Dịch vụ là hàng hóa có tính chất gì

Trong những năm gần đây, dịch vụ đang dần phát triển ngày càng mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam cũng như Thế giới. Vậy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu đề tài: “Dịch vụ là gì? Đặc điểm và phân loại của dịch vụ là gì?” nhé.

Dịch vụ là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “dịch vụ”, nhìn chung thì có thể hiểu dịch vụ là sản phẩm kinh tế không tồn tại dưới dạng vật thể, là các công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn để nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như kinh doanh, hoạt động tiêu dùng của cá nhân, tổ chức.

Theo quy định tại Luật giá năm 2013 thì Dịch vụ được định nghĩa: Là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là những dịch vụ tiêu dùng như dịch vụ ăn uống, dịch vụ sử chữa, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng,…

Bản chất của dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình để nhằm mục đích giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Dịch vụ có bản chất gắn liền với kết quả, hiệu suất bởi mỗi dịch vụ đề gắn với mục tiêu mang lại giá trị nào đó cho người dùng. Hiệu suất ở đây là những tiện ích và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận lại được sau khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ chính là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định, bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau; trong mỗi giai đoạn thì đối khi có thể có thêm nhiều dịch vụ phụ.

Dịch vụ là hàng hóa có tính chất gì

Đặc điểm của dịch vụ là gì?

Các đặc điểm cơ bản của dịch vụ như sau:

Tính vô hình

Tính vô hình của dịch vụ được hiểu là không thể nêm nếm, hình thấy, nghe, cảm nhận, ngửi được, không thể dùng các giác quan cảm nhận được những tính chất cơ lý hóa của dịch vụ.

Ví dụ như khi sử dụng dịch vụ sửa chữa điện, thì bản thân quá trình sửa chữa chính là một dịch vụ, không thể chạm vào hay cảm nhận được.

Không thể tách rời

Dịch vụ thường được cung ứng và tiêu dùng một cách đồng thời, khách với hàng hóa vật chất thường được sản xuất ra, nhập kho, qua nhiều giai đoạn trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng, còn dịch vụ thì được thực hiện và tiêu thụ ngay cùng lúc. Một sản phẩm hàng hóa có thể được sản xuất bởi nhà sản xuất, sau đó lấy đi và phân bổ cho nhiều người bán, còn dịch vụ thì được sản luôn tại hoặc gần điểm mua hàng và bán ra ngay lúc đó.

Ví dụ như khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng.

Không đồng nhất

Rất khó để có một tiêu chuẩn chung đánh giá chất lượng của dịch vụ. Tiêu chí đánh giá dịch vụ ở đầy hầu hết phụ thuộc vào tiêu chí của mỗi khách hàng, nhưng sự hài lòng và tiêu chí đánh giá của mỗi người lại khác nhau, hơn hết dịch vụ mang tính vô hình nên khó có được một tiêu chuẩn chung để đánh giá.

Không thể cất trữ

Nếu như các loại hàng hóa có hạn sử dụng và có thể cất trữ thì dịch vụ là vô hình nên không thể cất trữ. Ở đây bên cung cấp dịch vụ không cất trữ các dịch vụ cho khách hàng mà họ cất trữ khả năng cung cấp dịch vụ cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo. Dịch vụ chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian mà nó được cung cấp, do vậy cũng không thể sản xuất hàng loạt để chữa vào kho được.

Không thể chuyển quyền sở hữu

Khi mua một hàng hóa thì bản thân khách hàng sẽ trở hàng chủ sở hữu món hàng đó, còn khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ và các lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định.

Tính đa dạng

Hiện nay nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao nên tính đa dạng của dịch vụ cũng tăng, có thể cùng một loại dịch vụ nhưng được cung cấp bởi nhiều bên cung cấp khác nhau, đặc điểm của dịch vụ cũng khác nhau.

Sự tham gia của người dùng

Trong dịch vụ người dùng tham gia trong quá trình sản xuất, ngay cả khi người dùng không bắt buộc phải cùng một địa điểm với người thực hiện dịch vụ.

