Hậu quả của khai thác rừng bừa bãi là gì

Hãy thực hiện các yêu cầu sau: Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng. Em hãy kể tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta đang được bảo vệ tốt. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo về khu rừng đó?

Nội dung chính Show

  • Diện tích rừng tự nhiên tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp 
  • Hậu quả của nạn chặt phá, “ăn của rừng”
  • Trelife - nội ngoại thất từ vật liệu tre, giảm thiểu chặt phá rừng tự nhiên bảo vệ môi trường
  • 1. Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi
  • 1.1. Gây xói mòn đất
  • 1.2. Ảnh hưởng lớn đa dạng động vật
  • 1.3. Gây ra thiên tai, lũ lụt
  • 1.4 Làm biến đổi khí hậu
  • 2. Hành vi phá rừng bị xử phạt như thế nào?

Đề bài

Hãy thực hiện các yêu cầu sau:

- Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng

- Em hãy kể tên một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta đang được bảo vệ tốt. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo về khu rừng đó?

Lời giải chi tiết

Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật.

Một số khu rừng nổi tiếng ở nước ta đang được bảo vệ tốt ở Việt Nam: Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Ba Bể, Cát Bà, Bạch Mã, Bến En, Yooc Đôn, Cát Tiên, Côn Đảo, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Rừng ngập mặn Đất mũi Cà Mau...

Chúng ta phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng bằng cách kết hợp giữa khai thác, bảo vệ và trồng rừng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tại bão lũ do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

Diện tích rừng tự nhiên tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp 

Tổng cục Lâm nghiệp đã thống kê rằng: Trung bình mỗi năm diện tích rừng ở nước ta giảm 2.430ha. Trong 4 năm từ năm 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha

Hậu quả của khai thác rừng bừa bãi là gì

Diện tích rừng tự nhiên tại Việt Nam ngày càng bị thu hẹp 

Viện Điều tra và quy hoạch rừng đã nhận định, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên tại nước ta bị giảm sút là do việc khai thác rừng và sử dụng gỗ tự nhiên bất hợp pháp. Chính việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức đã khiến nước ta phải liên tục hứng chịu những thảm họa từ tự nhiên, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Thực tế là diện tích rừng phòng hộ ở nước ta hiện nay đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là sự gia tăng nhanh chóng của diện tích rừng sản xuất. Nguyên nhân chính được xác định là do người dân đốt rừng làm nương rẫy và khai thác rừng tự nhiên trái phép. Báo cáo của Cục Kiểm lâm cho biết: tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta ngày càng phức tạp khiến cho cơ quan chức năng rất khó phát hiện.

Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5.459.785 ha, tuy nhiên đến năm 2019 toàn khu vực Tây Nguyên có 3.239.600ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng chiếm 2.559.596 ha. Đây là một con số đáng báo động trước nguy cơ của thiên nhiên của cả khu vực duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Hậu quả của nạn chặt phá, “ăn của rừng”

Rừng có vai trò to lớn trong việc chắn gió, cản sức nước. Rừng góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Rừng cũng góp phần hút nước lũ. Khi ta chặt phá rừng tức là đã giết chết đi ‘người hùng’ thiên nhiên ấy.

Hậu quả của nạn chặt phá, “ăn của rừng”

Hậu quả của việc ấy là tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi trường,… Theo số liệu thống kê của tổng cục chống thiên tai, trung bình mỗi năm nước ta phải hứng chịu 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất. Khu vực phải hứng chịu nhiều nhất là vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. 

Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài mà lại không có rừng đầu nguồn bảo vệ là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá và cả tính mạng, tài sản của con người. 

Theo dự báo mưa lũ xảy ra ở nước ta sẽ có xu hướng ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại trực tiếp đến cuộc sống con người, nền kinh tế đất nước nếu không tìm được ra giải pháp bảo vệ rừng.

Trelife - nội ngoại thất từ vật liệu tre, giảm thiểu chặt phá rừng tự nhiên bảo vệ môi trường

Tre phát triển rất nhanh chóng, không những thế tre rất dễ thích nghi với mọi môi trường sống như: khô cằn, sỏi đá, bờ ao. Chính vì thế diện tích rừng tre trên thế giới lên tới 37 triệu hec-ta, mang lại lợi ích kinh tế cao. 

