Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Vai trò của tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết.

Giảm tiểu cầu, nguyên nhân do đâu?

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp vì ở mỗi nhóm nguyên nhân lại có các bệnh khác nhau gây nên.

Một số nguyên nhân gây bệnh đã xác định được như: bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp… Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Giảm tiểu cầu gây hiện tượng xuất huyết dưới da

Bên cạnh đó, giảm tiểu cầu còn có thể gây nên do độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…

Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Dấu hiệu cảnh báo giảm tiểu cầu

Xuất hiện vết bầm tím trên da:  Đây là một trong những biểu hiện phổ biến của giảm tiểu cầu. Dấu hiệu này xuất hiện khi chỉ số tiểu cầu dưới mức trung bình cho phép nhưng chưa bị tụt quá thấp.

Cơ thể mệt mỏi, cảm giác như tụt huyết áp: Rất nhiều người có những triệu chứng như cơ thể mệt lả, choáng váng, buồn ngủ… cũng cần phải kiểm tra công thức máu vì rất có thể do tiểu cầu giảm dễ nhầm lẫn với tụt huyết áp.

Phụ nữ bị rong kinh, rong huyết: Thông thường mỗi kỳ kinh của nữ giới mất 7 -10 ml máu, tuy nhiên nếu như thường xuyên bị mất máu nhiều hơn, kinh nguyệt gần như bị chảy máu sinh lý do tổn thương thì chị em nên kiểm tra chỉ số tiểu cầu sớm.

Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm?

Tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh vào khoảng 150.000 – 450.000 mỗi microlit máu (một phần triệu của một lít). Người bệnh được coi là giảm tiểu cầu trong máu khi lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000. Mức nguy hiểm trong giảm tiểu cầu là xuống tới 50.000, tuy nhiên, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đã ghi nhận nhiều bệnh nhân giảm tiểu cầu tới mức nghiêm trọng (< 10.000 – 20.000 tiểu cầu/microlit). Khi bị giảm tiểu cầu, tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu
  facebook.com/BVNTP

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu
  youtube.com/bvntp

Tiểu cầu có kích thước nhỏ trong tế bào máu, nắm giữ vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nên khi số lượng bị giảm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy bạn hiểu thế nào là giảm tiểu cầu, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng trên ra sao. Cùng tham khảo thông tin liên quan trong bài viết để nắm bắt hiện tượng này nhé.

14/04/2020 | Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu được tiến hành như thế nào?
27/03/2020 | Xơ gan gây giảm tiểu cầu và những điều bạn chưa biết

1. Sơ lược chung về tình trạng

Máu là chất dịch quan trọng trong cơ thể, có nhiều chức năng như: hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy tới tế bào, vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa quá trình trao đổi chất, tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể,… Thành phần của máu gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Như đã biết bạch cầu sinh ra kháng thể giúp chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể.

Và tiểu cầu, một trong những thành phần quan trọng giúp ngăn cản quá trình chảy máu khi bị thương hay nhiều người con gọi là sự đông máu. Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu khoảng từ 150.000/mcl đến 400.000/mcl.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Thành phần mạch máu 

Tình trạng giảm tiểu cầu xảy ra khi lượng tiểu cầu thấp hơn mức trung bình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Do vậy, bạn cần lưu ý vì đây là những trường hợp dễ dẫn tới nguy hiểm như gây chảy máu nội tạng, xuất huyết não do số lượng tiểu cầu bị giảm mạnh.

2. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy giảm tiểu cầu:

Tủy xương có vấn đề nên không thể sinh ra tiểu cầu

Tiểu cầu được sản sinh từ tủy xương. Một số tình trạng gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tiểu cầu của tủy như bị bệnh bạch cầu, thiếu máu, sử dụng thuốc hoá trị,… 

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Tủy xương xảy ra vấn đề gây suy giảm số lượng của tiểu cầu

Tiểu cầu bị tắc nghẽn tại lá lách

Tại vùng lá lách khi có sự xảy ra rối loạn, khả năng chống nhiễm trùng và chất gây hại trong máu không được đào thải khiến cho lá lách to gây tắc nghẽn tiểu cầu dẫn đến số lượng suy giảm.

Một số bệnh lý gây phá vỡ tiểu cầu

  • Một số thai phụ bị suy giảm tiểu cầu về số lượng, nhưng sau khi sinh xong tình trạng trên sẽ cải thiện.

  • Cơ thể bị rối loạn hệ thống miễn dịch, mắc các bệnh lý tự miễn dịch làm cho cơ thể trong tình trạng suy giảm miễn dịch, tiểu cầu.

  • Nhiễm khuẩn trong máu khiến các mạch máu bị ảnh hưởng và nghiêm trọng hơn thì tiểu cầu sẽ dễ bị phá hủy.

  • Trường hợp suy giảm tiểu cầu do xuất huyết giảm tiểu cầu, nó khiến cho máu bị đông, vón cục làm cho giảm mạnh số lượng.

  • Trương hợp bị nhiễm vi khuẩn E.coli kèm theo hội chứng ure huyết tan máu cũng dẫn tới tình trạng trên. 

  • Mắc bệnh lý về gan hoặc ung thư sẽ khiến số lượng tiểu cầu giảm thấp.

Ngoài ra khi bạn sử dụng thuốc như heparin, kháng sinh chứa sulfa có thể khiến cho hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng bị giảm tiểu cầu.

3. Dấu hiệu khi bị suy giảm tiểu cầu

Dưới đây là triệu chứng mà bạn cần lưu ý như: bầm tím, nổi mề đay, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, bị thương nhưng không cầm được máu, kinh nguyệt nhiều, máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu trực tràng,…

Tình trạng nặng hơn thì có thể bị xuất huyết trong. Một số biểu hiện khi bị xuất huyết trong là đi tiểu - đi ngoài ra máu, nôn ra máu,… Đây là những biến chứng nguy hiểm mà độc giả cần chú ý.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Xuất hiện vết bầm tím không rõ nguyên nhân

Khi có dấu hiệu trên thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và cũng như có phương hướng điều trị kịp thời.

4. Chẩn đoán và điều trị tình trạng suy giảm tiểu cầu

Để chẩn đoán rõ hơn về tình trạng trên, người ta thực hiện những xét nghiệm sau đây để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.

Các xét nghiệm được thực hiện

Thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp bác sĩ biết được số lượng tiểu cầu trong máu có giảm không, huyết sắc tố, hồng cầu và bạch cầu như thế nào và công thức của bạch cầu.

Sau khi xét nghiệm, số lượng tiểu cầu có thể bị giảm trong khi số lượng hồng cầu và bạch cầu bình thường.

Thực hiện xét nghiệm tủy đồ

Để xác định rõ hơn tình trạng trên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tủy đồ. Lúc này các bác sĩ thực hiện lấy tủy xương làm các xét nghiệm. Đây là thủ thuật xâm lấn, cần được gây tê trước khi thực hiện.

Việc tiến hành xét nghiệm này giúp các bác sĩ xem xét được rõ ràng số lượng tiểu cầu và sự phát triển của bạch cầu, hồng cầu. Mật độ tế bào của tủy như thế nào và phát hiện sớm các tế bào ác tính nếu có.

Ngoài các xét nghiệm trên, để xác định nguyên nhân gây lên tình trạng trên các bác sĩ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm kiểm tra các yếu tố giúp máu đông.

  • Xét nghiệm kháng thể trên bề mặt tiểu cầu trong huyết thanh của bệnh nhân.

  • Các xét nghiệm hệ miễn dịch FT3, FT4, LE Cell,…

  • Xét nghiệm vi sinh: Anti HCV, HIV và HbsAg,…

  • Xét nghiệm hồng cầu lưới, sắt huyết thanh, LDH,…

Đối với trường hợp giảm tiểu cầu do lách thì bác sĩ chỉ định sử dụng sóng âm để kiểm tra lá lách. 

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Các xét nghiệm cần thực hiện để xác định hiện tượng

Điều trị chủ yếu tập trung vào nguyên nhân gây bệnh

Việc điều trị dựa vào nguyên nhân gây ra giúp đạt được kết quả cao. Với mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu số lượng tiểu cầu thấp quá thì bạn cần truyền máu để bù số lượng đã mất, sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định và trường hợp lá lách to thì nên phẫu thuật để loại bỏ.

5. Bạn nên khám và xét nghiệm ở đâu?

Sau khi hiểu các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trên thì việc lựa chọn cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm cũng là điều mà các độc giả quan tâm.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế khám chữa và thực hiện xét nghiệm trên. Độc giả có thể làm xét nghiệm ở bất kỳ nơi nào. Trong đó độc giả có thể tham khảo tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Là cơ sở có trên 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại ở Việt Nam. Bạn yên tâm khi lựa chọn dịch vụ tại đây, là nơi có chất lượng dịch vụ hàng đầu cùng đội ngũ nhân viên, bác sĩ chuyên môn cao. Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là một trong những trung tâm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Bệnh viện luôn đảm bảo quy trình xét nghiệm tuân thủ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, kết quả thu được chính xác, nhanh chóng.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu trong máu

Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012

Với những thông tin về giảm tiểu cầu trên đây, khi có những dấu hiệu, bạn cần đi khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính bản thân bạn ngay từ hôm nay. Trong trường hợp cần tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm cũng như đặt lịch khám, bạn có thể liên hệ với bệnh viện qua số hotline 1900565656 để được tư vấn và hỗ trợ.