Học tiếng anh cho người mới bắt đầu ở đâu

Chắc hẳn bạn không còn lạ với những trường hợp mà học tiếng Anh rất nhiều năm nhưng không có kết quả phải không nào? Có thể bạn cũng chính là người trong số đó.

Ngay bây giờ khi đang đọc bài viết này, khi bạn nảy ra quyết tâm bắt đầu lại với tiếng Anh. Bạn đầy sự hi vọng và  kỳ vọng vào lần này. Nhưng…

  • Bạn không biết phải tự học tiếng Anh giao tiếp bắt đầu từ đâu?
  • Bạn không biết phải tự học tiếng Anh giao tiếp bằng cách nào?

Bài viết này là dành cho chính bạn và những người muốn tự học tiếng Anh giao tiếp cho người bắt đầu.

Vậy tự học tiếng Anh giao tiếp bằng cách nào?

Cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu thì việc lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp là vô cùng quan trọng. Nhờ phương pháp phù hợp sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn so với việc bạn không có được phương pháp phù hợp. Với nhiều bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc ngay cả những người học lâu năm nhưng lại rất hạn chế về vốn từ thì phải bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn để ý cách mà chúng ta học tiếng VIỆT khi chúng ta còn nhỏ (à mà chẳng ai nhớ nổi hồi nhỏ đâu nên bạn quan sát các em bé đang tập nói) bạn sẽ nhận ra trình từ mà chúng ta thành thạo tiếng Việt là NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT còn cách học chúng ta học ở trường bấy lâu nay là ĐỌC - VIẾT - NGHE - NÓI. Tự học tiếng Anh giao tiếp bằng cách nào có thể tóm gọn lại như này. Nghe tốt sẽ nói tốt - Đọc tốt sẽ viết tốt

Đó cũng chính là câu trả lời của câu hỏi TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU.

Hãy bắt đầu bằng việc học phát âm

Ủa phải nghe trước rồi mới nói mà? Chính xác là như vậy, theo cách tự nhiên nhất chúng ta cần phải nghe trước rồi mới nói. Nhưng, chúng ta không phải là các em bé tập nói nữa mà chúng ta sẽ sắp xếp những bước hành động để đạt hiệu quả nhanh nhất.

Quay lại vấn đề về phát âm, có khi nào bạn nghe người khác nói mà chẳng hiểu họ đang nói gì nhưng khi họ viết ra tờ giấy bạn sẽ ồ lên vì đó là những câu mà rất quen thuộc với bạn rồi không? Chắc chắn là có phải không nào, bởi vì đó là do nền tảng ngữ âm của bạn chưa tốt dẫn đến việc phát âm và xa hơn là nghe chưa tốt.

Và đó là lý do mà HỌC PHÁT ÂM chính là việc bạn cần làm đầu tiên trong công cuộc chinh phục tiếng Anh.

Học tiếng anh cho người mới bắt đầu ở đâu

Học phát âm - Bước đầu tiên tự học tiếng Anh giao tiếp

Bạn có thấy bảng ngữ âm IPA ở trên rồi chứ? Đó là những âm bạn cần học, luyện tập đầu tiên. Bạn cần phải phát âm chuẩn từng từ rồi sau đó sẽ là từng câu. Bạn có thể tìm kiếm cách luyện tập trên google, trên youtube. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn

  • Học phát âm bài 1: Nguyên âm đơn
  • Học phát âm bài 2: Nguyen âm đôi

Có một tin vui với chúng ta là khi chúng ta học ngôn ngữ mới sẽ giúp bộ não được phát triển hơn. Như vậy mặc dù chúng ta mới bắt đầu học ngữ âm cũng đã khiến não mình bắt đầu phát triển, càng học não càng phát triển, não càng phát triển chúng ta lại học nhanh hơn. Thật thú vị phải không các bạn, vậy hãy chăm chỉ học phát âm nào.

Chỉ cần bạn chăm chỉ học và làm chủ được 44 âm IPA kia chắc chắn khả năng nghe tiếng Anh của bạn đã được nâng cao hơn rất nhiều rồi đấy. Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu mà thôi chặng đường phía trước của bạn vẫn còn những “chướng ngại vật” dưới đây.

Nghe - Nghe - Nghe và Nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi khi có thể

Đây chính là bước thứ 2 trong việc tự học tiếng Anh giao tiếp dành cho những bạn không biết bắt đầu từ đâu.

Cùng nghe chuyên gia ngôn ngữ Aj Hoge nói về việc này nhé!

Bạn có thể hình dung như thế này. Não của chúng ta được chia làm hai phần Ý thức và Tiềm thức. Ý thức là phần nổi của tảng băng trôi, bây lâu nay chúng ta vẫn chỉ học tiếng Anh qua phần nổi này mà thôi vì thế kết quả của chúng ta vẫn chưa tốt là như vậy đó.

Giờ là lúc chúng ta cần kết hợp thêm phần còn lại đó là Tiềm thức, bạn có bao giờ bạn bất ngờ nhớ một giai điệu bài hát nào đó mà bạn không hề bật trước đó không? Một bài hát mà hàng xóm bật đi bật lại, một đoạn quảng cáo của Kangaroo hay gần đây nhất là Điện Máy Xanh. Đó là một kiểu nghe không chủ động được xử lý bởi Tiềm thức.

Vì thế hãy “tắm trong ngôn ngữ” hãy bật tất cả những âm thanh mà bạn có như phim, nhạc, truyện bằng tiếng Anh mà không cần cố gắng làm bất kỳ điều gì cả. Chỉ đơn giản là nghe, nghe, nghe và nghe mà thôi.

Ngay cả khi lúc bạn ngủ, cũng có thể học tiếng Anh được đấy.

Luyện tập những cụm từ thông dụng nhất

Cách chuyên gia ngôn ngữ đều đưa ra gợi ý rằng để giao tiếp thành thạo chúng ta cần khoảng 1.500 từ vựng. Vì vậy hãy đảm bảo bằng học từ vựng là bước tiếp theo trong hành trình làm chủ tiếng Anh của mình (À bạn hoàn toàn có thể học song song với phát âm và nghe tiếng Anh nhé).

Để kết hợp tốt với việc học phát âm và bằng bằng tai (nghe) bạn nên ghi lại từ vựng, phiên âm cần học ra cuốn sổ tay, note lại trên smartphone. Và cả cách phát âm của nó để nghe nữa. Bạn còn có thể tìm kiếm những mẫu câu hoàn chỉnh có chưa từ vựng đó để học luôn càng tốt. 

Chỉ cần các bạn học mỗi ngày 5 từ thôi những thật đều đặn, thường xuyên nhất định sẽ có kết quả không ngờ tới. Đừng vội vàng và sốt ruột bởi chúng ta đã mất rất nhiều năm học tiếng Anh mà kết quả vẫn ko tốt mà phải không nào.

Đừng chần chừ nữa!!! hãy bắt tay ngay vào việc học tiếng Anh giao tiếp đi nào. Hi vọng rằng bài viết Tự học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu?? từ đâu và bằng cách nào?? sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình làm phát triển kĩ năng tiếng anh của bản thân. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo từ trung tâm học tiếng Anh giao tiếp Pasal!

Bạn có thấy bài viết Tự học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu từ đâu và bằng cách nào?? giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Anh không? Pasal hi vọng là có! Để tăng khả năng tiếng Anh của mình hơn nữa, bạn có thể theo dõi các bài viết trong danh mục Cách học tiếng Anh giao tiếp nhé!!!


Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless EnglishPronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!

Tự học IELTS khi còn là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, chị Hoàng Ngọc Quỳnh, 31 tuổi, nắm bắt cơ hội du học thạc sĩ trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh, sau đó giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh. Nhờ kinh nghiệm tự học và thành lập trung tâm luyện IELTS, chị Quỳnh đưa ra lời khuyên về lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu.

Cần bắt đầu học tiếng Anh từ đâu là khó khăn mà không ít người gặp phải, nhất là khi bạn cảm thấy "ngợp" trong rất nhiều nguồn tài liệu và phương pháp học. Mình chia sẻ một vài định hướng cơ bản giúp bạn có thể bắt đầu học tiếng Anh một cách tự tin.

Học từ cơ bản

Giống như trẻ em khi bắt đầu học một ngôn ngữ, bạn cần làm quen, ghi nhớ và học cách sử dụng của những từ, cụm từ cơ bản nhất. Vậy, điểm xuất phát của việc học tiếng Anh cũng chính là từ vựng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn vùi đầu vào những cuốn sách dạy từ vựng và cố gắng ghi nhớ một cách máy móc. Bạn phải gắn học từ thông qua việc nghe và nói, như trẻ em học được từ mới nhờ nghe người lớn lặp lại. Nguyên tắc để bắt đầu học tiếng Anh là học từ kết hợp luyện nghe, xem và tiếp xúc với tiếng Anh thực tế thật nhiều.

