Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp:giá bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp thì có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm còn thể hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất của các nhà quản trị. Mặt khác, giá bán là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm do vậy nó ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của chính doanh nghiệp trên thương trường.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

Chính vì vây, các quyết định về giá bán sản phẩm thường là những quyết định chiến lược sống còn của doanh nghiệp và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố bên trong, bên ngoài, nhân tố tích cực, tiêu cực, nhân tố định tính và định lượng..

Những nhân tố này có thể chia thành 2 nhóm cơ bản:

  • Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

  • Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

  • Mục tiêu của doanh nghiệp: đây không phải là nhân tố tác động trực tiếp song là nhân tố tác động gián tiếp tới việc hình thành giá bán khác nhau. Các mục tiêu của doanh nghiệp thường thể hiện trong từng giai đoạn khác nhau, có thể mục tiêu trước mắt là lợi nhuận hay cạnh tranh với đối thủ hay có thể mục tiêu cuối cùng là phi lợi nhuận hay lợi nhuận hoặc doanh nghiệp được hỗ trợ ngân sách hoạt động hay tự chủ kinh phí.. Tất cả những mục tiêu đó đều ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm của doanh nghiệp.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

  • Chính sách marketing trong doanh nghiệp: đây là yếu tố quan trọng đến quyết định định giá sản phẩm. Thông thường giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Chính sách bán hàng được thực hiện thông qua một chuỗi các công việc từ khi quảng cáo thâm nhập thị trường, xây dựng hệ thống phân phối bán hàng, bảo hành sau khi bán.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

  • Chi phí sản xuất ra sản phẩm: là yếu tố có tính chất quyết định tới việc hình thành và vận động của giá bán sản phẩm. Chi phí của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, đó là nhân tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển như thế nào trên thị trường. Do vậy chỉ cần sự thay đổi đáng kể của chi phí, các nhà quản tri lại có quyết định định giá mới.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

2**.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp**

Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp thì các nhà quản trị thường không kiểm soát và thay đổi được. Các nhân tố bên ngoài thường tồn tại một cách khách quan và tác động trực tiếp tới sự hình thành các mức giá khác nhau. Do vậy các quản lý phải cân nhắc, phân tích cẩn thận các yếu tố bên ngoài để xác định mức ảnh hưởng như thế nào trong các quyết định, định giá bán sản phẩm của mình.

  • Nhu cầu thị trường: là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ nhà quản trị kinh doanh nào. Trước khi nhà quản trị đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, cần phải tính toán ngay sản phẩm đó tiêu thụ ở thị trường nào và phục vụ cho ai, nắm bắt thông tin về số lượng khách hàng có nhu cầu, mức thu nhập của khách hàng, số lượng các sản phẩm cùng loại trên thị trường và khối lượng các sản phẩm của từng nhà cung cấp ra thị trường. Các nhà quản trị cũng cần dự đoán xu hướng vận động nhu cầu của thị trường để đưa ra các quyết định định giá sản phẩm đúng thời điểm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

  • Tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường: đây là nhân tố rất quan trọng trong các quyết định định giá bán sản phẩm. Đối với các sản phẩm độc quyền bán, nhà quản trị có thể định giá bán sản phẩm cao nhằm thu tối đa lợi nhuận. Đối với các sản phẩm cạnh tranh nhà quản trị đưa ra giá bán phù hợp vì nếu giá bán cao quá sẽ không tiêu thụ được, hoặc giá bán thấp quá, doanh nghiệp sẽ mất đi một mức lợi nhuận. Do vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu yếu tố cạnh tranh trên thị trường thông qua những điểm như : Uy tín và vị thế của doanh nghiệp, Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp như thế nào, Các chỉ tiêu tài chính đã minh bạch trên thị trường chứng khoán ra sao…

