Quỷ khốc linh thính là gì

Bài vị hay còn được gọi là Linh vị hay Long vị. Bài vị (Linh vị) là một cái thẻ ở giữ đề họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người mất (người mất gọi là thần chủ). Tấm thẻ làm bài vị có thể bằng gỗ hay giấy. (Bài vị bằng giấy thường dùng 1 lần rồi hóa).

Long vị gỗ mít thờ chạm Rồng

Tìm hiểu về phong tục thờ bài vị gia tiên trong phong tục thờ cúng người Việt

Bài vị thờ gia tiên đã xuất hiện từ rất lâu đời và đã được sử dụng phổ biến trong việc thờ tự theo phong tục người Việt. Bài vị là đồ thờ quan trọng trong nhiều nơi thờ cúng để thể hiện văn hóa tâm linh như: đình, chùa, đền, miếu thờ thần, thánh hay các nơi thờ tổ nghề, tổ nghiệp…

Bài vị dùng để trên bàn thờ gia tiên (tương đồng như di ảnh thờ hiện nay) gọi là bài vị gia tiên dùng để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Thời kỳ công nghệ chụp ảnh còn chưa ra đời, tấm bài vị thờ gia tiên trở thành vật bất ly thân của con cháu. Khi gia đình phải di dời đi nơi khác thì tấm bài vị thờ tổ tiên luôn là vật được mang đi đầu tiên.

Bài vị — Long vị là một trong những đồ thờ cúng có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Một phần để tưởng nhớ những người đã khuất, một phần để lưu truyền cho con cháu đời sau mãi ghi nhớ công ơn của thánh thần, gia tiên. Chính vì vậy, bài vị thờ như để nhắc nhớ thế hệ sau luôn hướng về những người đi trước.

Như vậy đủ thấy được sự quan trọng và ý nghĩa tâm linh to lớn của tấm bài vị thờ gia tiên trong văn hóa thờ cúng người Việt.

Ngày nay, tuy với sự phát triển của xã hội. Việc ghi hình và di ảnh để thờ rất dễ dàng nhưng giá trị của những tấm bài vị thờ vẫn giữ nguyên giá trị. Có những nơi thờ tự không thể thiếu tấm bài vị như bài vị cửu huyền thất tổ.

Cách viết bài vị, lập bài vị thờ gia tiên

Theo tín ngưỡng văn hóa dân gian người Việt, Thần, Phật và gia tiên được coi là thần linh phù hộ cho các thành viên trong gia đình được bình an, vận nhà được ổn định. Do vậy viết lập bài vị để thờ gia tiên rất quan trọng. Viết bài vị thờ gia tiên cần sự am hiểu về văn hóa, tín ngưỡng. Cách bày bài vị trên bàn thờ đúng hay sai cũng có liên quan chặt chẽ đến vận khí, bày đúng thì được yên hàn và tăng cường vận may cho mọi người.

Chữ viết trên bài vị thờ gia tiên theo nguyên tắc nào?

Theo cách đếm tuần tự 4 chữ Quỷ – Khốc – Linh – Thính thì số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2).

  • Nếu người được thờ là nam giới thì phải vào chữ Linh (dư 3)
  • Nếu người được thờ là nữ thì phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

Quan điểm về bốn chữ Quý – Khốc – Linh – Thính khi viết bài vị

Có người cho rằng số chữ trên bài vị gia tiên được tính theo lần lượt là Quỷ – Khốc – Linh – Thính là điều mê tín, ngày nay nên bải bỏ. Đây là vấn đề tế nhị phụ thuộc vào tâm linh của từng người, từng nhà thì hãy để cho từng người, từng nhà quyết định. Nói rằng mê tín nên bải bỏ thì còn nhiều việc nữa có nên bải bỏ không, thí dụ coi ngày giờ tẩm liệm, động quan, hạ huyệt, chôn …

Các nội dung viết trên bài vị thờ gia tiên

Bài vị được viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái

Hàng chính giữa ghi: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có).

Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế thất, trắc thất…) phu nhân.

  • Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh.
  • Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất.
  • Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.

Viết bài vị gia tiên bằng chữ Hán Nôm hay chữ Quốc ngữ

Ngày xưa, các mẫu bài vị thờ gia tiên đều được lập viết bằng chữ Hán Nôm do ông cha ta đều học chữ Hán Nôm. Nhưng ngày nay, con cháu không còn học chữ Hán Nôm mà đang học chữ Quốc ngữ, vậy phải viết bài vị theo chữ nào?

Trong thực tế hiện nay, khi gia đình có người thân mới mất, hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng làm bài vị gia tiên. Và do đó các bài vị gia tiên cũng được viết bằng chữ Hán Nôm, dù cả người sống và người đã mất đều không biết một tí ti nào về những chữ Hán Nôm ghi trên bài vị này.

Đó hình như là một “thói quen”, dường như vẫn còn đâu đó có suy nghĩ nếu mẫu bài vị thờ gia tiên không được viết bằng chữ Hán Nôm là “không nghiêm túc”, “không đẹp”, “không thật sự thương tiếc”. Ngoài ra cũng có nơi cho rằng vì đã nhờ cậy nên viết thế nào cũng được, chữ Hán Nôm hay chữ Việt không quan trọng mà quan trọng là ở tấm lòng. Từ đó mà hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác đều được viết bài vị gia tiên bằng chữ Hán Nôm.

Quỷ khốc linh thính là gì
Mẫu Bài vị gia tiên

Quan niệm của ông cha ta xưa khi làm bài vị cho người đã mất là để tưởng nhớ và để thờ cúng, người đã mất sẽ hiện diện ở bài vị mỗi khi có cúng tế. Nhà có nhiều bài vị gia tiên (vì cúng đến 4 đời trên) thì khi cúng tế người nào, bài vị của người đó sẽ được đem đặt vào chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở lại vị trí cũ.

Quan niệm như thế là phù hợp với lúc bấy giờ, ông cha ta đều học chữ Hán Nôm. Người sống cũng như người đã mất nhìn vào bài vị cũng biết được bài vị là của người nào, của tổ tiên nào, khi cúng tế vị nào thì biết mà đưa bài vị vào chính giữa. Người đã mất cũng biết đâu là bài vị của mình để về hiện diện đúng chỗ, không phạm vào chỗ của tổ tiên khác. Ngày nay, bài vị gia tiên nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiểu.

Cũng không nên phân biệt chữ Hán Nôm và chữ thuần Việt, vì có những chữ không có chữ thuần Việt, hoặc nếu có thì nghe không hay, không có ý kính trọng, thí dụ: tằng tổ khảo = ông nội (ông cố). Ví Dụ: không lẽ trên bài vị viết: “Ông nội (ông cố) Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị”, vừa Hán Việt vừa thuần Việt đọc nghe lủng củng. Trong khi nếu viết: “Tằng tổ khảo Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị” thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.

Kết luận: Có thể sử dụng mẫu bài vị thờ gia tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ không?

Vậy nên việc viết bài vị bằng chữ Quốc ngữ (Tiếng Việt) là hoàn toàn bình thường và phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày này. Giống như mẫu bài vị cửu huyền thất tổ chữ Việt này: https://mynghesondong.vn/bai-vi-cuu-huyen-that-to-chu-viet-mbv-11

Viết bài vị thờ gia tiên có nên ghi vai vế của người được thờ không?

Việc ghi vai vế của người mất làm cho bài vị gia tiên phải làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng.

Ví dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời. Nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố).

Và cho rằng, không nên ghi vai vế vào trong bài vị gia tiên mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó. Để hiểu hơn, quý khách vui lòng xem thêm bài : Cách viết bài vị để thờ

Xem các mẫu bài vị thờ gia tiên tại: http://mynghesondong.vn/bai-vi-go

Liên hệ để được tư vấn miễn phí về thiết lập bài vị thờ gia tiên:

Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Sơn Đồng

Xóm Xa – Sơn Đồng – Hoài Đức – Tp.Hà Nội

Hotline: 0945717289 Mr Văn Anh

Link google Maps: https://goo.gl/maps/XvkQABUTfdh3ffxQ7

MỸ NGHỆ SƠN ĐỒNG MIỀN NAM:

315 Đường ống nước Thọ Khu phố Hội Hoá 2 – phường Bình An – Dĩ An – Bình Dương;

Hotline: 0919.939.424 Mr Văn – 0916.433.349 Mr Thắng

Ngày đăng: 11-02-2015 | Lượt xem: 29280

Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy hay bằng gỗ mỏng, ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ. Bài vị được làm dựa trên một số nguyên tắc sau đây:

*** Bài liên quan: Vị trí đặt bàn thờ gia tiên mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ

Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị:

1. Bài vị thường được làm bằng gỗ Thị do ngày xưa người ta gọi quê hương là Tử Lý (Tử có nghĩa là cây Thị) dựa theo truyền thuyết Từ Thức sau thời gian gặp tiên trở về quê hương thì thấy mọi sự đã thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây Thị trồng tại đất nhà mình.

2. Kích thước bài vị thường là: rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm.

3. Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

4. Các nội dung phải có trong một bài vị: (viết bằng chữ Hán chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái):+Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế thất, trắc thất…) phu nhơn.+Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh.+Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất.+Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.

5. Bài vị được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.Thực ra hiện nay, khi có một người trong gia đình mất, đã có các sư hoặc các thầy cúng lo giúp việc làm bài vị, và tất nhiên những bài vị này đều viết bằng chữ Hán. Xin mời xem hai bài vị thí dụ dưới đây.

-Bài vị ông cố: (Bên trái là bài vị chữ Hán; bên phải là phiên âm Hán Việt do tôi viết lại để phục vụ những người không biết chữ Hán): Ông cố họ Nguyễn húy Thành tự Hòa giữ chức Chánh tổng cửu phẩm bá hộ. Sinh ngày 18 tháng 9 năm Tân Dậu. Mất ngày 26 tháng 10 năm Mậu Ngọ.

-Bài vị bà nội: (Bên trái là bài vị chữ Hán; bên phải là phiên âm Hán Việt do tôi viết lại để phục vụ những người không biết chữ Hán): Bà nội họ Phạm húy Diệu vợ ông nội họ Trần giữ chức Giáo thụ thất phẩm. Sinh ngày 12 tháng 6 năm Mậu thân. Mất ngày 22 tháng 9 năm Nhâm thìn.

Quỷ khốc linh thính là gì

Cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ dựa theo nguyên tắc trên:

1. Ngày xưa, ông cha ta học chữ Hán, vì vậy bài vị được viết bằng chữ Hán là đúng. Nhưng ngày nay, con cháu không còn học chữ Hán mà đang học chữ quốc ngữ, vậy phải viết bài vị theo chữ nào? Trong thực tế hiện nay, hầu hết các gia đình đều nhờ đến các sư hoặc các thầy cúng làm bài vị khi có người mất, từ đó các bài vị cũng được viết bằng chữ Hán, dù cả người sống và người đã mất đều không biết một tí ti nào về những chữ Hán ghi trên bài vị này. Đó hình như là một “thói quen”, hình như vẫn còn đâu đó có suy nghĩ nếu bài vị không được viết bằng chữ Hán là “không nghiêm túc”, “không đẹp”, “không thật sự thương tiếc”; ngoài ra cũng có nơi cho rằng vì đã nhờ cậy nên viết thế nào cũng được, chữ Hán hay chữ Việt không quan trọng mà quan trọng là ở tấm lòng; từ đó mà hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác đều được viết bài vị bằng chữ Hán.

Quan niệm của ông cha ta xưa khi làm bài vị cho người đã mất là để tưởng nhớ và để thờ cúng, người đã mất sẽ hiện diện ở bài vị mỗi khi có cúng tế, nhà có nhiều bài vị (vì cúng đến 4 đời trên) thì khi cúng tế người nào, bài vị của người đó sẽ được đem đặt vào chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở lại vị trí cũ. Quan niệm như thế là phù hợp với lúc bấy giờ, ông cha ta đều học chữ Hán, người sống cũng như người đã mất nhìn vào bài vị cũng biết được bài vị là của người nào, của tổ tiên nào, khi cúng tế vị nào thì biết mà đưa bài vị vào chính giữa, người đã mất cũng biết đâu là bài vị của mình để về hiện diện đúng chỗ, không phạm vào chỗ của tổ tiên khác.Ngày nay, bài vị nên viết bằng chữ quốc ngữ cho dễ đọc dễ hiễu. Cũng không nên phân biệt chữ Hán Việt và chữ thuần Việt, vì có những chữ không có chữ thuần Việt, hoặc nếu có thì nghe không hay, không có ý kính trọng, thí dụ: tằng tổ khảo = ông cố,  không lẽ trên bài vị viết: “Ông cố Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị”, vừa Hán Việt vừa thuần Việt đọc nghe lủng củng, trong khi nếu viết: “Tằng tổ khảo Nguyễn quý công húy Trọng Hòa chi linh vị” thì sẽ dễ được chấp thuận hơn.

2. Việc ghi vai vế của người mất làm cho bài vị phải làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng, thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.3. Có người cho rằng số chữ trên bài vị được tính theo lần lượt là Quỷ - Khốc – Linh – Thính là điều mê tín, ngày nay nên bải bỏ. Đây là vấn đề tế nhị phụ thuộc vào tâm linh của từng người, từng nhà thì hãy để cho từng người, từng nhà quyết định. Nói rằng mê tín nên bải bỏ thì còn nhiều việc nữa có nên bải bỏ không, thí dụ coi ngày giờ tẩm liệm, động quan, hạ huyệt, chôn …

*** Bài liên quan: Cách bố trí bàn thờ tổ tiên?

Tags: bàn thờ gia tiên, ban tho gia tien, bàn thờ gia tiên ngày tết, ban tho gia tien ngay tet, cách bài trí bàn thờ gia tiên, cach bai tri ban tho gia tien, cách bố trí bàn thờ gia tiên, bài trí bàn thờ gia tiên, cách bài trí trên bàn thờ gia tiên, cách trang trí bàn thờ gia tiên ngay cuoi, bàn thờ gia tiên nên đặt ở đâu, cách bài trí bàn thờ gia tiên trong nhà, cách lập bàn thờ gia tiên, cách bố trí trên bàn thờ gia tiên

Quỷ khốc linh thính là gì