Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Nhà triết học Jean-Paul Sartre từng nói: “Nếu bạn cô đơn khi ở một mình, tức là bạn đang không ổn với chính mình.” Sống một mình chẳng có gì to tát cả nếu bạn biết tự tạo niềm vui cho mình. Nhưng nếu cần có người ở bên thì chắc chắn sẽ rất cô đơn u sầu, thậm chí sẽ thấy cuộc sống này thật nhàm chán và vô vị. “Một mình” và “cô đơn” giống nhau khi nói lên rằng bạn đang không ràng buộc với ai. Nhưng 2 trạng thái này sẽ có ý nghĩa và giá trị khác nhau như thế nào lại đến từ cách nhìn nhận của chính người trong cuộc.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Hiện tại bạn không tìm thấy người phù hợp thì ở một mình không phải sẽ tốt hơn sao? Bây giờ không có ai kề cạnh nhưng một ngày nào đó, không có nghĩa là sẽ không có ai bất ngờ đến quậy tưng bừng thế giới của bạn, lấy đi quỹ thời gian vốn đã ít ỏi để dành cho bản thân sau những nhọc nhằn của công việc. Sống một mình sẽ không cô đơn nếu bạn biết:

Học cách ở cạnh mình trong thế giới bận rộn. Đây chắc chắn là bài học mà mỗi người ai cũng cần phải học; bởi dù có ở trong một mối quan hệ, giữa một buổi tiệc náo nhiệt hay sau một cuộc tụ tập bè bạn, lắm lúc bạn vẫn cảm thấy cô đơn như thường. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần dành thời gian một mình. Chúng ta đều có thể ở một mình chỉ là chưa thật sự biết cách, thậm chí còn mặc định rằng một mình là điều gì đó hết sức khủng khiếp.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Cô đơn là thụ động, một mình là chủ động. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh khi ở một mình đúng cách sẽ giúp ích cho chất lượng đời sống tinh thần rất nhiều như gia tăng sự thấu cảm, nuôi dưỡng sự sáng tạo, làm việc hiệu quả, rèn luyện sự bình tĩnh… Cũng tức là nói, bạn hiểu vì sao mình độc thân, duy trì trạng thái này trong bao lâu, hiểu rõ mình đang chọn ưu tiên điều gì trong giai đoạn này.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Trân trọng và tận dụng khoảng thời gian hiện có một cách triệt để. Có vô vàn thứ mà chỉ khi bạn thật sự có nhiều thời gian một mình mới có thể làm được, nó là chiếc chìa khóa cho sự phát triển của cá nhân. Bạn lắng nghe bản thân nhiều hơn, học thêm những kỹ năng mới, phát hiện thêm tài lẻ nào đó, khám phá những sở thích mới, duy trì và bồi đắp thêm cho sở thích hiện tại của mình…

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Ngẫu hứng làm điều mình thích. Thay vì cứ tan sở lại phải canh đồng hồ tất tả chạy đi gặp người yêu mỗi ngày, bạn có thể nảy ra những ý tưởng thú vị như đan lát, thêu thùa, đi ăn lẩu suất dành cho 2 người, xem phim kinh dị một mình, nấu món ăn mới… Việc làm những điều mới có thể giúp bạn không chỉ gia tăng sự hạnh phúc mà còn giúp xoa dịu những áp lực sẵn có.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Thay đổi cũng không phải chuyện gì xấu. Điều này đặc biệt đúng với những người vừa bước ra khỏi một mối quan hệ. Sự thay đổi diễn ra quá nhanh khiến bạn sợ hãi, cảm giác một mình bây giờ khá khó đối mặt. Nhưng sự thích nghi cần thời gian và bạn sẽ sớm được xoa dịu. Đôi khi sự thay đổi sẽ đem lại những điều tốt đẹp hơn, mở ra cho bạn nhiều cơ hội như mở rộng mối quan hệ, thay đổi những thói quen nhàm chán…

Độc thân không phải là tận thế. Những kẻ đang yêu thậm chí cũng có những nỗi lo và bất an riêng. Sống một mình chẳng có gì to tát, còn có rất nhiều thứ đáng lo hơn như thiên tai, mất việc làm, nghèo khổ… Dù thất tình hay chưa có người yêu, bạn vẫn đang thở và may mắn hơn rất nhiều người.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào

Tình yêu chỉ là một phần trong cuộc đời rất dài. Nếu bạn có nghe qua hoặc từng xem bộ phim gây sốt màn ảnh Hàn Quốc năm rồi là “Crash Landing on You” thì sẽ thôi băn khoăn về thời điểm nào người ấy sẽ xuất hiện. Như tên Việt hóa của phim, “Tình yêu giáng xuống” hay “Báo động khẩn, tình yêu hạ cánh”, tình yêu luôn xuất hiện vào những khoảnh khắc bạn không thể ngờ tới. Đừng quá để tâm vào chuyện tình cảm, vì bạn không bao giờ biết mình sẽ yêu ai và vào thời điểm nào đâu.

Thực hiện: Huyền My Trương

“Chơi vơi đứng giữa cuộc đời, cô đơn không muốn về nhà

Chờ mong ai nắm tay tôi sẻ chia và động lòng khi tôi khóc...”

Có khi nào bạn chạnh lòng khi nghe lời bài hát này, thấy như người hát nói hộ lòng mình?

Mặc dù nhiều định nghĩa về cô đơn, mô tả nó như là trạng thái ở một mình hoặc cô độc, nhưng cô đơn thực sự là một trạng thái tinh thần, thuộc cảnh giới tâm hồn. Đã ai thống kê được hết các nguyên nhân dẫn tới cảm giác cô đơn? Chẳng thể nào! Cô đơn không có một nguyên nhân chung duy nhất, vì vậy các phương pháp “điều trị” cho trạng thái tâm trí bị tổn thương này rất khác nhau. Và theo các chuyên gia, cô đơn không phải lúc nào cũng có nghĩa là chỉ có một mình. Thay vào đó, cảm giác bị cô lập và đơn độc mới là vấn đề quan trọng nhất.

Những nguyên nhân nào gây ra sự cô đơn?

Một số chuyên gia y tế cho rằng sự cô đơn có thể có mối liên hệ chặt chẽ với di truyền. Các yếu tố khác góp phần vào sự cô đơn bao gồm các biến cố có điều kiện, chẳng hạn như chuyển đến một địa điểm mới, ly hôn và sự cô lập về thể chất. Cái chết của một người quan trọng trong cuộc đời của ai đó, một chứng rối loạn tâm lý như trầm cảm, hoặc các yếu tố nội tại như lòng tự trọng thấp, sự mặc cảm tự ty… đều có thể dẫn đến cảm giác cô đơn. Những người thiếu tự tin vào bản thân đôi khi nghĩ rằng họ không đáng được người khác chú ý. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến sự cô đơn mạn tính và tự cô lập.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào
Cô đơn nếu không được "điều trị" có thể nhấn chìm bạn vào cảm giác buồn bã, cô đơn mạn tính

10 cách đối phó với cô đơn

1. Khám phá đức tin của bạn

Các nghiên cứu tâm lý học đều chỉ ra những người có đức tin hay niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh có xu hướng ứng phó tốt hơn với cô đơn. Bởi lẽ các cộng đồng đức tin sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các cuộc gặp gỡ xã hội tích cực. Nếu bạn là một thành viên trong đó, bạn không cần phải là người nổi bật, không bắt buộc phải tốt nhất, không nhất thiết có mối quan hệ mật thiết với ai đó nhưng vẫn có cảm giác thuộc về số đông. Quan trọng nhất, đức tin thường giúp mọi người đi theo một nền nếp chung mà trước đó họ có thể không kiểm soát được trong cuộc sống. 

2. Hãy độc lập và thực tế

Trong cuộc sống, nếu bạn có những tiêu chuẩn, nên là những điều thực tế. Nhất là trong các mối quan hệ xã hội. Chẳng hạn bạn cần chấp nhận rằng, bạn có thể thiết lập những mối quan hệ vui vẻ tốt đẹp với nhiều người khác nhau, và điều đó là bình thường. Họ không nhất định phải trở thành bạn bè của bạn suốt đời. Ngoài ra, đừng mơ tưởng những điều không thực tế , chẳng hạn như dựa dẫm vào một người khác quá nhanh, quá nhiều hoặc mong đợi quá sớm, đòi hỏi nhiều từ một mối quan hệ mới.

3. Nghĩ xa hơn bản thân

Cô đơn chỉ là cảm giác, đó không phải là tất cả con người bạn. Nỗi buồn bã do cô đơn, sự trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy chìm vào bên trong bản thân mình. Chăm sóc bản thân là điều quan trọng, nhưng khả năng suy nghĩ về nhu cầu của người khác cũng là yếu tố không thể thiếu để phát triển cá nhân có ý thức. Đừng quá bận tâm với sự cô đơn của chính mình mà bỏ bê việc kết nối với những người xung quanh. Nếu nghĩ đến người khác, điều khác ngoài bản thân mình, bạn sẽ vượt qua nỗi cô đơn.

4. Tiếp cận với một người cô đơn khác

Những người cô đơn thường trở nên cô lập hơn vì họ có thể coi sự cô đơn là thứ dễ lây lan. Mặc dù hiện tại bạn đang cảm thấy cô đơn, nhưng bạn có thể nhận được sự thúc đẩy tinh thần khi tiếp cận với một người khác đang buồn bã cô đơn như bạn. Nhiều người tin rằng, có một phần thưởng tinh thần tuyệt vời dành cho những người tiếp cận và giúp đỡ với những người đang đau khổ và làm như vậy, bạn cũng có thể giúp đỡ chính mình.

5. Xem phim hoặc đọc tiểu thuyết

Bạn có thể xem một bộ phim một mình hay với một số bạn bè- điều này không quan trọng. Quan trọng là bạn đắm mình vào một câu chuyện thú vị và sẽ xóa bỏ những suy nghĩ về sự u ám và diệt vong mà sự cô đơn mang lại. Một tiểu thuyết, một cuốn sách hư cấu hay cũng có tác dụng tương tự. Một lần nữa, điều quan trọng là bạn phải gạt tâm trí của mình ra khỏi cảm giác cô đơn.

6. Tham gia hoạt động tình nguyện

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động tình nguyện mang lại lợi ích cho người tình nguyện cũng như người được giúp đỡ. Bằng cách tập trung vào nhu cầu của người khác, tâm trí của bạn sẽ tránh xa những suy nghĩ về sự cô đơn. Khi bạn mang đồ ăn cho người vô gia cư, tham gia vận chuyển hàng cứu trợ, đọc sách cho trẻ em ở trường tiểu học hoặc thăm hỏi người già neo đơn... chẳng còn sự cô đơn nào choán tâm trí bạn ngoài những cảm xúc tốt đẹp về tình người, về những điều ấm áp.

Nếu phải sống cô độc giữa cuộc đời bạn sẽ trở nên như thế nào
Nghĩ tới người khác, tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ cộng đồng, bạn sẽ thoát khỏi nỗi cô đơn, buồn chán- Ảnh minh họa

7. Nuôi một con vật cưng dễ thương

Một trong những khía cạnh thách thức nhất của sự cô đơn là sự cô lập và mất tương tác xã hội. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sở hữu một con vật cưng có thể giúp bù đắp cho sự thiếu vắng sự đồng hành của con người và giảm bớt cảm giác cô đơn, đặc biệt là đối với những phụ nữ sống một mình. Một con mèo mềm mại hoặc một chú chó lông xù sẽ mang đến rất nhiều điều kỳ diệu nhỏ bé có tác dụng cổ vũ tinh thần bạn. Ngay cả một con cá vàng hay con chim hoàng yến xinh đẹp cũng có thể làm nên những thay đổi tích cực cho tâm trạng của bạn.

8. Đi bộ hoặc chạy

Chạy từ 15 phút trở lên mỗi ngày trong 3-5 ngày mỗi tuần có thể xua tan đáng kể cảm giác cô đơn. Hoặc 30 phút đi bộ cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn ngay lập tức. Thay đổi lối sống có thể không chữa khỏi sự cô đơn, nhưng chúng có thể giúp ích khi đối mặt với sự cô đơn. Điều này khoa học đã chứng minh: Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra các chất hóa học gọi là endorphin, có thể cải thiện tâm trạng và giảm thiểu cảm giác buồn bã mà cô đơn mang lại.

9. Xem lại ảnh cũ

Lấy những bức ảnh cũ ra và hồi tưởng những ngày tháng tươi đẹp với một người bạn, hoặc người thân. Nhớ lại những ngày đã qua từ lâu của bạn, và những khoảnh khắc riêng tư, những kỷ niệm sẽ khiến bạn tràn ngập nỗi nhớ... Và những ký ức bị lãng quên từ lâu trở về sẽ khiến bạn quên đi tất cả nỗi cô đơn.

10. Liệu pháp hành vi nhận thức và các loại trị liệu khác

Nghiên cứu cho thấy những người càng cô đơn, càng cảm thấy chán nản. Đáng ngại là sự cô đơn có xu hướng trầm trọng hơn khi ở bên những người khác, giữa một đám đông. Kết quả là, sự gặp gỡ không đem lại tác dụng chữa lành cho người cô đơn. Khi rơi vào trường hợp này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn liệu pháp tâm lý hoặc những phương thức trị liệu khác, đặc biệt nếu sự cô đơn đi kèm với chứng trầm cảm. Một số liệu pháp hành vi nhận thức có thể thay đổi cách bạn suy nghĩ và hành động, để giúp bạn bớt cô đơn hơn và làm được nhiều việc tích cực hơn với cuộc sống của bạn. Quan trọng nhất là để ngăn chặn sự cô đơn trở thành mạn tính.


Minh Thu