Đoạn văn quy nạp là gì cho ví dụ

Quy nạp và diễn dịch là gì?

I. Định nghĩa quy nạp và diễn dịch

– Quy nạplà phương pháp đi từtrithức về cái riêng đếntrithức về cái chung, từtrithức ít chung đếntrithức chung hơn.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể lạc đà, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chung của loài lạc đà nói chung.

–Diễn dịchlà phương pháp đi từtrithức về cái chung đếntrithức về cái riêng, từtrithức chung đếntrithức ít chung hơn.

Ví dụ: Với những kiến thức chung về loài hoa, ta đi tìm hiểu cụ thể về riêng loài hoa hồng.

II. Đặc điểm của quy nạp và diễn dịch

Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch đều dẫn tớitrithức mới, từ cái biết rồi để tìm cái chưa biết, tức là khám phá ratrithức mới.

1. Quy nạp

– Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những sự vật riêng lẻ. Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại của một loại hiện tượng nào đó.

Có hai loại quy nạp:Quy nạp hoàn toàn,Quy nạp không hoàn toàn.

+ Phương pháp quy nạp hoàn toàn có tiền để bao chứa toàn bộ đối tượng của sự vật được nói đến, từ đó mà có thể rút ra kết luận chung có tính phổ biến về đối tượng.

+ Phương pháp quy nạp không hoàn toàntrước hết là phương pháp quy nạp giản đơn. Phương pháp này thông qua quan sát nghiên cứu mà tìm ra một thuộc tính nào đó ven có trong sự vật, thuộc tính đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và không có gì thay đổi. Từ đó rút ra kết luận các đối tượng thuộc loại này đều có thuộc tính như vậy. Kết luận của phương pháp quy nạp giản đơn có tính chất hoặc nhiên, nó có thể là đúng mà cũng có thể là sai. Phương pháp quy nạp khoa học khắc phục được những hạn chế của quy nạp giản đơn.

– Phương pháp quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn về những cái riêng để có đượctrithức kết luận chung. Quy nạp đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết.

– Tuy nhiên, quy nạp cũng có những hạn chế của nó, nhất là đối với loại quy nạp phổ thông theo lối liệt kê giản đơn. Thuộc tính chung được rút ra bằng quy nạp từ một số hiện tượng lại có thể không có ở tất cả các hiện tượng cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của hiện tượng và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được thuộc tính đó là tất nhiênhayngẫu nhiên.

– Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn dịch.

2. Diễn dịch

– Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đã biết. Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng và phải tuân theo các quy tắc lô-gíc, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng.

Phương pháp diễn dịchbao gồm ba bộ phận là: tiền đề, quy tắc suy luận logic và kết luận.

+ Tiền đềlà những phán đoán đã biết, chúng là căn cứ và lý do để suy luận.

+ Quy tắc suy luận logiclà kết cấu hình thức phải tuân theo trong quá trình suy luận. Kết luận là phán đoán được rút ra từ tiền đề theo những quy tác của logic, là kết quả của toàn bộ quá trình suy luận.

+ Kết luậncủa phương phápdiễn dịch tất nhiên đã ẩn chứa ỏ trong tiền để, nhưng không vì thế mà cho ràng phương pháp diễn dịch không mang lại điểu gì mới mẻ. Trên thực tê phương pháp diễn dịch đã góp phần xác định rõ kết luận và đã trả lời một cách trực tiếp điều mà tiền đề không trực tiếp trả lời. Như vậy, trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

– Nếu quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm thì diễn dịch là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng. Phương pháp diễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các khoa học lý thuyết như toán học…

Ngàynay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng trong khoa học các phương pháp như phương pháp tiên đề, phương pháp giả thuyết – diễn dịch.

II. Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch

– Mặc dù quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức có chiều hướng đối lập nhau, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, làm tiền đề cho nhau, cái này đòi hỏi cáikiavà bổ sung cho cáikia.

Do đó, không nên tách rời quy nạp và diễn dịch, cường điệu phương pháp này mà hạ thấp phương phápkiavà ngược lại. Chúng phải đi đôi với nhau nhưtổng hợp và phân tích. Ta phải sử dụng mỗi cái đúng chỗ và chỉ như vậy thì mới có thể góp phần nhận thức được đúng đắn sự vật, hiện tượng.

– Nhờ khái quát các tài liệu kinh nghiệm đã được tích lũy, quy nạp chuẩn bị căn cứ để dự kiến về nguyên nhân các hiện tượng nghiên cứu, về sự tồn tại một mối liên hệ tất yếu nhất định.

Còn diễn dịch thì luận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng con đường quy nạp, loại trừ tính không chắc chắn của những kết luận ấy và biến chúng thành nhữngtrithức tin cậy.

Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung, còn diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nập và diễn dịch trong nhận thức và nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi: Văn quy nạp là gì?

