Giáo viên làm gì khi học sinh yêu sớm

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tác động của môi trường, chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng tác động lên các cá thể làm con trẻ dậy thì sớm hơn. Người xưa có câu “nữ thập tam, nam thập lục” nhưng thực tế hiện nay, con trai từ 14 – 15 tuổi và con gái từ 10 – 12 tuổi đã bắt đầu dậy thì. Ở tuổi dậy thì, con bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lí, kỹ năng sống trẻ em, con thích tâm sự trò chuyện cùng bạn bè và thích cảm giác được quan tâm từ bạn khác giới. Ngoài ra, với sự phát triển dày đặc của các trang mạng xã hội, phim ảnh đã tác động đến nhận thức của các em, các em tò mò và bắt đầu có tình cảm với người khác giới.

Giáo viên làm gì khi học sinh yêu sớm
Hãy để tình yêu tuổi học trò trở thành tình yêu tích cực

Thực tế cho thấy rất nhiều câu chuyện tình dưới ghế nhà trường thường không đi đến đích và thậm chí để lại rất nhiều bài học đau thương: Bỏ học, bỏ nhà ra đi vì mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh truyền nhiễm, tự kỉ và thậm chí là tự tử… Nhiều câu chuyện gây chấn động dư luận làm cho phụ huynh càng thêm hoang mang khi phát hiện con cái của mình bắt đầu có tình cảm đặc biệt với một bạn khác giới. Đa phần các phụ huynh chỉ đều nhìn thấy mặt trái, mặt tiêu cực của tình yêu tuổi học trò và không đồng ý cho con của mình yêu ở độ tuổi này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục kỹ năng sống trẻ em. Phụ huynh thường không nhìn ra mặt tích cực của tình yêu tuổi học trò, đó là động lực để con học tốt hơn, con chỉn chu hơn, bắt đầu biết quan tâm đến bản thân và mọi người hơn.

Vậy “tình yêu tuổi học trò” đúng hay sai, nên hay không nên? Cha mẹ phải làm gì khi phát hiện con “yêu sớm”?

Nếu ở độ tuổi này, cha mẹ quá gắt gỏng hay cố ý ngăn cản chuyện tình cảm của con trẻ thì không những không đạt hiệu quả mà còn phản tác dụng. Trẻ sẽ càng cố chấp và càng muốn đi ngược lại với những lời cha mẹ. Do vậy, trong tình huống này cha mẹ cần khéo léo và nhạy bén.

1. Bình tĩnh và chấp nhận tình yêu đó một cách nhẹ nhàng.

Thay vì cáu gắt khi con yêu sớm, cha mẹ hãy bình tĩnh và chấp nhận tình cảm của con một cách nhẹ nhàng nhất. Cha mẹ hãy lùi lại một bước, tĩnh tâm lại một chút trước khi hành động quá khắt khe với con. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống trẻ em. Các bậc phụ huynh nên nhớ rằng tâm lý trẻ ở lứa tuổi dậy thì, nếu bạn càng cấm đoán trẻ thì sẽ khiến trẻ nảy sinh ra trạng thái tâm lý chống đối bạn. Vừa khiến cho trẻ phát triển suy nghĩ theo lối tiêu cực, vừa khó có thể dẫn dắt, giáo dục cháu. Hãy tạo niềm tin cho trẻ rằng mình hoàn toàn là những ông bố bà mẹ tâm lý để trẻ có thể hoàn toàn tin tưởng mình.

Giáo viên làm gì khi học sinh yêu sớm
Cha mẹ đừng ngăn cản và hãy chấp nhận một cách nhẹ nhàng

2. Trở thành bạn của con ngay và luôn.

Đây là một phương pháp giáo dục kỹ năng sống trẻ em vô cùng hiệu quả, nếu phụ huynh nào chưa trở thành bạ với con thì thật đáng buồn và nên thay đổi ngay lập tức. Lứa tuổi dạy thì, trẻ có xu hướng muốn tâm sự với bạn nhiều hơn với cha mẹ, thậm chí nghe bạn bè hơn cha mẹ. Do vậy nếu cha mẹ có thể làm bạn với trẻ thì thật tốt. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ, dễ dàng đưa ra lời khuyên dàng cho trẻ; đồng thời trẻ cũng cảm nhận rằng chúng được tôn trọng, thấu hiểu và quan tâm hơn đến những gì bạn nói.

