Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp. Đây là Di tích Quốc gia đặc biệt thứ 3 của huyện Phúc Thọ, sau Đền Hát Môn, xã Hát Môn và Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang.

Khảo sát mới đây của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phúc Thọ chỉ ra, trên địa bàn huyện hiện có 6 di tích Quốc gia đang xuống cấp. Cụ thể gồm: Đình Thuấn Nhuế Nội (xã Tam Thuấn); đình Hạ Hiệp (xã Liên Hiệp); miếu Giáo Hạ (xã Ngọc Tảo); đền Long Đại (xã Long Xuyên); miếu Thanh Chiểu (xã Sen Chiểu); chùa Bà Tề (xã Hiệp Thuận). Đánh giá hiện trạng cho thấy, nhiều hạng mục thuộc các di tích nêu trên đều đang bị xuống cấp đại bái, tiền tế, hậu cung, miếu chính, tam bảo...

“Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có ý kiến chấp thuận xử lý phần hoành, rui, mái hạng mục hậu cung - tiền tế… cho các di tích. Ngoài miếu Thanh Chiểu được bố trí 1 tỷ đồng để tu sửa, 5 công trình còn lại được bố trí 1,5 tỷ đồng” - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phúc Thọ Lê Tiến Hải cho biết.

Ngoài 6 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, huyện Phúc Thọ còn 3 di tích cấp TP Hà Nội cũng sẽ được hỗ trợ vốn đầu tư tu sửa là: Đình Phú Châu (xã Xuân Phú); chùa Phúc Trạch (xã Võng Xuyên); chùa Tuy Lộc (xã Trạch Mỹ Lộc). Mỗi công trình được hỗ trợ 1 tỷ đồng để tu sửa, nâng cấp phần hoành, rui, mái hạng mục đại bái - hậu cung…

Theo đại diện Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Phúc Thọ, các công trình sẽ được tu sửa trong năm 2022. UBND huyện Phúc Thọ chịu trách nhiệm về danh mục và hạng mục di tích đề xuất tu sửa cấp thiết nêu trên, bảo đảm phù hợp với hiện trạng xuống cấp của các di tích và không trùng lắp với dự án đầu tư của các dự án khác. Huyện cũng sẽ bảo đảm cân đối nguồn lực và đối ứng thực hiện dự án trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án lớn hơn phần dự kiến ngân sách TP hỗ trợ.

Hiện, UBND huyện Phúc Thọ đang triển khai thực hiện thủ tục, hồ sơ thẩm định tu sửa cấp thiết chống xuống cấp di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa, báo cáo Sở Tài chính, Sở VH-TT, trình TP bố trí vốn theo quy định…

Đại diện UBND huyện Phúc Thọ cho biết thêm, vừa qua đoàn liên ngành của huyện đã tiến hành kiểm tra, rà soát hiện trạng di tích trên địa bàn các xã, thị trấn. Qua kiểm tra thực tế, nhiều di tích hiện cũng đang bị xuống cấp; không ít hạng mục không còn công năng sử dụng. Kết quả rà soát sẽ là cơ sở để huyện đề xuất UBND TP Hà Nội hỗ trợ kinh phí tu bổ, tôn tạo trong giai đoạn 2022 - 2025.

UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp. Đây là Di tích Quốc gia đặc biệt thứ 3 của huyện Phúc Thọ, sau Đền Hát Môn, xã Hát Môn và Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang.

Đình Hạ Hiệp là một trong số những ngôi đình cổ nổi tiếng của huyện Phúc Thọ, và cũng là công trình có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc nghệ thuật đình làng Việt Nam. Ngôi đình nằm ở vị trí trung tâm làng, quay về hướng Tây Nam, với đầy đủ các hạng mục cơ bản như nghi môn, tả hữu mạc, sân và giếng bán nguyệt; tòa tiền tế kết hợp với đại đình tạo thành bố cục mặt bằng theo theo kiểu “Tiền Nhất hậu Đinh”.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Đình Hạ Hiệp phụng thờ Thành hoàng là tướng quân Hoàng Đạo - một danh tướng tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trong những năm 40 - 43. Ngài được phong là Trung đẳng thần Hiển Đức Chí Công và được Trưng Vương cho hưởng thực ấp ở làng Hạ Hiệp.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Đình Hạ Hiệp là một ngôi đình đặc biệt nằm trong vùng xứ Đoài. Vì thế mà ngôi đình này có đầy đủ những nét đặc trưng về kiến trúc và mỹ thuật truyền thống của xứ Đoài.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Vì có bộ mái cao lớn mà kiến trúc đình có thêm hệ ván nong trang trí lớn dưới xà thượng. Đây là vị trí mà các nghệ nhân xưa thỏa sức thể hiện tài nghệ, tạo thành những tác phẩm điêu khắc cầu kỳ chạy xung quanh trong đình như một “không gian trưng bày nghệ thuật chạm khắc gỗ”.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Các đề tài chạm khắc của đại đình không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao mà còn đa dạng về đề tài như người, tiên, rồng và linh thú khác, các cảnh sinh hoạt đời thường ở làng xã như lễ hội, đi săn; các trò chơi dân gian như đá cầu, đấu vật, đánh cờ… Tất cả cho thấy đây đều là phong cách mỹ thuật của vùng xứ Đoài giai đoạn thế kỷ XVII, vừa hoành tráng lại đầy nét phóng khoáng tạo ấn tượng không thể quên cho mỗi người đến tham quan, chiêm bái ngôi đình.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Đình Hạ Hiệp đến nay đã trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo lớn. Những năm gần đây, đình tiếp tục được nhà nước và nhân dân quan tâm tu bổ, gìn giữ. Hiện nay, tại đình Hạ Hiệp còn lưu được nhiều di vật có giá trị: 27 đạo sắc của các triều đại phong kiến ban tặng, trong số đó, đạo sắc sớm nhất có niên đại Đức Long thất niên (1635); bia đá (1771); 2 cỗ kiệu (thế kỷ XVIII), đôi hạc thờ (thế kỷ XVIII), hai thống đá cảnh (1816) và nhiều hiện vật giá trị khác.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Bên cạnh những giá trị tiêu biểu về nghệ thuật - kiến trúc, đình làng Hạ Hiệp còn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc được thể hiện trong hội làng với nghi thức rước kiệu Thành hoàng làng.

Hiện nay huyện Phúc Thọ có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa trong đó có bao nhiêu di tích được xếp hạng các cấp?

Với những giá trị to lớn về lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật, đình Hạ Hiệp đã được xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 1728 QĐ/VH ngày 02/10/1991 của Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Ngày 31/12/2020, đình Hạ Hiệp vinh dự được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.