Em hiểu câu nói của người bố như thế nào

2. Em hiểu câu nói của bố Thành như thế nào?

Bài làm:

Bố của Thành đã nói: "Người làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại".

Em hiểu câu nói của bố Thành là: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, không ngần ngại hiểm nguy.

Cập nhật: 07/09/2021

Bài đọc

Đôi bạn

1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.

   Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa.

2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :

- Cứu với !

Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên cậu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ.

3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo :

- Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

NGUYỄN MINH

Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi.

Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người.

Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.

Loigiaihay.com

Các câu hỏi tương tự

Em hiểu câu nói của Ba bạn Nga như thế nào ?

II. Tập làm văn (5 điểm )

Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu để kể về gia đình, dựa vào các câu gợi ý sau:

- Gia đình em có bao nhiêu người?

- Bố mẹ em làm nghề gì?

- Tính tình của bố mẹ em như thế nào?

- Cảm giác của em khi sống trong gia đình thấy thế nào?

Em hiểu thế nào là "Bà Chúa của các bãi tắm" ?

Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về một người hàng xóm mà em quý mến

Gợi ý

a, Người đó tên là gì , bao nhiêu tuổi ?

b, Người đó làm nghề gì ?

c, Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?

d, Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?

Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? nói về các bạn trong lớp em

Những câu hỏi liên quan

Qua câu nói của Bà Triệu (SGK, trang 56), em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?

Em hiểu thế nào về câu nói của nhân dân ta gọi Quang Trung là “Người anh hùng áo vải”.

Bài Làm:

Bố của Thành đã nói: "Người làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại".

Em hiểu câu nói của bố Thành là: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, không ngần ngại hiểm nguy. 

Người bố, qua câu nói cuối chuyện này, đã tỏ lòng khâm phục, quý trọng và biết ơn những người nông thôn vì họ luôn tốt bụng, rộng lượng, thương người và sẵn sàng xả thân cứu giúp người khác.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tìm các chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình.

Xem đáp án » 20/06/2020 1,888

Mến thấy thị xã có gì mới lạ ?

Xem đáp án » 20/06/2020 628

Mến có hành động gì đáng khen ?

Xem đáp án » 20/06/2020 440

Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?

Xem đáp án » 20/06/2020 260

Em hiểu câu nói của bố Thành như thế nào?

2.Em hiểu câu nói của bố Thành như thế nào?

Bài làm:

Bố của Thành đã nói: "Người làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại".

Em hiểu câu nói của bố Thành là:Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, không ngần ngại hiểm nguy.