Lợm ngợm là gì

Rất nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa tính lì lợm và bướng bỉnh của bé. Bởi biểu hiện của hai đức tính này gần giống nhau. Song theo các nhà giáo dục Hoa Kỳ thì bố mẹ có thể phân biệt hai đặc điểm trên là dựa vào đặc điểm cá nhân của bé.

Bởi lì lợm là thuộc tính đặc trưng của cá thể trong khi bướng bỉnh nằm trong những yếu tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ví dụ, trường hợp bé bướng bỉnh, muốn chống đối là khi bé giận dỗi hoặc bị bạn ép buộc làm một việc gì đó. Trong khi bé lì lợm phần lớn là vì “bản chất tự nhiên”.

Vì sao trẻ lì lợm?

1. Bố mẹ hãy nhớ mỗi đứa trẻ đều có một bản chất hoàn toàn khác nhau: Có bé hiếu động, nghịch ngợm trong khi một số bé khác hiền lành, trầm tính hơn.

2. Bố mẹ không nên ép buộc trẻ tham gia các hoạt động mà bé không thích. Bởi vì khi đó bé sẽ thấy không hứng thú và trở nên thờ ơ với những yêu cầu từ phía bạn. Có trẻ sẽ bày tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi im, không phản ứng.

3. Với những đứa trẻ trong độ tuổi tự nhận thức, trẻ đối mặt với hội chứng rối nhiễu tâm lý và luôn phớt lờ lời bạn nói.

4. Trẻ thường có nhiều thất vọng trong ngày. Trẻ muốn được độc lập nhưng bố mẹ thường không cho trẻ làm những gì trẻ muốn. Trẻ không chỉ thường xuyên nói “không!” mà trẻ cũng nghe thấy “không” rất nhiều.

Trẻ thường rất vọng rất nhiều lần trong ngày bởi vì người lớn thường xuyên nói không với trẻ. Cha mẹ đang cố gắng để trẻ được an toàn và dạy trẻ những nguyên tắc quan trọng. Nhưng trẻ không hiểu được mục đích của người lớn. Trẻ chỉ cảm thấy thất vọng khi bị nghe quá nhiều câu từ chối.

Làm sao để giúp con?

1. Hãy học cách chấp nhận bé:

Bạn chỉ có thể kiên trì và uốn nắn bé. Nếu mực độ lì lợm của bé vẫn trong giới hạn có thể chấp nhận được.

Bạn hãy khuyến khích bé tham gia những hoạt động bé yêu thích. Không ép bé làm những điều mà biết chắc bé không thích như không tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá…

2. Hãy giải thích cho bé hiểu lý do

Hầu như các bé đều chống đối yêu cầu của bố mẹ khi không biết lý do. Vì vậy bạn hãy kiên trì giải thích cho bé rõ lý do và hậu quả của việc bé không nghe lời. Cẳng hạn, giải thích cho bé hiểu bé phải rửa tay trước khi ăn nếu không bé sẽ bị đau bụng… Thi thoảng, bạn cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình.

3. Tảng lờ bé

Nếu bạn nhắc đến giờ đi ngủ mà bé vẫn ngồi bất động chơi ôtô và cố tình “không thèm” trả lời bạn, bạn thử mặc kệ bé. Nói với bé rằng cha mẹ sẽ đi ngủ trước, sau đó, bạn vờ tắt đèn, vào phòng, khép cửa lại, bé sẽ có cảm giác như “bị bỏ rơi” nên nhanh chóng chạy theo chân bạn.

4. Không quát mắng, đánh đòn thái quá

Bé lì lợm phần nhiều do bản chất. Vì thế, những hành vi như mắng mỏ, đánh đập sẽ làm bé “chai sạn” hơn. Không những không sợ, bé sẽ càng ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.

Bằng thái độ kiên quyết và chịu khó lắng nghe con, bố mẹ hãy góp phần triệt tiêu tính ngang ngạnh của bé bởi rất nhiều bé ương bướng, lì lợm, không vâng lời cũng chỉ do muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ mình.

5. Đưa bé đi khám

Nếu bé có những biểu hiện lầm lì bất thường, chậm hoặc kém phản ứng với những yêu cầu của cha mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

(Nguồn: sưu tầm)

  • Đời sống
  • Tổ ấm

Thứ tư, 7/8/2019, 14:04 (GMT+7)

Cha mẹ phàn nàn con không nghe lời, lúc nào cũng bướng bỉnh và lì lợm, thực chất nhóm trẻ này tâm lý ổn định, mạnh mẽ.

Các chuyên gia về trẻ em từng nhận định: không nên đặt quá nhiều quy tắc cho con cái. Mỗi trẻ cần có một không gian riêng để phát triển bản thân trọn vẹn nhất. Trong môi trường đó, nếu trẻ sai, bạn là người sửa sai cho con, thay vì áp đặt con sống theo lý tưởng của mình ngay từ đầu.

Nhiều người thường tỏ ra lo lắng khi phát hiện ở con có những biểu hiện được cho là khuyết điểm, nhưng trên thực tế, nó lại là bản tính thiên bẩm, có thể coi là điểm mạnh của riêng đứa trẻ. Dưới đây là 4 điểm như thế:

1. Trẻ lì lợm, bướng bỉnh

Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng con mình không bao giờ chịu nghe lời, lúc nào cũng nhất nhất theo ý riêng, thật bướng bỉnh và lì lợm. Tuy nhiên, nhóm trẻ này thực chất ẩn chứa tính cách lạc quan, tâm lý ổn định và mạnh mẽ, trong đầu chúng luôn có những ý tưởng riêng, không bị "đồng hóa" với bất cứ ai khác.

Trẻ nhóm này thường không bận tâm điều người khác nói kể cả cha mẹ hay thầy cô, vì đã có "hướng" của riêng mình. Đôi khi, bé khiến cho mẹ cha cảm thấy đau đầu vì sự "cứng đầu cứng cổ", nhưng bé lại là người có phát kiến, có quan điểm riêng.

Với những bé như vậy, cha mẹ cần nuôi dưỡng được tư duy độc lập của trẻ theo hướng tích cực, nhờ thế, trẻ lớn lên sẽ dễ dàng thích nghi với xã hội, bởi chúng đủ mạnh mẽ để đối diện với những môi trường dù là căng thẳng, khắc nghiệt nhất. Thay vì đòn roi hay chửi mắng, ép con phải nghe lời, cần lắng nghe các ý tưởng của chính đứa trẻ, bồi đắp tư duy chủ động của bé.

Ảnh: thechiswickcalendar.

Ảnh: thechiswickcalendar.

2. Trẻ thích "hóng" chuyện

Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã có thiên hướng thích tương tác. Bé có thể làm phiền cha mẹ khi thích "hóng" chuyện người lớn, đến lớp học thì hay nói chuyện riêng với các bạn, hoặc hay bắt chuyện với người lạ... Để nghiêm trị con, nhiều phụ huynh xử lý bằng cách khiển trách, đánh mắng, buộc trẻ phải im lặng. Tuy nhiên, việc làm của cha mẹ vô tình xua tan sự nhiệt tình bản năng của trẻ.  

Trên thực tế, trẻ thích nói chuyện ẩn chứa khả năng tương tác, EQ cao. Trẻ nhóm này khi trưởng thành có khả năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức. Thay vì "chặn đứng" năng khiếu nói của con, hãy khuyên con nói đúng nơi, đúng chỗ, điều đó thực sự cần thiết. Việc bạn nói chuyện với trẻ thường xuyên giúp bé làm giàu kỹ năng ngôn ngữ, trở nên hướng ngoại và càng tự tin hơn sau này.

3. Trẻ bày trò "nghịch dại"

Rất nhiều cha mẹ phàn nàn rằng con họ quá nghịch ngợm, lúc nào cũng như "thừa năng lượng": thoắt cái đã trèo leo lên cửa sổ, chốc lại đào tung tủ đồ chui vào đó, hay chơi những trò mà chỉ cái đầu "kỳ quặc" của trẻ nghĩ ra... Đó đều là biểu hiện của tư duy nhạy bén, sáng tạo.

Đứa trẻ này khi đi học thường bị trách phạt vì quậy phá, nghịch ngợm, nhưng đều là những trẻ thông minh, khả năng học tập tốt khi được dìu dắt và chỉ bảo vào khuôn khổ.  Vì thế, khi trẻ bày trò nghịch ngợm, bạn nên đặt câu hỏi: Con đang chơi trò gì thế, trò chơi ấy thế nào, chỉ cho mẹ đi... ! Dần dần, trẻ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, sau đó bạn uốn nắn con sao cho trò chơi của con trở nên phù hợp và an toàn hơn, thay vì cấm cản, trách mắng bé ngay từ đầu.

4. Trẻ hay hỏi

Những trẻ này khiến bạn đau đầu vì suốt ngày hỏi: Tại sao lá cây màu xanh? Tại sao bầu trời nhiều mây thế? Tại sao mẹ lại sinh ra con.... ? Bất cứ vấn đề gì cũng có thể được bé đặt ra làm câu hỏi, và bản chất của việc đặt câu hỏi là bé muốn tìm hiểu, khám phá. So với những bé ít tò mò, thường chấp nhận thông tin có sẵn, nhóm trẻ này có sự tò mò mạnh mẽ, mong muốn được thỏa mãn điều đó.

Đối với trẻ nhóm này, cha mẹ càng không nên nôn nóng, sốt ruột yêu cầu bé im lặng. Hãy cùng con khám phá câu trả lời, cùng con tìm tòi và làm thỏa mãn con. Nhờ vậy, đứa trẻ dung nạp nhiều kiến thức, khi trưởng thành sẽ hiểu biết và có một chỗ dựa vững chắc riêng, đó chính là trí tuệ của bé.

Thùy Linh (Theo Cmoney)