Ký hậu theo lệnh là gì

Ký hậu vận đơn (Bill of Lading Endorsement) là hành động người sở hữu vận đơn ký, đóng dấu lên mặt sau của của vận đơn gốc (Original), các loại vận đơn theo lệnh (to order bill of lading) để chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho một người khác.

Ký hậu vận đơn chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển do vận đơn đường biển đáp ứng được chức năng sở hữu hàng hóa

Trong vận chuyển hàng không, Airway Bill không có chức năng chứng từ sở hữu hàng hóa nên không thể ký hậu chuyển giao quyền sở hữu

Ngoài vận đơn, Ký hậu còn rất phổ biến đối với hối phiếu, séc hoặc đơn bảo hiểm…

Ký hậu và vận đơn theo lệnh

Có thể nói, Ký hậu là nghiệp vụ song hành với vận đơn theo lệnh (to order bill of lading), tại sao lại như vậy?

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên chủ hàng” hoặc đơn giản chỉ là “To Order”

Do đó, toàn bộ hàng hóa sẽ được giao theo ý của chủ hàng

Tại sao ký hậu lại cần thiết với vận đơn theo lệnh?

Nguyên nhân chính đó là sự gia tăng khống chế hàng hóa của người chủ hàng

Ví dụ thực tế:

Công ty A tại Los Angeles , Hoa Kỳ lần đầu mua 1 container hàng nón lá mỹ thuật của Nguyên Đăng Việt Nam.

Trường hợp 1: Gặp vấn đề, giao dịch nảy sinh những vấn đề sau trường hợp sau:

Hàng đang trên đường vận chuyển tới cảng LA nhưng công ty A vẫn chưa thanh toán tiền hàng theo đúng tiến độ do

  • Công ty A mất khả năng thanh toán
  • Công ty A không muốn lấy hàng nữa
  • Công ty A không thanh toán
  • Công Ty A chần chừ thanh toán và muốn ép giá lô hàng trên Nguyên Đăng (thường thấy) vì vô vàn lý do
  • Công ty A mới chỉ thanh toán một phần và không trả tiếp theo tiến độ hợp đồng

Vì lô hàng đã trên đường vận chuyển cho nên Nguyên Đăng không thể cho hàng quay đầu lại được. Nếu hàng cập cảng LA rồi quay đầu thì chi phí rất lớn

Giải pháp tốt nhất ở đây đây đó là Nguyên Đăng sẽ bán lại cho một khách hàng khác ngay tại Hoa Kỳ, hoặc chí ít, đó là công cụ hữu hiệu để ép công ty A thanh toán

  • Nếu sử dụng vận đơn đích danh cho công ty A, Nguyên Đăng sẽ không thể thống chế hàng sau khi hàng rời cảng cũng như bán lại cho bất cứ bên nào khác trừ công ty A. Kể từ đây, mọi việc sẽ hết sức phức tạp.
  • Nếu sử dụng vận đơn theo lệnh của Nguyên Đăng (Shipper), nếu gặp một trong trường hợp rắc rối nói trên, Nguyên Đăng hoàn toàn có thể xem xét bán lại hàng cho một bên khác.

Trường hợp 2: Không gặp vấn đề hoặc đã giải quyết được những vấn đề trong trường hợp 1

Hàng đang trên đường vận chuyển tới cảng LA và công ty A đã thanh toán tiền hàng cho Nguyên Đăng Việt Nam

  1. Nguyên Đăng Ký hậu vào vận đơn gốc rồi gửi cho công ty A
  2. Công ty A muốn ký hậu kiểu gì thì Nguyên Đăng sẽ Ký hậu kiểu đó (tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên). Các kiểu Ký hậu sẽ được liệt kê bên dưới.
  3. Công ty A cầm vận đơn và nhận hàng bình thường

Nhìn chung, ký hậu và vận đơn theo lệnh song hành với nhau nhằm năng cao khả năng kiểm soát hàng của chủ hàng.