3. Chia sẻ với con câu chuyên teen của mình.

Tình yêu tuổi học trò không còn là hiện tượng mới lạ. Nếu chưa biết nói chuyện với con của mình như thế nào, hãy bắt đầu chia sẻ với con về những câu chuyện tuổi teen của mình, về mối tình cấp 2 chẳng hạn… Hãy để cho trẻ thấy mình đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc của con. Hãy hướng con đến những mặt tích cực của tình yêu tuổi nổi loạn chứ không phải những mặt tiêu cực như các con và mọi người đọc được trên báo mạng.

Giáo viên làm gì khi học sinh yêu sớm
Hãy chia sẻ với con về những câu chuyện tuổi teen của bố mẹ

4. Không đè nặng mặt trái của tình yêu học trò.

Đa số các phụ huynh thường đè nặng mặt trái của tình yêu tuổi học trò và cho đó là cơ sở để ngăn cấm, ép buộc con không được yêu khi còn đang trên ghế nhà trường. Lo lắng cho con, sợ con vướng phải những mặt trái của yêu sớm là không sai, nhưng hãy là những vị phụ huynh nhạy bén, tinh tế. Để cải thiện kỹ năng sống trẻ em, vấn đề tâm sinh lí của con, cha mẹ không nên quá đè nặng mặt trái của tình yêu tuổi học trò mà cấm đoán, hãy cho con thấy những mặt tích cực của tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và tránh xa những biểu hiện tiêu cực của tình yêu.

Khát khao yêu và được yêu là một biểu hiện tâm sinh lý bình thường, vì vậy cha mẹ không nên quá đặt nặng và xử lí gay gắt mà nên bình tĩnh, khéo léo để trở thành bạn của con và đưa cho con những lời khuyên hợp lí. Hãy giúp con biến tình yêu trở thành động lực cùng tiến bộ. Ngoài ra, để trẻ được phát triển đúng cách nhất ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, chương trình FasTracKids STEM,… Trẻ sẽ được tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với từng độ tuổi để cùng nhau phát triển tốt các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21.

Theo cô Ngô Thị Thu Hiền – Giáo viên kỹ năng sống tại CLB Kỹ năng sống Cara

Những ngày qua, loạt bài Con đang học biết yêu, có đáng lo? của Báo Thanh Niên nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, giáo viên, những chuyên gia tâm lý. Còn những học sinh, những bạn trẻ đang yêu nói gì về điều này?

“Em học lớp 7 đã biết thích một bạn rồi. Bây giờ thì là mối tình đầu tiên. Em thấy em không phải là cá biệt, lớp em cũng nhiều bạn đã có bạn gái. Ba em trước đây thì cứ 'chọc' em, sao chưa có bạn gái à, phải có nhanh lên chứ. Khi em có bạn gái thì ba mẹ cũng biết. Ba còn hay mách em phải lấy lòng bạn như thế nào, làm sao để bạn hết giận. Ba mẹ đều nói, yêu cũng được, không yêu cũng được, miễn là con cảm thấy vui vẻ. Và hãy cố gắng để cùng học tốt, cùng tốt lên chứ không phải cùng xấu đi. Em thấy tình yêu như chất xúc tác để cả hai cùng cố gắng học tốt hơn. Kiểu như, “đôi bạn cùng tiến” vậy. Ví dụ học sinh lớp chuyên toán, yêu bạn lớp chuyên tiếng Anh, thì bổ trợ giúp đỡ lẫn nhau những môn mà mình giỏi, để cả hai cùng học tốt hơn”, T., học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1 nói với chúng tôi trong khi chờ ba tới đón trước cổng trường.

“Em thích những bạn gái có những điểm tương đồng với mình, dễ chia sẻ, nói chuyện. Học tập cuối cấp rất căng thẳng, nếu có bạn bè cùng động viên nhau học, mình cũng cảm thấy có động lực hơn, thích đến trường hơn”, T. nói.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, “có chuyện nếu chia tay nhau, một trong hai hoặc cả hai sẽ học kém đi vì buồn bã, thất tình không?”. T. cho biết: “Có thể, nhưng không phải là trường hợp của em. Vì khi mình chia tay bạn đó rồi, mình sẽ phải chứng tỏ, không có bạn ấy mình vẫn sống tốt, phải học giỏi hơn, thành đạt hơn để bạn thấy tiếc”.

Đứng cạnh T., người bạn của T., cũng là học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du, cho biết dù em chưa có bạn gái nhưng cha mẹ cũng rất cởi mở với việc con biết yêu sớm. Em này nói: “Ba mẹ cũng hay hỏi, nếu em có bạn gái, hay thích bạn nào thì cứ kể, ba mẹ sẽ không la mắng. Em thì chưa thích ai cả. Nhưng nếu em thích ai cũng sẽ không giấu. Em nghĩ 15 tuổi, học sinh biết rung động trước bạn khác phái, nhất là những bạn ngoại hình ưa nhìn, học giỏi, cùng một sở thích với mình như đàn, hát hay chơi thể thao thì là chuyện bình thường”.

Giáo viên làm gì khi học sinh yêu sớm

Tuổi học trò là những năm tháng đẹp nhất. Trong ảnh: những nữ sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội trong ngày bế giảng năm học

Bảo Vy

Chia sẻ với chúng tôi, em C.Q.V, học sinh giỏi, học lớp 12 Trường THPT Bình Phú, Q.6, TP.HCM, thì cho hay em có mối tình đầu vào lớp 11 và chuyện này cũng được cả ba và mẹ biết, cả ba và mẹ đều không phản đối, mà chỉ đặt điều kiện “miễn là vẫn học tốt, cả hai phải phấn đấu thi đậu trường ĐH xịn”.

“Từ cá nhân em thì em thấy rằng, chuyện tình cảm học đường, học sinh biết yêu không ảnh hưởng tới kết quả học tập theo chiều hướng xấu đi. Em thấy mình không bị tác động nhiều bởi chuyện yêu và học. Hai cái này khác nhau mà. Yêu thì vẫn yêu, học thì vẫn học. Làm sao để yêu vào lại học tốt hơn, thì dễ thuyết phục được phụ huynh hơn”.

'Tôi vẽ cho hươu chạy đúng đường'

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, thầy Võ Như Dũng phụ trách Đoàn thanh niên, Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, cho hay: “Dưới góc độ là một người cha, một phụ huynh có con nhỏ, tôi thấy rằng nói về chuyện tình yêu thì khó mà có thể làm chủ con tim mình được. Nếu cha mẹ càng cấm đoán con thích và yêu ai, thì con càng giấu giếm, không dám kể và nói cho mình biết, trong khi con vẫn yêu, thì phải làm sao? Do đó, là một người cha, sau này tôi cũng sẽ nói chuyện với con, tình cảm với bạn khác giới ở lứa tuổi học sinh cần đi đúng giới hạn, không vượt quá mức, không có những hành vi phản cảm ở trường học”.

Thầy Võ Như Dũng cho biết thầy cũng thẳng thắn tư vấn, nói chuyện với các học sinh về chuyện tình yêu học đường, tình yêu với bạn khác giới, cả những lời khuyên về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. “Nhiều người nói với tôi là nói những chuyện đó không phù hợp, là 'vẽ đường cho hươu chạy', tôi thì nghĩ rằng, mình cần phải 'vẽ đường cho hươu chạy đúng', còn hơn nhìn nó đi lạc, chạy lung tung thì còn khổ hơn. Nếu chúng ta không dạy giới trẻ, các bạn ấy cũng tự mày mò, tìm hiểu những thứ đó trên internet, mà giữa biển thông tin thì biết đâu đúng, sai. Chẳng thà như vậy, ta cung cấp những thông tin hữu ích để các em đi đúng đường chẳng phải hơn sao?”, thầy Võ Như Dũng đặt câu hỏi.

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Ở giai đoạn này, trẻ có sự chuyển biến lớn về hành vi cư xử đối với cha mẹ, bạn bè, nhất là trẻ bắt đầu biết rung động với bạn khác giới.

Con biết yêu khi còn đi học, cha mẹ sẽ làm gì? Lo lắng thái quá, ngăn cản, cấm đoán con yêu hay dạy con yêu đúng, để con hướng đến những mục tiêu tốt đẹp, trưởng thành hơn... Và dù có quyết định thế nào đi nữa, thì cách quan tâm, giáo dục của cha mẹ trong thời điểm này là điều vô cùng quan trọng.

Xung quanh chủ đề Con biết yêu khi còn đi học, có đáng lo?, bạn đọc có thể gửi những câu chuyện, những chia sẻ của mình về địa chỉ . Các bài viết của bạn đọc được đăng tải trên Thanh Niên Online sẽ được chi trả nhuận bút theo quy định của báo.

Tin liên quan