Máy biến áp có làm việc được với dòng điện một chiều không vì sao

Xem bản đầy đủ : Trợ giúp Dòng điện 1 chiều có qua được máy biến áp ko? (tập 1)


zgames00

03-11-2009, 22:18

Dòng điện 1 chiều có qua được máy biến áp ko ?

Giải thích vì sao giùm mình nha ( càng chi tiết càng tốt ^^! )

Tuanduong

04-11-2009, 09:01

Bác học nguyên lý MBA cũng biết rồi. MBA hoạt động được là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Dòng điện cuộn sơ dao động làm cho từ trường trong lõi thép MBA dao động. Dẫn đến xuất hiện 1 sức điện động cảm ứng trong cuộn thứ. Theo bác nói, nếu đấu nguồn 1 chiều vào cuộn sơ MBA thì lúc đóng mạch (thời gian quá độ) sẽ xuất hiện dòng điện quá độ trong mạch sơ cấp (thường rất ngắn - tùy theo tính cảm của mạch sơ cấp). Dẫn đến xuất hiện 1 sức điện động cảm ứng trong mạch thứ cấp (cũng trong thời gian rất ngắn). Lúc mạch xác lập thì trong mạch sơ cấp có dòng 1 chiều. Lúc này từ trường cảm ứng biến mất. Nên không có sức điện động cảm ứng trong cuộn thứ cấp.

Kết luận: Dòng 1 chiều không di qua MBA được.

dungngoc

04-11-2009, 10:48

Dòng điện 1 chiều "đi qua " đc máy biến áp xung bạn ah :D
cái này bạn có thể tham khảo thêm ở môn điện tử công suất .

quocthai

04-11-2009, 18:17

Phải nói rõ qua được là qua thế nào chứ? Nếu chỉ là chảy qua một cuộn dây thì có các loại sau: 1/. Biến áp chỉnh lưu 1/2 chu kỳ, dòng một chiều chảy qua cuộn thứ cấp. 2/. Biến áp âm tần, biến áp cao tần trong radio và ampli: dòng điện chảy qua cuộn sơ cấp và (hoặc) thứ cấp. 3/. Biến áp xung, dòng điện một chiều chảy qua sơ cấp. (và thứ cấp, nếu mạch chỉnh lưu 1/2 chu kỳ).

Còn nếu hỏi năng lượng một chiều có chuyển từ sơ cấp qua thứ cấp hay không thì chắc chắn rằng không. Vì máy biến áp làm việc trên nguyên tắc cảm ứng điện từ. Mà cảm ứng điện từ thì đòi hỏi từ thông thay đổi. Muốn có từ thông thay đổi thì trong dòng điện phải có thành phần xoay chiều.

vanthanhbk06D6

02-12-2009, 16:46

đúng vậy dòng điện đi qua đuợc máy biến áp tự ngẫu hay là máy biến áp xung đó bạn vì máy biến áp tự ngẫu có 3 cuộn dây mà công suất truyền qua gôm có công suất điện và công suất từ vậy đối với dòng một chiều vẩn chạy qua đuợc nhưng ko có ý nghĩa j hết

banhmytron

03-12-2009, 01:35

tại sao không qua được vậy

banhmytron

03-12-2009, 01:44

dòng điện sinh ra do có chênh lệch điện thế. do đó dòng điện 1 chiều đi qua cuộn dây vẫn tạo nên nam châm điện, nghĩa là vẫn tạo nên từ trường. vì thế, khi dòng điện 1 chiều đi qua cuộn sơ cấp, thì từ trường sinh ra trong lõi sắt sẽ ứng trên cuộn thứ cấp, và sẽ sinh ra dòng điện ở cuộn thứ cấp.

Tiểu Thư Kiêu Kỳ

06-12-2009, 11:58

Anh BMT mất căn bản lớp trung học rồi.

Người ta định nghĩa dòng một chiều là dòng có chiều và trị số không đổi theo thời gian.

chicken_home8x

07-12-2009, 13:08

Anh BMT mất căn bản lớp trung học rồi. Người ta định nghĩa dòng một chiều là dòng có chiều và trị số không đổi theo thời gian. Bác có bị nhầm không đấy, theo em được biết là dòng điện KHÔNG ĐỔI mới có cường độ và chiều không đổi theo thời gian.

Còn dòng điện 1 chiều vẫn qua được Máy Biến Áp nếu trị số của dòng điện 1 chiều biến thiên (tức là cường độ thay đổi)

Bác có bị nhầm không đấy, theo em được biết là dòng điện KHÔNG ĐỔI mới có cường độ và chiều không đổi theo thời gian. Còn dòng điện 1 chiều vẫn qua được Máy Biến Áp nếu trị số của dòng điện 1 chiều biến thiên (tức là cường độ thay đổi) theo định nghĩa trên wiki Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích. Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, tế bào năng lượng mặt trời. Dòng điện một chiều có thể di chuyển trong vật dẫn như dây điện hoặc trong các vật liệu bán dẫn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_b%C3%A1n_d%E1%BA%ABn), vật liệu cách điện (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=V%E1%BA%ADt_li%E1%BB%87u_c%C3%A1ch _%C4%91i%E1%BB%87n&action=edit&redlink=1) hoặc trong chân không (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n_kh%C3%B4ng) ví như trong các chùm ion (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%C3%B9m_ion&action=edit&redlink=1) hoặc chùm electron (http://vi.wikipedia.org/wiki/Electron). Trong dòng một chiều, các điện tích (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_t%C3%ADch) chuyển động theo cùng một hướng, khác với dòng điện xoay chiều (http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B2ng_%C4%91i%E1%BB%87n_xoay_chi%E1%BB%81u). Trước đây, dòng điện xoay chiều thường được gọi là dòng Galvanic.

có thể tham khảo thêm tại đây : http://en.wikipedia.org/wiki/Direct_current

Tiểu Thư Kiêu Kỳ

08-12-2009, 10:25

Nếu dùng phép phân tích chuỗi Fourier thì dòng điện có chiều không đổi và có trị số thay đổi theo thời gian sẽ bao gồm: 1/. Thành phần một chiều. (Thành phần có giá trị không đổi theo thời gian). 2/. Thành phần xoay chiều, tần số cơ bản. 3/. Thành phần xoay chiều, tần số họa tần bậc cao. Trong đó các thành phần xoay chiều mới cảm ứng và truyền năng lượng qua máy biến áp. Còn thành phần một chiều không có tác dụng truyền năng lượng qua máy BA.

Nếu anh nào tìm ra được một loại vật liệu, một nguyên lý nào để chế tạo ra máy biến áp một chiều, chắc chắn sẽ được tôn vinh là nhà bác học giỏi nhất web điện.

thienthanh

10-12-2009, 08:53

Bác công nương kiêu kỳ nói đúng đó, điện 1 chiều làm gì có thể cảm ứng được qua máy biến áp, cơ bản tần số của nó bằng 0

vthcm2010

10-11-2010, 21:45

các bác học điện nhiều quá nên vấn đề cơ bản mà trả lời vòng vo tam quốc quá đi.Mình xin trả lời như sau: - Dòng điện một chiều không đi qua được MBA.Dòng điện xoay chiều mới đi qua được,Bởi vì nguyên lý làm việc của MBA là phải có từ trường biến thiên thì mới xuất hiện suất điện động trong cuộn thứ cấp MBA.(tần số của cuộn thứ cấp = tần số của cuôn sơ cập.Các bác nên nhớ là MBA chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thay đổi cấp điện áp.)

- Còn MBA xung trong điện tử công suất sở dĩ có dòng đi qua thực chất dòng qua MBA không phải là dòng một chiều mà là dòng xung(xung vuông hay xung gì gì đó tuỳ theo mạch điều chế - Nó giống dòng xoay chiều nhưng mà không phải theo hình sin)xung đó cũng biến đổi nên bên thứ cấp mới xuất hiện một xung cảm ứng (giống SĐĐ cảm ứng)

tsunami8x

11-11-2010, 08:16

các bác học điện nhiều quá nên vấn đề cơ bản mà trả lời vòng vo tam quốc quá đi.Mình xin trả lời như sau: - Dòng điện một chiều không đi qua được MBA.Dòng điện xoay chiều mới đi qua được,Bởi vì nguyên lý làm việc của MBA là phải có từ trường biến thiên thì mới xuất hiện suất điện động trong cuộn thứ cấp MBA.(tần số của cuộn thứ cấp = tần số của cuôn sơ cập.Các bác nên nhớ là MBA chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thay đổi cấp điện áp.) - Còn MBA xung trong điện tử công suất sở dĩ có dòng đi qua thực chất dòng qua MBA không phải là dòng một chiều mà là dòng xung(xung vuông hay xung gì gì đó tuỳ theo mạch điều chế - Nó giống dòng xoay chiều nhưng mà không phải theo hình sin)xung đó cũng biến đổi nên bên thứ cấp mới xuất hiện một xung cảm ứng (giống SĐĐ cảm ứng)

Em ngĩ bác cần phân biẹt dòng điện một chiều và dòng không đổi. Dòng ko đổi thì ko qua được, còn dòng 1 chiều thì khác. Biến áp này làm việc ở chế độ động,tức là trong những khoảng thời gian rất ngắn của quá trình quá độ thôi. em thấy nhiều ở trong các bộ AVR, hum nào có thời gian em tìm lại sơ đồ cho bác, chắc nó còn ở trong tập tài liệu năm thứ 4 em cất kỹ đi rồi.

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

A. Tác dụng cơ

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng quang

D. Tác dụng từ

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

A. Tác dụng cơ

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng quang

D. Tác dụng từ.

Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

B. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều,

C. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.