Pha HCl 1n từ HCl 37

Để pha chế axit clorua HCl từ khí Clo không hề dễ, do đó, một phương pháp pha HCl từ axit clorua đậm đặc đã được nghiên cứu ra. Hôm nay, LabVIETCHEM sẽ giới thiệu đến các bạn cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệmđối với axit clorua HCl. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau

Các khái niệm cơ bản

1. Khối lượng riêng

– Khối lượng riêng (hay còn gọi là mật độ khối lượng) là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó. Nó là đại lượng được đo bằng thương số giữa khối lượng của một vật làm bằng chất ấy (là nguyên chất) và thể tích của vật.

– Công thức tính D=m/V

Trong đó D là khối lượng riêng, đơn vị kg/m3

+ m là khối lượng, đơn vị kg

+ V là thể tích, đơn vị m3

2. Nồng độ mol

– Nồng độ mol thể tích (nồng độ phân tử gam), ký hiệu M, biểu thị số mol của một chất tan cho trước trong 1l dung dịch.

Ví dụ: 4l dung dịch chứa 2mol hạt tan tạo thành dung dịch 0.5 M, còn gọi là 0.5 phân tử gam.

Sử dụng mol có nhiều ưu điểm vì nó cho phép đo số tuyệt đối các hạt có trong dung dịch, bất kể khối lượng và thể tích của chúng.

– Nồng độ mol khối lượng: Biểu thị số mol của một chất cho trước trong 1kg dung môi.

Ví dụ: 2kg dung môi chứa 1mol hạt tan, tạo thành dung dịch có nồng độ 0.5mol/kg. Ưu điểm:

+ Nồng độ mol khối lượng không thay đổi theo nhiệt độ và có mối liên hệ với khối lượng dung môi hơn là thể tích dung dịch.

+ Thể tích tăng khi nhiệt độ tăng dẫn đến giảm nồng độ mol thể tích và ngược lại.

+ Nồng độ mol khối lượng luôn luôn hằng định bất kể các điều kiện vật lý như nhiệt độ và áp suát.

Cách pha loãng dung dịch axit trong phòng thí nghiệm

Bước 1: Tính nồng độ mol của dung dịch axit đặc

– Từ khối lượng riêng, ta xác định khối lượng của 1l dung dịch axit đó

– Tính khối lượng của axit trong 1l dung dịch từ hàm lượng phần trăm

– Chia khối lượng axit cho phân tử lượng của nó ta được nồng độ mol.

Bước 2: Pha loãng dung dịch

– Tính lượng thể tích dung dịch axit đặc cần pha loãng

– Lấy lượng dung dịch như đã tính được vào bình định mức rồi thêm nước cất tới lượng cần pha

Pha HCl 1n từ HCl 37

Pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm

Cách pha loãng axit clorua HCl đậm đặc

Bước 1: Xác định nồng độ mol dung dịch axit HCl đậm đặc

– Nồng độ axit clorua được dùng ở đây thường có nồng độ từ 1- 6M (mol/l)

– Trong dung dịch axit HCl đậm đặc thường chứa khoảng 35- 37% khối lượng hydroclorua có khả năng hòa tan vào nước và khối lượng riêng được xác định là 1.18g/ml.

+ Do đó, trong 1l axit clorua đậm đặc với khối lượng riêng là 1.18g/ml, ta sẽ xác định được nó có khối lượng là 1000 x 1.18 = 1,180g.

+ Khối lượng HCl chứa trong dung dịch là (35 x 1,180)/100 = 413g

+ Phân tử lượng của axit clorua: 1.008 + 35.5 = 36.508 g/mol hay khoảng 36.5g/mol

+ Nồng độ Mol HCl: 413/36.5 = 11.3M

Bước 2: Pha loãng dung dịch

Pha 500ml dung dịch axit clorua HCl 1.5M từ HCl đậm đặc với nồng độ 11.3M

– Tính thể tích dung dịch axit clorua đậm đặc cần dùng để pha loãng

500ml HCl loãng x (1.5mol HCl loãng/1000ml HCl loãng) x (1000ml HCl đậm đặc/ 12mol HCl đậm đặc) = 66.4ml HCl đậm đặc.

– Pha loãng dung dịch axit đậm đặc

+ Lấy 66.4ml HCl đổ vào bình định mức

+ Thêm từ từ nước cất vào bình đến khi chạm vạch 500ml

Cách bảo quản dung dịch axit HCl sau khi pha loãng

+ Sau khi pha loãng, nên cất giữ axit trong các lọ nhựa vì chúng an toàn hơn, hạn chế được các va chạm., tránh cho việc đổ vỡ làm rò rỉ hóa chất.

+ Nếu lượng axit bạn cần chứa là lớn, bạn nên đựng chúng trong bình nước khoáng 20l đã dùng vì sau này, nếu muốn lấy một lượng axit nào đó, bạn có thể trích ra dễ dàng hơn bởi chúng có vòi ở dưới đáy.

+ Các bình chứa hoặc chai lọ cần được ghi dán nhãn cụ thể và khu vực cất trữ phải tránh xa tầm tay trẻ em.

Pha HCl 1n từ HCl 37

Bảo quản axit HCl trong chai, lọ đậy nắp kín

Những lưu ý khi làm việc với axit clorua

– Đối với axit đậm đặc, chúng có tính ăn mòn cao nên khi làm việc với axit này, bạn cần phải mang bao tay cao su thay vì các loại bao tay y tế ngoài cửa hàng thiết bị y tế thông thường.

– Sau khi rót axit đã pha loãng vào bình chứa xong, dùng khăn sạch thấm khô phần dung dịch bị sót lại và bám vào miệng bình rồi lấy khăn ướt lau lại.

– Đối với ống đong hoặc pipet (có quả bóp), sau khi sử dụng xong (để đo, hút dung dịch), nên nhúng chúng vào chậu rửa đã đổ đầy nước chứ không được rót trực tiếp nước vào các ống này.

Địa chỉ mua hóa chất thí nghiệm uy tín tại Hà Nội

Hiện nay, công ty LabVIETCHEM đang là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Duran, Merck, Sigma, Xilong,…

Các sản phẩm hóa chất thí nghiệm tại LabVIETCHEM đều được đảm bảo về cả chất lượng và giá thành, trên bao bì sản phẩm đều ghi đầy đủ nhãn dán về nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, sử dụng, mức độ nguy hiểm, cách bảo quản,…

LabVIETCHEM- Địa chỉ mua hóa chất thí nghiệm Merk, Sigma chất lượng

Một số loại hóa chất thí nghiệm LabVIETCHEM cung cấp:

– Hóa chất tinh khiết

– Thuốc thử

– Dung môi, các loại HC môi trường

– Chất chỉ thị,…

Trên đây, LabVIETCHEM đã giới thiệu đến các bạn cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm an toàn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại hóa chất thí nghiệm, bạn vui lòng truy cập website labvietchem.com.vnhoặc gọi tới số hotline 1900 2639 và nhận tư vấn, báo giá sớm nhất

Xem thêm

>> Cách bảo quản một số hóa chất thí nghiệm đặc thù được an toàn và hiệu quả

>> Hóa chất Merck có nguy hiểm không và những lưu ý khi sử dụng