Trả lời:

Quy nạp có thể hiểu là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Đoạn văn là gì?

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được quy ước bắt đầu từ chỗ viết hoa thụt đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Về mặt nội dung, đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn. Thông thường, nhiều câu văn tạo thành đoạn văn. Mỗi đoạn văn diễn đạt một ý của văn bản, giữa các đoạn văn trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản.

2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn

2.1 Diễn dịch

- Đây là cách trình bày đi từ ý chung, khái quát đế các chi tiết, cụ thể làm sáng tỏ cho ý chung, ý khái quát đó. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn, các câu sau triển khai làm rõ ý cho câu chủ đề.

- Ví dụ:Đẹp nào bằng cảnh sắc thiên nhiên Sapa lúc xuân sang. Thời tiết lúc này bắt đầu ấm lên, không khí trong lành hơn, bầu trời cũng trở nên quang đãng. Khắp nơi là hình ảnh hoa đào, hoa mận… tranh nhau khoe sắc khắp núi rừng Tây Bắc.

2.2 Quy nạp

- Đây là cách trình bày đi từ ý cụ thể, chi tiết đến ý chung, ý khái quát. Câu chủ đề đứng cuối mỗi đoạn văn. Trước câu chủ đề có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp mang ý tổng kết khái quát như: tóm lại, vì vậy, cho nên,…

- Ví dụ:Trái ngược với cái nóng đến cháy da ở phần còn lại của Việt Nam. Mùa hạ tại Sapa mát mẻ, dịu nhẹ hơn nhiều, bởi vậy nó được ví như Châu Âu thu nhỏ giữa lòng miền Bắc. Màu lúa xanh ngập tràn khắp những cánh đồng bậc thang tạo khung cảnh thật thanh mát. Tất cả, tạo lên một mùa hạ đầy sống động chốn núi rừng Sapa.

2.3 Tổng – Phân – Hợp

- Đây là phương pháp phối hợp giữa diễn dịch và quy nạp. Ngoài câu chủ đề đặt ở đầu đoạn ra còn có câu kết có hàm ý khái quát, tổng kết và nhấn mạnh về chủ đề đoạn văn. Những câu triển khai là các câu chứa ý phụ, được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,…

- Ví dụ:Mỗi một mùa, Sapa lại khoác trên mình mỗi nét đẹp riêng biệt. Một Sapa ngập tràn sắc hoa ngày sang xuân. Một Sapa xanh bạc ngàn của lúa khi hè về. Một Sapa nhuộm vàng khi thu đến. Một Sapa tuyết phủ trắng cả bầu trờinhững ngày đông ghé. Tất cả, khắc họa một bức tranh Sapa đẹp cả bốn mùa.

3. Các bước viết đoạn văn hay

+ Bước 1: Đọc kỹ đề bài

+ Trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung. Từ đó xem đề yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về dạng bàiTư tưởng đạo lýhayHiện tượng đời sống.

+ Xác định xong dạng bài nghị luận xã hội, các em viết dàn ý mẫu của dạng bài đó.

Ví dụ được trích từ Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David MCullough.

“Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải.

Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế“.

Câu nghị luận xã hội cho là: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”

Như vậy, để có thể làm tốt dạng bài nghị luận – xã hội các em cần đọc kỹ phần đọc hiểu. Có như vậy, các em mới nắm bắt được những ý tác giả muốn nói tới. Cùng cảm nhận thế giới và cảm nhận thái độ ứng xử văn hóa trước thế giới, trước cuộc đời.

+ Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

Giống như phần mở bài vậy, câu mở đoạn phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì? Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu.

Cách xây dựng câu mở đoạn: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không dẫn nguyên câu thì trích vào cụm từ khóa).

Ví dụ theo đề trên ta có thể viết như sau:

Thành công luôn là khao khát của mỗi con người trên hành trình chinh phục những ước mơ và khát vọng – nhưng khi lên đến đỉnh của thành công, điều quan trọng nhất vẫn là để“ngắm nhìn thế giới” chứ không phải là để cho ai đó nhận ra mình.

+ Bước 3. Cách triển khai ý ở thân bài

+ Đi thẳng vào vấn đề: Giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản).

+ Bàn luận, phân tích:

– Đặt ra các câu hỏi vì sao , tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

– Đưa ra dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

– Quan điểm của mình về vấn đề đó, đồng tình hay không đồng tình, phân tích theo quan điểm đó.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Dung lượng từng phần( tham khảo)

+ Giải thích 4 dòng

+ Bàn luận 12 dòng

+ Mở rộng vấn đề – 4 dòng

+ Bài học – 5 dòng

Bước 4: Cách viết kết đoạn bài nghị luận 200 từ( 2-3 dòng)

+ Liên hệ với bản thân.

+ Liên hệ với những vấn đề tương tự. Hoặc mở rộng vấn đề, có thể kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng.