Quân đội bộ binh là gì

Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính cấu thành nên quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh - tên lửa, đặc công, công binh,... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản.

- Lục quân trực thuộc bộ: gồm 4 quân đoàn bộ binh hợp thành được đánh số thứ tự 1,2,3,4, các lữ đoàn thuộc các binh chủng của Lục quân.

- Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn binh chủng lục quân.

Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng rất yếu. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:

- Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.

- Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 - 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực.

Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu.

Quân đoàn là đơn vị cơ động chiến lược của Lục quân trực thuộc Bộ Quốc phòng được bố trí để bảo vệ các vùng trọng yếu của quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ quân sự theo sự điều động của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn bao gồm các sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn.

Binh chủng Pháo binh

Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” ngày 13 tháng 4 năm 1967.

Binh chủng Hóa học

Binh chủng Hóa học- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Bộ đội Hóa học còn có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa.

Binh chủng Công binh

Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến.

Các Cơ quan và Đơn vị
– Bộ Tham mưu

– Cục Chính trị

– Cục Công trình QP

– Cục Hậu cần

– Cục Kỹ thuật

– Viện Kỹ thuật Công binh

– Ban quản lý dự án các công trình DKI (Nhà giàn trên biển)

– Ban quản lý dự án 756

– Công ty 756, Công ty 49.

– Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom mìn (BOMICEN)

– Trường Sĩ quan Công binh

– Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh

Các Lữ đoàn:

– Lữ đoàn CBCT 229

– Lữ đoàn CBVS 239

– Lữ đoàn CBVS 249

– Lữ đoàn CBCĐ 279

– Lữ đoàn CBCT 72

– Lữ đoàn CB 293

– Bảo tàng Công binh

Binh chủng Tăng-Thiết giáp

Binh chủng Tăng – Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ và đổ bộ (hải quân), được trang bị các loại xe tăng, xe thiết giáp, với hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.

Quân đội bộ binh là gì

Lực lượng Tăng-Thiết giáp

Các Cơ quan và Đơn vị trực thuộc

– Bộ Tham mưu

– Cục Chính trị

– Cục Hậu cần

– Cục Kỹ thuật

– Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp

– Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1

– Trường Hạ sĩ quan xe tăng 2

– Trường Kỹ thuật Tăng Thiết giáp

– Lữ đoàn xe tăng 201

– Lữ đoàn xe tăng 215

– Bảo tàng Tăng-Thiết giáp

Binh chủng Thông tin liên lạc

Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân, có chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy trong toàn quân.

Quân đội bộ binh là gì

Huấn luyện triển khai xe Trunking.

Quân đội bộ binh là gì

Xe thông tin liên lạc hiện đại của Việt Nam

Tổ chức

– Bộ Tham mưu

– Cục Chính trị

– Cục Hậu cần

– Cục Kỹ thuật

– Văn phòng Bộ Tư Lệnh

– Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao

– Các Lữ đoàn trực thuộc

– Trường Sĩ quan Chỉ huy – Kỹ thuật Thông tin Liên lạc

– Trường trung cấp Kỹ thuật Thông Tin

– Nhà máy Z755

Binh chủng Đặc công

Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo.Binh chủng Đặc công đã tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo hướng tinh, gọn, chất lượng cao.

Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

Quân đội bộ binh là gì

Sự lớn mạnh của Binh chủng Đặc công thể hiện sức mạnh của quân đội ta

Quân đội bộ binh là gì

Đoàn đặc công M1.

Tổ chức hiện nay

– Bộ Tham mưu

– Cục Chính trị

– Cục Hậu cần

– Cục Kỹ thuật

– Trường Sĩ quan Đặc công

– Đoàn M1 Đặc công Biệt động

– Đoàn Đặc công 5

– Đoàn Đặc công 113

– Đoàn Đặc công 198

– Đoàn Đặc công 429

– Các tiểu đoàn đặc công

Trả lời: Câu hỏi của bạn được Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam giải thích:

Quân chủng, bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định (trên bộ, trên không, trên biển); được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Mỗi quân chủng có các binh chủng, bộ đội chuyên môn, các đơn vị phục vụ phù hợp với đặc điểm của quân chủng.

Binh chủng, bộ phận hợp thành quân chủng, có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.

Trong lực lượng vũ trang của nhiều nước, lục quân có binh chủng: Bộ binh (bộ binh cơ giới), Pháo binh, Thiết giáp, Phòng không lục quân...; Quân chủng Không quân có binh chủng: Tiêm kích, tiêm kích - bom, ném bom, trinh sát...; Quân chủng Phòng không có binh chủng: Pháo phòng không, tên lửa phòng không, ra-đa phòng không...; Quân chủng Hải quân có binh chủng: Tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa - pháo bờ biển, hải quân đánh bộ...

Ở Việt Nam, thuật ngữ binh chủng còn được dùng để gọi một số bộ đội chuyên môn, ví dụ: Binh chủng Công binh, Binh chủng Hóa học, Binh chủng Thông tin liên lạc...

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện có ba quân chủng: Lục quân, Hải quân và Phòng không - Không quân (từ năm 1999, hai Quân chủng Phòng không và Không quân được hợp nhất lại thành Quân chủng Phòng không - Không quân).


Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội nhân dân Việt Nam trong một buổi lễ trọng đại của đất nước.Ảnh: qdnd.vn

Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác.

Lục quân có 7 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 6 binh chủng (gồm Pháo binh, Tăng thiết giáp, Công binh, Thông tin, Hóa học, Đặc công); 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4)…

Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại.

Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Bộ đội không quân luyện tập bảo vệ bầu trời. Ảnh: HOÀNG HÀ

Quân chủng Phòng không - Không quân là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành.

Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Quân chủng Phòng không - Không quân được tổ chức thành Bộ tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu; khối bảo đảm; khối nhà trường và các đơn vị kinh tế.

Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân đội bộ binh là gì
Quân chủng Hải quân diễn tập đổ bộ đường biển. Ảnh:HẢI QUÂN.

Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.

Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Namcó 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo - tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo.

BÁO QĐND ĐIỆN TỬ