Xem video dạy từ vựng và hội thoại đơn giản

Bạn có thể xem các video Youtube dạy từ vựng cho người mới bắt đầu (for beginners), học các cụm từ thông dụng nhất kết hợp với hội thoại đơn giản. Một số từ khóa giúp bạn tìm ra những video này là "the most common English words", "the most common English phrases", "daily English conversation"... Với những video phù hợp, bạn nhớ lưu lại vào danh sách (playlist) để xem lại nhiều lần. Điều này rất quan trọng vì sự lặp lại giúp bạn nhớ sâu từ vựng theo ngữ cảnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể học từ vựng theo các chủ đề thông dụng trong giao tiếp như chào hỏi, hỏi thăm sức khỏe, công việc, hỏi đường, hỏi giờ... Trong lúc học, bạn nên có một quyển sổ tay để ghi chép từ vựng, tự nhắc bản thân không nên "tham lam", nhồi nhét quá nhiều từ mới trong thời gian ngắn mà cần học đều đặn mỗi ngày.

Chị Hoàng Ngọc Quỳnh, hiện sống và làm việc tại Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Luyện đọc kết hợp với học ngữ pháp cơ bản

Khi vốn từ vựng đã cải thiện, bạn có thể luyện nghe và đọc cơ bản cùng lúc. Đây là cách bạn tiếp xúc với các cấu trúc ngữ pháp một cách tự nhiên nhất, giúp học được từ vựng thông qua ngữ cảnh. Một số cuốn sách luyện đọc cơ bản hoặc tài liệu trực tuyến như eslfast.com sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong bước này.

Trong khi đọc, ngoài học từ, hãy kết hợp học ngữ pháp để thực sự cải thiện khả năng tiếng Anh. Việc luyện đọc, nghe cùng lúc với học ngữ pháp sẽ giúp bạn hiểu cách dùng của một cấu trúc ngữ pháp nhất định. Qua thời gian, bạn sẽ quen và biết cách sử dụng chúng một cách tự nhiên.

Học phát âm với IPA

IPA là bảng ký tự, giúp bạn tra từ điển Anh-Anh và đọc các từ tiếng Anh thông qua phiên âm quốc tế. Bạn nên học IPA để phát âm tương đối chính xác các nguyên âm, phụ âm, nguyên âm đôi. Bộ video phát âm của tác giả Paul Gruber hay sách Ship or Sheep là những nguồn học IPA khá hữu ích.

Khi đã nắm được cách phát âm theo IPA, bạn nên ghi chép cả phiên âm của từ mới vào sổ từ vựng thay vì chỉ ghi chép nghĩa tiếng Việt của từ. Mỗi khi tra từ điển, bạn cũng cần lưu ý trọng âm của từ để phát âm cho đúng. Khi đã thành thục hơn, bạn phải lưu tâm đến cách nhấn nhá trong câu, nối âm và ngữ điệu khi nói. Lưu ý, bạn cùng lúc học phát âm kết hợp nghe nói, không chỉ học tập trung một thứ. Luyện nghe và nói là chìa khóa để phát âm của bạn tự nhiên hơn.

Luyện nghe nói phản xạ

Với kỹ năng này, bạn nên bắt đầu từ việc luyện nghe nói "phản xạ", nghĩa là nghe và bắt chước các cụm từ, câu tiếng Anh thông dụng trước tiên. Mỗi ngày, bạn nên thực hành ít nhất 15 phút, khả năng nói của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng.

Để tiến bộ nhanh hơn, bạn có thể kết hợp sử dụng một số ứng dụng để đa dạng hoá tài liệu hoặc dùng phương pháp nghe và chép lại tại một số trang như listen-and-write.com, manythings.org hay listenaminute.com. Khi khả năng nghe đã tốt hơn, một vài kênh Youtube dạy tiếng Anh như BBC Learning English hay engvid.com là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Không nên vội vàng với kỹ năng viết

Viết là kỹ năng đòi hỏi một trình độ nhất định, mất nhiều thời gian hơn. Do đó, bạn hãy kiên trì với việc tích luỹ từ vựng, đọc và học ngữ pháp trước. Theo mình, bạn chỉ nên thực hành viết khi vốn từ đã khá và ngữ pháp cơ bản đủ chắc chắn.

Khi bắt đầu với kỹ năng viết, bạn nên thực hành thông qua việc tóm tắt ý chính từ các bài đọc hoặc tổng hợp lại những gì mình đọc được, kết hợp học viết luận. Bạn cũng có thể thực hành bằng cách viết nhật ký bằng tiếng Anh hàng ngày.

Với kỹ năng này, bạn nên có một người xem và chỉnh sửa cách dùng từ, diễn đạt và các lỗi ngữ pháp. Một số phần mềm sửa lỗi như grammarly cũng khá hữu dụng, nhưng có người đồng hành sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Cuối cùng, việc thực hành đều đặn hàng ngày cùng sự kiên trì là chìa khóa để chinh phục tiếng Anh thành công.

Hoàng Ngọc Quỳnh

Bài cùng tác giả: