Hướng tới xây dựng một cộng đồng học tập, nhà trường cần *

Cộng đồng này cần được duy trì, phát triển, giúp đội ngũ phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên, liên tục.

Giáo viên hỗ trợ lẫn nhau phát triển năng lực nghề nghiệp

TS Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP), cho biết: Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán theo mô hình bồi dưỡng mới là hỗ trợ đồng nghiệp tự học, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đội ngũ giáo viên cốt cán được xem là cánh tay nối dài giữa trường đại học sư phạm, giảng viên sư phạm với trường phổ thông và giáo viên phổ thông. Cụ thể, giáo viên cốt cán có nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên phổ thông truy cập vào tài khoản học tập trên hệ thống LMS; hỗ trợ giáo viên phổ thông tự học trên hệ thống LMS hoàn thành khối lượng học tập qua mạng và bài kiểm tra trắc nghiệm; chấm/đánh giá các bài tập hoàn thành mô-đun.

Thầy cô cốt cán cũng là người giải đáp các thắc mắc của giáo viên được phân công hỗ trợ; hướng dẫn giáo viên phổ thông trả lời Phiếu khảo sát trực tuyến. Đồng thời, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng trực tiếp khác, trao đổi kế hoạch bài dạy, dự giờ, thảo luận chuyên đề, xây dựng kế hoạch nhà trường, kế hoạch giáo dục năm với đồng nghiệp… từ đó xây dựng và phát triển cộng đồng học tập.

Những hỗ trợ này là thường xuyên, liên tục ngay cả khi đồng nghiệp hoàn thành các mô-đun bồi dưỡng hoặc chưa được học tập trên hệ thống LMS; từ đó xây dựng và phát triển cộng đồng học tập theo môn học và tại trường của mình. Mục đích của cộng đồng học tập là hỗ trợ lẫn nhau phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên liên tục, tại chỗ về các nội dung chuyên môn được thể hiện trong các mô-đun bồi dưỡng.

Từ thực tế bồi dưỡng, với vai trò là giáo viên cốt cán, thầy Đỗ Lê Nam, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái nhận thấy sự đồng hành rất hiệu quả của các giảng viên sự phạm chủ chốt.

“Nhiều nội dung tập huấn lý thuyết được thực hành luôn, từ đó học viên rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào trường phổ thông. Giảng viên sư phạm chủ chốt thực hiện đúng vai trò là người đồng hành, không phải chỉ là giảng xong rồi thôi. Từ Mô-đun 3, 4 trở đi, thầy cô chủ động lập ra nhóm Zalo để giáo viên cốt cán cùng tham gia, trao đổi, gửi bài. Tôi cũng vận dụng cách đồng hành thiết thực, hiệu quả, trách nhiệm đó khi ở vai trò là giáo viên cốt cán” - thầy Đỗ Lê Nam chia sẻ.

Cô Trần Huỳnh Nhị, Trường THPT Hòa Ninh, Vĩnh Long cũng nhận thấy hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn thông qua nhóm giáo viên là giải pháp tích cực trong tình hình hiện nay và sau này. Ở các trường đều có nhóm giáo viên theo khối lớp, sinh hoạt chia sẻ chuyên môn sâu thông qua việc nghiên cứu bài học. Giáo viên giữa các trường cũng lập nhóm để chia sẻ chuyên môn.

“Tại Vĩnh Long có nhóm giáo viên cốt cán, nhóm sẽ họp bàn về các vấn đề chuyên môn, định hướng chuyên môn. Trong nhóm cốt cán sẽ chia ra để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, như bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật…

Mỗi giáo viên khi phụ trách việc học mô-đun cũng lập nhóm các thành viên mình phụ trách. Trong quá trình giáo viên học sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hướng dẫn xây dựng kế hoạch... Việc lập nhóm thường diễn ra gắn với một nhiệm vụ và nội dung cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nào đó trong bồi dưỡng chuyên môn. Nội dung mà nhóm thường trao đổi là những khó khăn, vướng mắc, hoặc chia sẻ những tài liệu chuyên môn” – cô Trần Huỳnh Nhị cho hay.

Hướng tới xây dựng một cộng đồng học tập, nhà trường cần *
Những giờ đọc ở thư viện giúp người học mở mang kiến thức. Ảnh minh họa

Làm sao để duy trì hiệu quả

Theo TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội 2, mô hình bồi dưỡng ETEP có đặc tính thường xuyên, liên tục, tại chỗ; kết hợp trực tiếp với trực tuyến. Các nội dung, tài liệu học tập được đưa vào tài khoản học tập của giáo viên phổ thông, vì vậy biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng có hỗ trợ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt. Qua đây hình thành cộng đồng học tập trong nhà trường phổ thông, giữa các trường phổ thông với nhau và với trường ĐH sư phạm.

Cộng đồng học tập của giáo viên là nhóm có chung mối quan tâm hoặc mục tiêu học tập, cùng tham gia để chia sẻ hoặc chuyển giao tri thức liên quan đến mối quan tâm đó. Để tiếp tục phát triển cộng đồng học tập này, TS Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh: Cần tăng cường thêm sự liên kết giữa giáo viên phổ thông trong các cụm trường với nhau và với giảng viên sư phạm. Liên hệ này có thể trực tiếp hoặc thông qua các ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, để hoạt động hiệu quả cộng đồng học tập, phải xác định rõ các nhu cầu, mục tiêu của cộng đồng giáo viên học tập, từ đó định hướng các nội dung học tập.

TS Nguyễn Thị Kim Dung thì cho rằng: Để có được cộng đồng học tập hiệu quả cần lưu ý tổ chức triển khai bồi dưỡng các mô-đun trên hệ thống LMS theo hình thức tự học có hỗ trợ của đội ngũ cốt cán và giảng viên sư phạm. Chính việc tự học có hỗ trợ, tương tác này tạo ra sự gắn kết, trao đổi, hình thành và phát triển các cộng đồng học tập giữa giảng viên sư phạm chủ chốt với giáo viên phổ thông/cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán; giữa đội ngũ cốt cán với nhau; đội ngũ cốt cán với đại trà và giữa các giáo viên đại trà với nhau.

Cùng với đó, từng thành viên đều phải có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân; qua đó tác động tích cực, lan tỏa trong cộng đồng học tập. Điều vô cùng quan trọng là cơ chế quản lý, sự vào cuộc của các cấp quản lý, từ tổ chuyên môn, trường phổ thông đến phòng/sở GD&ĐT, kiên trì mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo tại cơ sở.

Đưa giải pháp từ góc nhìn giáo viên, cô Trần Huỳnh Nhị nhấn mạnh đầu tiên đến vai trò của người lãnh đạo trực tiếp. Chỉ khi người lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo đi vào chiều sâu thì các nhóm chuyên môn sẽ được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, chất lượng của những nội dung chuyên môn chia sẻ là yếu tố thu hút giáo viên. Nếu người chủ nhóm tạo ra được những nội dung chia sẻ hay, có chất lượng, chắc chắn sẽ thu hút thành viên trao đổi thảo luận và học tập. “Người thích hợp nhất làm chủ nhóm chính là các tổ trưởng chuyên môn” – cô Trần Huỳnh Nhị cho hay.

Cập nhật : 26/02/2020 10:49:00 SA

Cộng đồng lớp học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Nó không chỉ tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp mà còn thúc đẩy việc học tập, nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội tích cực cho con trẻ. Vậy làm thế nào để xây dựng một cộng đồng lớp học hiệu quả?

Nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp tiếp cận tri thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành Giáo dục Việt Nam hiện tại. Để làm được điều này, việc xây dựng cộng đồng thực sự trong lớp học, nơi học sinh được thoải mái chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, góc nhìn, cũng như có được nguồn cảm hứng sáng tạo là rất cần thiết.

Hướng tới xây dựng một cộng đồng học tập, nhà trường cần *

Tại sao cần xây dựng cộng đồng lớp học?

Theo các chuyên gia Giáo dục, một cộng đồng lớp học hiệu quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh. Thứ nhất, cộng đồng lớp học giúp học sinh đoàn kết hơn, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Ở nơi đây, học sinh được cùng nhau học tập, cùng nhau rèn luyện, cùng tham gia vào các hoạt động. Điều này sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng làm việc nhóm - teamwork ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau này. Thứ hai, khi cộng đồng lớp học hoạt động hiệu quả sẽ tạo một môi trường “ganh đua” công bằng, là nguồn động lực để các cá nhân cố gắng hơn, quyết tâm hơn trong học tập. Thứ ba cộng đồng lớp học giúp tạo dựng một môi trường sư phạm lành mạnh và trong sáng hơn. Khi con trẻ thực sự được gắn kết với nhau thì bạo lực học đường, xung đột, mâu thuẫn sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời điều này góp phần không nhỏ trong việc cải thiện mối quan hệ giữa học sinh - giáo viên - nhà trường.

Hướng tới xây dựng một cộng đồng học tập, nhà trường cần *

5 cách xây dựng cộng đồng lớp học hiệu quả

Thiết lập một cộng động lớp học tích cực không khó. Song điều quan trọng là các giáo viên cần tạo được văn hóa lớp học cũng như cách thức vận hành phù hợp. Dưới đây là 5 cách tốt nhất để xây dựng cộng đồng lớp học được các nhà giáo dục đánh giá cao: ⇒ Sinh hoạt lớp thường xuyên: Mỗi tuần hoặc mỗi tháng, giáo viên nên đưa ra các chủ đề để học sinh cùng thảo luận. Đó không cần là điều gì quá lớn lao mà có thể chỉ đơn giản như suy nghĩ về một hiện tượng, sự việc nào đó trong cuộc sống. ⇒ Khen thưởng: Để khuyến khích học tập, giáo viên nên có những phần quà nhỏ cho học sinh. Chẳng hạn với mỗi bài tập được hoàn thành, học sinh sẽ được tặng một số bông hoa giấy nhất định. Cuối kỳ, học sinh nào có nhiều hoa nhất sẽ được tuyên dương khen thưởng trước lớp. ⇒ Sẻ chia: Vào mỗi dịp đặc biệt như kết thúc kỳ thi, bài kiểm tra quan trọng, cả lớp có thể cùng nhau đi ăn hoặc tham gia một trò giải trí nào đó. Điều này sẽ gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

Hướng tới xây dựng một cộng đồng học tập, nhà trường cần *

⇒ Hoạt động: Một mối liên kết thực sự chỉ được hình thành khi học sinh được cùng tham gia trọn vẹn một kế hoạch, một chiến dịch nào đó. Đó có thể là làm báo tường, chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo... ⇒ Sử dụng công nghệ trong các tiết học để tăng thêm sự thú vị, hấp dẫn. Chẳng hạn như với phần mềm eNetViet - giáo viên, phụ huynh và học sinh có thể chia sẻ video, hình ảnh trong cả ngày học. Phụ huynh có thể biết được mọi hoạt động của con ở trường học, từ việc chuyên cần đến tham gia các sự kiện của trường, lớp. Điều này vừa giúp học sinh kết nối với nhau vừa thúc đẩy mối quan hệ giữa giáo viên - phụ huynh học sinh.

Hướng tới xây dựng một cộng đồng học tập, nhà trường cần *