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

  • **Các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ: **các chính sách kinh tế này được thể hiện từ những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước-quy định những điều mà doanh nghiệp phải chấp hành trong việc định giá sản phẩm như không lũng đoạn thị trường. Đối với các sản phẩm đặc biệt có tính chất thiết yếu hay quốc phòng, nhà nước can thiệp vào các quyết định giá. Nhà nước có thể đưa ra các khung giá quy định, trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa đưa ra các mức giá phù hợp. Các quy định của các Bộ, Tỉnh về quy hoạch tổng thể hay chiến lược phát triển dài hạn đều ảnh hưởng đến các quyết định định giá bán sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp. Sự ổn định về chế độ chính trị là nhân tố quyết định đến quá trình thu hút đầu tư và định giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu, phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô tại địa phương mình kinh doanh để đưa ra các quyết định, định giá bán sản phẩm cho phù hợp.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

  • Các nhân tố tổng thể trong môi trường kinh doanh: đó là những yếu tố nhà quản trị cần thu thập, phân tích để đưa ra các quyết định định giá bán sản phẩm phù hợp. Các yếu tố này bao gồm số lượng dân số, điều kiện tự nhiên của các vùng miền, trình độ kỹ thuật, công nghệ của từng nơi. Các yếu tố này thông thường có mối quan hệ với nhau trong quá trình phân tích để đưa ra quyết định.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

Ví dụ: các tỉnh đồng bằng thường tập trung một lượng dân cư dồi dào, có mức thu nhập đáng kể, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, do vậy có lợi thế so sánh hơn các tỉnh miền núi nên giá cả tại hai vùng miền này sẽ có sự điều chỉnh phù hợp.

Trên đây là các yếu tố chính gây tác động đến các quyết định về giá sản phẩm của doanh nghiệp,yếu tố quyết định sống còn ảnh hưởng đến thành công của mỗi doanh nghiệp. Phần sau mình sẽ đưa ra các bài toán cụ thể để đưa ra cách tính định giá trong một số trường hợp đực trưng sau.

Mức bán sản phẩm ra thị trường là gì

Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.

 

Wet market in Singapore

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.

Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.[1]

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.

Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

  • Xuất hiện phân công lao động xã hội
  • Xuất hiện các chủ thể kinh tế độc lập với nhau
  • Chợ truyền thống : Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận (mặc cả) giá của hàng hóa
  • Chợ online: Nơi người mua được lựa chọn và so sánh giá cả
  • Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa
  • Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian
  • Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá

Ấn định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số lượng hàng của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng một cách tách biệt được. Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua như thế nàomua cho ai.

  • Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào.
  • Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa
  • Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  • Tính đồng nhất hay sự giống nhau của sản phẩm là mức độ mà một đơn vị sản phẩm giống với một đơn vị sản phẩm khác được đem ra mua bán. Có những cấp độ theo đó các sản phẩm đưa ra giao dịch giống nhau. Thực tiễn trắc nghiệm cho thấy, sản phẩm có tính đồng nhất hay không là việc sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho sản phẩm kia, việc thay thế sản phầm này bằng sản phầm kia mang tính đồng nhất sẽ không làm thay đổi giá trị thị trường.
  • Chi phí vận chuyển giữ vai trò quan trọng. Sản phẩm càng có giá trị so với chi phí vận chuyển sản phẩm, thị trường càng rộng lớn và ngược lại chi phí vận chuyển càng lớn so với giá trị hàng hóa thì thị trường càng hẹp. Ví dụ thị trường gạch ngói là một thị trường địa phương; Mặt khác, thị trường vàng thỏi là thị trường toàn cầu.
  • Chi phí thông tin liên lạc cũng giới hạn phạm vi của thị trường. Đối với người nội trợ đi chợ, thường thì chẳng đáng bỏ công ra đi tìm ra đúng chỗ bán mớ rau rẻ nhất. Nhưng đối với một số mặt hàng, các chi phí thông tin liên lạc cực cao. Thị trường bất động sản là một điển hình. Muốn biết rõ có bao nhiêu ngôi nhà định bán, ta sẽ phải dành rất nhiều thời gian tìm hiểu và tốn kém chi phí; do đó, sẵn sàng chi tiền hoa hồng hay tiền "cò" cho người trung gian giúp để có được một ngôi nhà ưng ý.
  • Cơ chế thị trường
  • Giá cả thị trường
  • Kinh tế thị trường

  1. ^ [1] THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thị_trường&oldid=69008276”