Phân loại dịch vụ

Các loại dịch vụ phổ biến hiện nay được phân loại dựa trên các tiêu chí như sau:

Xét theo phương pháp loại trừ

  • Dịch vụ y tế
  • Thương mại
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông
  • Ngân hàng, bảo hiểm
  • Kinh doanh bất động sản
  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Dịch vụ công cộng, dịch vụ khối công quyền
  • Dịch vụ đào tạo, trông trẻ
  • Vận chuyển, phân phối, lưu kho

Xét theo mức độ liên hệ với khách hàng

* Các loại dịch vụ thuần túy

  • Dịch vụ Nhà hàng.
  • Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe
  • Dịch vụ Khách sạn
  • Dịch vụ Giao thông công cộng
  • Dịch vụ Đào tạo

* Dịch vụ pha trộn

  • Dịch vụ Ngân hàng
  • Dịch vụ Bưu điện
  • Dịch vụ Du lịch.
  • Dịch vụ Chi nhánh văn phòng
  • Dịch vụ máy tính
  • Dịch vụ tang lễ
  • Dịch vụ Dịch vụ về bất động sản

* Dịch vụ bao hàm cả sản xuất

  • Dịch vụ Dịch vụ sửa chữa
  • Dịch vụ Hàng không
  • Dịch vụ Dịch vụ thương nghiệp.
  • Dịch vụ Dịch vụ khối công quyền

Vai trò của dịch vụ

Dịch vụ luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước hiện nay. Dịch vụ không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn cả với nền kinh tế của đất nước. Một số vai trò của dịch vụ như sau:

Vai trò của dịch vụ đối với doanh nghiệp

Dịch vụ đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp: Gồm nguồn thu trực tiếp từ việc cung ứng dịch vụ, nhờ có dịch vụ tốt mà doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hóa hơn, từ đó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh.

Dịch vụ chính là vũ khí cạnh tranh ở cấp độ cao nhất cho doanh nghiệp trên thương trường:

Nếu cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thì có thể dễ bị sao chép, chất lượng sản phẩm dễ bị chi phối bởi tài chính. Cạnh tranh bằng giá cả cũng dễ bị chi phối bởi thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Cạnh tranh bằng dịch vụ thì sẽ không có giới hạn, do dịch vụ khó có tiêu chuẩn hóa.

Phân biệt dịch vụ và hàng hóa dịch vụ là gì?

Bảng phân biệt dịch vụ và hàng hóa:

STT Tiêu chí Dịch vụ Hàng hóa
1 Khái niệm Là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng hóa là các vật chất có thể sờ, nắn, nhìn thấy, cả nhận được, luôn sẵn sàng để bán cho khách hàng.
2 Trạng thái thể hiện Vô hình Hữu hình
3 Quyền sở hữu Việc cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với bên bán. Khi mua hàng hóa thì quyền sở hữu món hàng đó sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua.
4 Tiêu chí đánh giá Phức tạp và không có tiêu chí cụ thể Rất đơn giản, rõ ràng và dễ dàng
5 Sự tách rời Quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra trực tiếp, đồng thời giữa người sử dụng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ. Do đó thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ là sự hài lòng của người nhận dịch vụ Giữa khâu sản xuất và tiêu thụ có sự tách rời. Thước đo đánh giá là sự ổn định về chất lượng sản phẩm.
6 Sự lưu trữ Dịch vụ không thể được lưu trữ. Hàng hóa có thể được lưu trữ dùng để sử dụng trong tương lai hoặc sử dụng nhiều lần.
7 Mối quan hệ giữ người bán và người mua Người sử dụng dịch vụ thương mại và người cung ứng dịch vụ thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài do hiệu quả của việc tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi một quá trình. Quá trình này đôi khi còn có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, có thể dẫn tới chi phí lớn. Người cung cấp hàng hóa và người sử dụng thiết lập mối quan hệ ngắn hơn hơn thương mại dịch vụ. Do hiệu quả của việc sử dụng hàng hóa đòi hỏi quả trình ngắn hơn dịch vụ thương mại.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn liên quan đến Dịch vụ là gì? Đặc điểm và phân loại của dịch vụ là gì? Nếu còn thắc mắc xoay quanh nội dung này, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6518 dể được tư vấn.

  • About
  • Latest Posts

Dịch vụ là hàng hóa có tính chất gì

Ông Hùng đã làm việc cho Hùng Sơn Law từ những ngày đầu thành lập và có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hành nghề luật sư tại Việt Nam liên quan đến các Dự án Đầu tư Nước ngoài và Trong nước; Sáp nhập và Mua lại; Luật Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ. Với những kinh nghiệm có được luật sư Hùng chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý đòi hỏi chuyên môn cao

Dịch vụ là hàng hóa có tính chất gì