Các loại Ký hậu vận đơn thông dụng

Xét theo người đứng ra ký hậu

Ký hậu bởi shipper

Đây là loại ký hậu phổ biến nhất sử dụng trong thương mại quốc tế.

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên shipper”

Ký hậu bởi shipper thường được dùng trong các trường hợp thanh toán bằng T/T khi không có sự khống chế chứng từ của hai bên ngân hàng. cho nên, shipper sẽ cần để tăng mức độ khống chế hàng của mình.

Hãy xem xét ví dụ trên đẽ có cái nhìn rõ hơn nhé.

Ký hậu bởi Ngân Hàng

Loại B/L này dùng trong trường hợp thanh toán bằng L/C.

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên ngân hàng”

Về phần người mua

  • Khi thanh toán bằng L/C, Ngân hàng mở L/C chính là người sở hữu lô hàng thực sự và khống chế khả năng lấy hàng của người mua
  • Để lấy được lô hàng, người mua phải thanh toán đủ tiền hàng cho Ngân hàng (trong trường hợp người nhập khẩu chưa ký quỹ đủ 100%).
  • Sau khi được thanh toán, ngân hàng sẽ ký hậu lên mặt sau của vận đơn và giao cho người mua
  • Người mua mua cầm vận đơn và tới hãng tàu nhận hàng bình thường

Về phần người bán

Người bán chỉ cần thực hiện đúng yêu cầu của Ngân hàng mở L/C mà không cần quan tâm ô Consignee ghi những gì.

Khi thực hiện đầy đủ những yêu cầu trên, người bán sẽ được ngân hàng thanh toán tất cả tiền hàng mà không cần quan tâm việc người mua lấy hàng ra sao

Do đó, việc thỏa thuận ký hậu thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng mở L/C và người mua, không liên quan gì đến người bán (ký hậu đích danh, vô danh, theo lệnh hay có truy đòi, miễn truy đòi)

Thanh toán bằng L/C mà trên ô consignee vẫn ghi tên người mua hoặc người bán mà không phải tên ngân hàng?

Đó là do Người mua đã ký quỹ đủ 100% tiền hàng cho ngân hàng rồi, cho nên ghi thế nào ở ô CNEE là tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên mua và bán

Ký hậu bởi Consignee

Hàng sẽ được giao theo lệnh của CNEE

Khi phát hành vận đơn theo lệnh, trong ô Consignee sẽ ghi: To order of + tên Consignee”

Loại ký hậu này xuất hiện khi việc thanh toán giữa hai bên đã hoàn tất hoặc chí ít là bên bán chắc chắn sẽ nhận được (công ty mẹ – công ty con, đối tác lâu năm…)

CNEE có thể ký hậu thế nào tùy ý, thậm chí chuyển nhượng vận đơn/bán lại hàng hóa cho người khác tùy ý

Xét theo cách xác định người cuối cùng nhận hàng

Ký hậu đích danh (Named Endorsement)

Ký hậu Đích danh (Named Endorsement) hay có các tên gọi khác là Straight Endorsement, Restritive Endorsement (ký hậu hạn chế).

Quy cách Delivery to + Tên người nhận hàng mới

Ví dụ: Công Ty A có lô hàng nhập khẩu 1 container máy hút bụi. Do vấn đề về tài chính, dù hàng chưa cập cảng, công ty A muốn bán lại cho Nguyên Đăng Việt Nam lô hàng nói trên để giải quyết thanh khoản.

Để chuyển quyền sở hữu lô hàng trên, công ty A phải ký hậu sau vận đơn là: “Delivery to Nguyen Dang Viet Nam Co.,LTD”. Khi đó Nguyên Đăng Việt Nam sẽ có quyền nhận hàng và sở hữu lô hàng nói trên . Tuy nhiên, Nguyên Đăng chỉ được nhận hàng chứ không được chuyển quyền sở hữu này lại cho bên nào khác.

Ký hậu theo lệnh (To Order Endorsement)

Quy cách: To order of + tên của chủ sở hữu mới

Bạn có thấy cái này quen không? cái này giống với quyền của CNEE trên ô CNEE đấy. Lúc này công ty sở hữu mới có quyền chẳng khác gì CNEE

Ví dụ: “To order of Nguyen Dang Viet Nam Co.,LTD”. Công ty A có thể chuyển quyền nhận hàng và sở hữu lại cho Nguyên Đăng Việt Nam. Nguyên Đăng có thể nhận hàng hoặc chuyển quyền sở hữu lại cho bên khác

Để chuyển quyền sở hữu cho bên khác, Nguyên Đăng cũng phải ký hậu vào bill.

Ký hậu theo lệnh là loại Ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.

Ký hậu để trống (Blank Endorsement)

Ký hậu để trống (Blank Endorsement) còn có các tên khác là Nameless Endorsement, White Endorsement, Empty Endorsement, Genrerneral Endorsement, Common Endorsement

Vận đơn có ký hậu loại này cho phép bất kỳ người nào nắm giữ nó đều có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn nói trên

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu tiếp theo không cần phải Ký hậu nữa, mà chỉ cần trao tay vận đơn này là đủ.

Từ Ký hậu để trống có thể chuyển thành Ký hậu theo lệnh nếu ghi câu “To order of + tên của chủ sở hữu mới“; hoặc chuyển thành Ký hậu hạn chế.

Xét theo trách nhiệm ký hậu

Ký hậu miễn truy đòi (Without Recourse Endorsement)

Là loại Ký hậu mà người ký hậu không bị ràng buộc về sau, có quyền được miễn truy đòi nếu hàng hóa có vấn đề xảy ra. Để ký hậu miễn truy đòi, người Ký hậu sẽ ghi thêm câu “Miễn truy đòi – Without Recourse” vào một trong các loại Ký hậu nói trên

Chẳng hạn, khi vận đơn bị hãng tàu từ chối trả hàng vì lý do nào đấy, thì tất cả những người Ký hậu có ghi “miễn truy đòi” đều được miễn trách nhiệm hoàn trả tiền; còn đối với những người không ghi câu “miễn truy đòi” đều phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho bất cứ người nào được chuyển nhượng sau đó.

Ký hậu miễn truy đòi cũng là loại Ký hậu thông dụng trong thanh toán quốc tế.

Ký hậu truy đòi (With recourse endorsement)

Ngược lại với ký hậu miễn truy đòi, để an toàn và ràng buộc lẫn nhau, các bên mua bán sẽ thỏa thuận và ghi chú “With recourse endorsement” vào một trong các loại ký hậu nói trên (dic nhiên là trừ loại miễn truy đòi)

Khi một bên ký hậu cho một bên khác nhận hàng thì người ký hậu vẫn có trách nhiệm liên đới trong đó.

Chẳng hạn lô hàng bị hãng tàu từ chối nhả hàng, thì tất cả những người Ký hậu đều có phần trách nhiệm nào đó, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.

Như vậy Nguyên Đăng đã giới thiệu tới các bạn các loại ký hậu thông dụng nhất. Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích chi các bạn khi áp dụng vào giao dịch thực tế

Bạn muốn vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài mà chưa biết bắt đầu từ đâu? bạn muốn được tư vấn miễn phí về  ký hậu? Liên hệ Nguyên Đăng ngay để được tư vấn miễn phí

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam Website: https://nguyendang.net.vn/ TEL: +84-24 7777 8468 Email:

Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLA

Fanpage English: https://www.facebook.com/VietnamfreightFWD Group English: https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vn Fanpage Vietnamese: https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/ Group Vietnamese: https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnam Twitter: https://twitter.com/NguyenDangLog

Youtube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam