40, Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã được nghe đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy truyền đạt, thông tin tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; những thành tựu nổi bật, mô hình điển hình tiên tiến, những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiện nay. Trong đó, nhấn mạnh một số nội dung liên quan đến quá trình hình thành và phát triển tỉnh Bắc Ninh; một số kết quả nổi bật sau 25 năm tái lập tỉnh; phương hướng, mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới...

Cổng thông tin điện tử học viện báo chí và tuyên truyền

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng thông tin tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đến sinh viên.

Thông qua Hội nghị giúp sinh viên cập nhật những thông tin bổ ích, có thêm tư liệu, gắn kết các kiến thức lý thuyết được học trên lớp với các công việc cụ thể, thực tế của địa phương một cách trực quan, sinh động. Qua đó, củng cố, nâng cao kiến thức, năng lực đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Theo Kế hoạch, đoàn sinh viên Lớp quay phim K40, Khoa Phát thanh - Truyền hình cũng về nghiên cứu thực tế tại Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh.