Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Có nên sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh không?

Trả lời: Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sở-quai bi-rubella.

Trẻ đến lịch đi tiêm nhưng sức khỏe không được tốt thì có nên tiêm phòng hay không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Trong đó, Trung tâm tiêm chủng VNVC nhận được rất nhiều câu hỏi như “trẻ bị ho có nên tiêm phòng hay không?”; “trẻ đang uống thuốc kháng sinh thì có tiêm được không” “trẻ bị tiêu chảy thì có nên tiêm phòng hay không”.

Một số thông tin sau sẽ giúp các bậc phụ huynh biết làm gì trước khi đưa tiêm phòng cũng như biết được khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ?

Sau đây là những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng:

Trẻ đang ho, uống kháng sinh, tiêu chảy có được tiêm phòng không?

Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng rất thường gặp các triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy.

Nếu trong trường hợp trẻ bị sốt, tiêu chảy và đang dùng thuốc kháng sinh, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé.

Nếu trẻ mọc răng nhưng không sốt, trẻ vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi, bác sĩ sẽ thăm khám sau đó sẽ chỉ định tiêm hay hoãn tiêm tùy trường hợp cụ thể.

Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, 100% khách đến tiêm sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đánh giá có đủ điều kiện được tiêm chủng hay không. Chi phí khám sàng lọc trước và sau khi tiêm sẽ được miễn phí hoàn toàn. Liên hệ hotline: 1800 6595 để được tư vấn.

Video đề xuất:

Vậy, khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm ngừa?

Trong một số trường hợp sức khỏe của bé không tốt, việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Những trường hợp sẽ được được hoãn lại tiêm phòng và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa gồm:

  • Trẻ đang sốt cao >37,5oC hoặc hạ thân nhiệt <35,5oC
  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
  • Đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma) có nguy cơ viêm nhiễm toàn thân.
  • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính…)
  • Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.

Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm. Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
Xem thêm:

  • Những Điều Cần Biết Trước Tiêm Chủng
  • Những Điều Cần Biết Sau Tiêm Chủng

Thông thường, bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe để xem có đủ điều kiện để tiêm chủng hay không như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không?
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không? Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Bác sĩ đang khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ (ảnh tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Hà Nội – số 180 Trường chinh, quận Đống Đa)

Ngoài ra, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.

Các loại vắc xin tiêm ngừa sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu trẻ được tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm ngừa

Tóm lại, lưu ý quan trọng nhất khi đưa bé đi tiêm chủng chính là không bỏ qua việc khám sàng lọc và kiểm tra sức khỏe của bé. Ngoài tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ, kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng có chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

00:07 23/09/2021

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa
Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa
Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Viêm màng não là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong trên 50%. Khoảng 30-50% trẻ sau điều trị có nguy cơ gánh...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Lịch tiêm phòng vắc xin năm 2022 đã có những khuyến nghị và cập nhật mới nhất. Năm 2022, bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam tiếp tục...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Thời điểm giao mùa là điều kiện “lý tưởng” cho các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát, mà nổi cộm nhất là viêm...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin đã ngăn ngừa 2.5 triệu ca tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và giúp hàng...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, TP.HCM đã ghi nhận hơn 3,000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Liên Hiệp Quốc đã đưa ra cảnh...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ là để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Vì nhiều lý do khác nhau như quên, lo ngại trẻ ốm sốt, thiếu thông tin về các loại vắc xin… mà nhiều bậc phụ huynh làm...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Bám sát lịch tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Thời tiết giao mùa nắng, ẩm bất thường báo hiệu các dịch bệnh ở trẻ em, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp và bệnh truyền...

Xem Thêm

Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa
Ngưng kháng sinh bao lâu thì chích ngừa

Có rất nhiều trường hợp trẻ đang uống thuốc kháng sinh nhưng lại đến thời điểm chủng ngừa theo lịch. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không hay trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

1. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến vắc xin không?

Bạn đang thắc mắc trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Để trả lời câu hỏi uống kháng sinh có tiêm phòng được không, cùng xem thuốc kháng sinh có ảnh hưởng gì đến tác dụng của việc chủng ngừa bằng vắc xin hay không.

Thực tế, thuốc kháng sinh không ảnh hưởng gì đến các thành phần trong vắc xin hoặc gây phản ứng bất thường cho trẻ vừa được tiêm phòng. Thành phần của nhiều loại vắc xin cũng chứa một lượng nhỏ thuốc kháng sinh để ngăn vi khuẩn sống trong chất lỏng vắc xin xuyên suốt quá trình sản xuất và hoàn toàn không gây hại cho con người. Thậm chí, sau khi tiêm vắc xin, nếu cần kháng sinh để chữa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ. Trong trường hợp này, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin.

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể tác động đến hiệu quả của vắc xin. Chẳng hạn như thuốc kháng virus herpes có thể làm giảm tác dụng của vắc xin thủy đậu. Vì vậy, trước khi cho trẻ tiêm phòng, phụ huynh cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ kê toa. Những trẻ cần phải tiêm vắc xin trong khi đang uống bất kỳ loại thuốc nào cần được khám sàng lọc kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng sức khỏe.

2. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Vắc xin có thể gây kháng kháng sinh không?

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không vì vắc xin có thể gây kháng kháng sinh? Nhiều phụ huynh lo lắng rằng trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không, vì sợ rằng vắc xin có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vắc xin thực chất không gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh nào, mà còn hoàn toàn ngược lại: vắc xin hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh chỉ xảy ra khi vi khuẩn tìm được cách để trốn một loại thuốc kháng sinh, và sau đó truyền cách đó cho thế hệ vi khuẩn tiếp theo thông qua hệ gene. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài. Trong khi đó, vắc xin lại có tác dụng ngược lại với vấn đề kháng kháng sinh ở trẻ. Thực tế, vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi trẻ tiêm vắc xin mà đang dùng thuốc kháng sinh, vắc xin sẽ ngăn chặn nhiễm trùng, bắt đầu bằng cách ngăn chặn các khuẩn lạc vi trùng phát triển và ngăn chặn việc các vi khuẩn học được bất kỳ thủ thuật kháng thuốc nào ngay từ đầu.

Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc vắc xin có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh thì câu trả lời là “không”. Đối với vấn đề trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp để có được câu trả lời.

3. Giải đáp thắc mắc: Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Những băn khoăn của phụ huynh về việc trẻ em uống kháng sinh có tiêm phòng được không là hoàn toàn có thể hiểu được. Do hệ miễn dịch còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh vì thế đôi khi cần phải uống thuốc kháng sinh, đồng thời cũng là đối tượng cần phải chủng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm nhất. Do đó, thật hợp lý khi cha mẹ hỏi rằng uống kháng sinh có tiêm phòng được không, liệu hệ thống miễn dịch của trẻ có đáp ứng được thách thức trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ miễn dịch liên quan đến vắc xin trong khi bé đang chiến đấu với các bệnh nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh hay không. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng, việc chủng ngừa khi trẻ đang dùng thuốc kháng sinh không nguy hiểm. Vắc xin vẫn sẽ làm nhiệm vụ của vắc xin và thuốc kháng sinh cũng vậy.

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ, bác sĩ không được từ chối việc tiêm chủng nếu một người đang dùng thuốc kháng sinh. Đối với hầu hết trẻ em, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh nhẹ (như nhiễm trùng tai) sẽ không khiến các bé không được tiêm chủng đúng lịch. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh vừa hoặc nặng lại là chuyện khác và sẽ được giải thích ở bên dưới.

Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Điều quan trọng cần chú ý là, mặc dù đáp án cho vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không là “được”, nhưng nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh mà vẫn tiêm vắc xin, thì có thể gây ra nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vắc xin và triệu chứng của bệnh vừa hoặc nặng. Những triệu chứng của bệnh cảm cúm, ho… do nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phải uống thuốc kháng sinh để điều trị, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh… giống hệt với những phản ứng sau tiêm phòng. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ bị bệnh vừa hoặc nặng phải uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp thông tin dưới đây.

Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Sau khi đã có được câu trả lời cho vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn cùng tìm hiểu trẻ đang ốm có tiêm phòng được không.

1. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ

Bệnh nhẹ thường không phải là chống chỉ định, càng không phải lý do để trì hoãn việc chủng ngừa theo lịch tiêm chủng của trẻ. Trẻ bị bệnh nhẹ vẫn có thể được tiêm vắc xin, ngay cả khi trẻ bị sốt. Dựa theo lịch chủng ngừa của trẻ, bác sĩ có thể quyết định loại vắc xin nào mà bé vẫn có thể được tiêm khi đang ốm một cách an toàn. Mặc dù phụ huynh có thể hoãn lịch tiêm nếu trẻ bị sụt sịt, đau bụng hoặc sốt nhẹ, nhưng các bác sĩ tại các tổ chức y tế hàng đầu, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, bệnh nhẹ thường không phải là lý do để ngừng tiêm chủng.

Nếu bạn không biết tình trạng bệnh của bé là nhẹ hay nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc những đặc điểm mà trẻ vẫn có thể chủng ngừa sau đây:

  • Bé sốt nhẹ (dưới 38.3 độ C)
  • Cảm lạnh, sổ mũi hoặc ho
  • Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)
  • Tiêu chảy nhẹ

Không có lợi ích sức khỏe nào nếu chờ đợi để tiêm chủng cho trẻ khi bé bị bệnh nhẹ. Thuốc chủng ngừa không làm cho bệnh nhẹ trở nên trầm trọng hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể đáp ứng với hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, cũng như có thể đáp ứng với việc tiêm vắc xin để xây dựng khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và chống lại các bệnh nhẹ cùng một lúc. Vì vậy, nếu bé đang bị bệnh nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đi tiêm ngừa theo đúng lịch để được bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm.

Khi vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không đã không còn là băn khoăn của bạn, mà thay vào đó là liệu trẻ bị bệnh vừa và nặng có được tiêm vắc xin không, thì câu trả lời như sau.

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng các tác dụng phụ của vắc xin, các khuyến nghị cho rằng, để đề phòng với bệnh cấp tính vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tất cả các loại vắc xin cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Trẻ bị bệnh có tiêm phòng được không? Trẻ em đang dùng thuốc kháng sinh cho một bệnh vừa hoặc nặng (có hoặc không sốt) không nên chủng ngừa một số loại vắc xin cho đến khi khỏi bệnh – điều này áp dụng cho tất cả trẻ em bị bệnh, không chỉ những trẻ dùng thuốc kháng sinh. Đó là vì khó có thể xác định liệu các triệu chứng như sốt sau khi tiêm phòng là tác dụng phụ của vắc xin hay do bản thân căn bệnh đang mắc phải gây ra. Điều này có thể khiến việc chẩn đoán và điều trị một bệnh nghiêm trọng trở nên khó khăn hơn, hay thậm chí là bị bỏ qua vì nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.

Các bệnh vừa hoặc nặng cũng có thể ảnh hưởng đến các loại vắc xin mà trẻ được tiêm. Cha mẹ hãy lưu ý những trường hợp bệnh vừa hoặc nặng dưới đây để không chủng ngừa cho bé dù đã tới lịch:

  • Trẻ bị các vấn đề về sức khỏe mãn tính (như ung thư)
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu (như đang hóa trị hoặc đang dùng một số loại thuốc sau khi cấy ghép)
  • Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin trước đó hoặc thành phần trong vắc xin

Hãy liên hệ với bác sĩ để biết khi nào trẻ nên được tiêm phòng, khi nào thì không nên.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không và trẻ bị ốm có chủng ngừa được không.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.