Trelife - nội ngoại thất từ vật liệu tre, giảm thiểu chặt phá rừng tự nhiên bảo vệ môi trường

Từ 3-5 năm, tre đã có thể thu hoạch, trong khi gỗ tự nhiên để có thể thu hoạch thì cần tới 10 - 20 năm. Như vậy, khả năng tái ính của tre là rất cao. Do đó, thay vì sử dụng nội, ngoại thất từ gỗ. Hãy sử dụng vật liệu tre để góp phần giảm thiểu việc khai thác gỗ trái phép. Không có cầu thì sẽ không có cung. Chắc chắn, diện tích rừng tự nhiên sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Chúng tôi cam kết

  • Bảo hành - Bảo trì trọn đời. Tất cả các sản phẩm TRELIFE đều có chứng chỉ về chất lượng và an toàn sức khỏe.
  • Thi ng chuyên nghiệp. Đem đến cho khách hàng phương án thi ng chuyên nghiệp, nhanh chóng, đúng hạn.
  • Chất lượng hàng đầu. Chăm sóc ng trình cẩn thận, nhiệt tình, chu đáo trọn đời sản phẩm.
  • Giá cả ưu đãi hợp lý với mọi khách hàng.

Quý khách quan tâm về dòng sản phẩm từ tre này, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi.  

ng ty CP CND TRELIFE Việt Nam chúng tôi luôn ở đây, sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Thông tin liên hệ: 

TRELIFE - SÀN TRE DẪN ĐẦU CHẤT LƯỢNG

Địa chỉ: Nhà E1, Số 6 Đăng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội 

Website: https://trelife.vn/

Hotline: 094 358 89 33

Hay nhất

Gây ra những trận lũ lụt

Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

Động vất và thực vật quí hiếm bị giảm

Rừng là tài nguyên tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho trái đất nên rất rất cần được bảo vệ. Vì vậy hành vi hủy hoại rừng rất rất cần được lên án. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ tác hại của việc phá rừng và biện pháp xử lý hành vi phá rừng.

1. Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi

1.1. Gây xói mòn đất

Rừng đóng vai trò như lớp bảo vệ mặt đất. Khi con người chặt phá rừng, những khu rừng lớn, xói mòn đất có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Ở một số khu vực, đất bị xói mòn có thể dẫn đến những trận lở bùn, đất thảm khốc.

Xói mòn có thể làm tắc nghẽn đường dẫn nước và gây hư hỏng các công trình thủy điện và cơ sở hạ tầng thủy lợi. Ở một số khu vực khác, các vấn đề xói mòn đất do phá rừng dẫn đến các vấn đề canh tác và mất điện.

Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi.

1.2. Ảnh hưởng lớn đa dạng động vật

Việc phá rừng làm mất đi môi trường sống cho động vật hoang dã, nhiều loài động vật rơi vào tuyệt chủng vì không có nơi để sinh sống và phát triển.

Bên cạnh đó việc phá rừng, đốt rừng cũng làm chết số lượng lớn những loài động vật. Tiêu biểu như vụ cháy rừng ở Úc làm chết hàng loạt loài động vật. Từ đó làm giảm đa dạng sinh học, tuyệt chủng các giống loài quý hiếm, mất cân bằng hệ sinh thái.

1.3. Gây ra thiên tai, lũ lụt

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Việc phá rừng gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

1.4 Làm biến đổi khí hậu

Một trong những ảnh hưởng đến chúng ta nhiều nhất là nó làm tăng hiệu ứng nhà kính, vì không có quá nhiều cây xanh có thể hấp thụ khí CO2 thải ra và do đó làm giảm lượng khí trong khí quyển.

Việc biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả khó lường cho trái đất. Khí hậu thất thường khó phát triển nông nghiệp, băng tang nhanh, dịch bệnh tăng cao….

2. Hành vi phá rừng bị xử phạt như thế nào?

Phá rừng chiếm đất.

 Xử phạt hành chính: Quy định tại Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP nêu rõ:

“Hành vi chặt, đốt, phá rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:”

Mức phạt hành chính chia ra rất nhiều khung tùy vào hậu quả của hành vi chặt phá rừng gây ra, loại rừng mà hành vi chặt phá rừng xâm phạm và chủ thể của hành vi:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

Hình phạt bổ sung có thể áp dụng như: Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán; tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng; hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương.

Xử lý hình sự:

Đối với cá nhân

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân:

  • Khung cơ bản: phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  • Khung tăng nặng:

+ Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

+ Khung tăng nặng thứ hai: phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Khung tăng nặng thứ ba: đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.