Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh

skkn ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy tiếng anh tiểu học hiệu quả hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 35 trang )

I. TÊN CƠ SỞ YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN KHÁNH.
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH THÀNH
II. Tên sáng kiến:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ GIẢNG DẠYTIẾNG ANH
TIỂU HỌC HIỆU QUẢ HƠN”
III. Tác giả sáng kiến:
1. Tên tác giả: Đỗ Văn Quyết
2. Đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Khánh Thành
3. Địa chỉ: Trường Tiểu học Khánh Thành – Yên Khánh – Ninh Bình
4. Địa chỉ enail:
5. Số điện thoại: 0977369146
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục môn ngoại ngữ
Hiện tại, trường Tiểu học Khánh Thành được trang bị 01phòng tiếng Anh, 01
phòng máy tính dành riêng cho việc dạy và học tiếng Anh và Tin học, màn hình +
projector dùng trong trường hợp cả có 2 lớp cùng lúc học tiếng Anh; mạng internet
cáp quang và wifi có thể đáp ứng tốt cho vài chục máy tính cùng truy cập mạng
Internet cùng lúc với tốc độ nhanh. Các giáo viên đều có trang bị laptop, hệ thống
âm thanh di động, thiết bị trợ giảng …Ngoài ra, nhiều phụ huynh của trường rất
quan tâm đến việc học tiếng Anh của con em mình nên đã sẵn sàng trang bị cho
con laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để tham gia vào việc học
tiếng Anh khi giáo viên yêu cầu.
Từ thuận lợi về cơ sở hạ tầng CNTT như trên, kết hợp với việc tự nghiên
cứu, thu lượm và chia sẻ từ các đồng nghiệp ở các địa phương khác nhau trên cả
nước, từ các trang mạng… tôi đã ứng dụng kiến thức, các công cụ, các phần mềm
vào trong giảng dạy tiếng Anh nhằm phát huy tối đa các tính năng sử dụng của các
trang thiết bị mà các cấp đã quan tâm trang bị cho trường, đồng thời làm cho việc
dạy tiếng Anh của mình thực sự chuyên nghiệp, nhẹ nhàng, nhanh chóng, hiệu quả



tối đa, lôi cuốn, thu hút học sinh vào việc học, nhằm từng bước đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học.
Để chia sẻ những kinh nghiệm, những công cụ, phần mềm tôi đã ứng dụng
thành công vào trong chương trình dạy tiếng Anh tiểu học, nay tôi thực hiện đề tài
sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy tiếng Anh
tiểu học hiệu quả hơn.”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
-Khai thác và sử dụng tối đa tính năng của các trang thiết bị được ngành cấp
cho trường nhằm tạo môi trường dạy và và học năng động, chuyên nghiệp và hiệu
quả.
-Hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học tập chủ động,
tích cực và tự chủ. Từng bước chuyển từ việc “giáo viên làm trung tâm” sang “học
sinh làm trung tâm”.
-Thu hút cao độ sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh nhờ vào bài giảng với
những hình ảnh đẹp, âm thanh sống động, những cuộc thi có xếp hạng trực tiếp vị
thứ của mỗi học sinh sau mỗi câu trả lời.
-Có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh trên
nền của các công cụ, phần mềm.
-Học sinh được nghe phát âm chuẩn từ giọng của người bản xứ qua công cụ
phát âm từ vựng như Quizlet, công cụ luyện ngữ điệu của câu qua công cụ
GoAnimate và NaturalReader.
-Sử dụng các công cụ, phần mềm dạy học này giúp học sinh trung bình, yếu
cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập vì các em rất nhạy với các thiết
bị công nghệ.
-Tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài giảng ở nhà hơn so với sử
dụng công cụ trình chiếu Powerpoint, tiết kiệm thời gian dạy trên lớp hơn so với


cách dạy theo phương pháp truyền thống. Giáo viên có nhiều thời gian mở rộng


cho cho đối tượng học sinh khá giỏi hoặc giúp đỡ học sinh yếu hoặc tạo điều kiện
cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
-Giúp phụ huynh học sinh theo dõi, giám sát và thậm chí có thể học cùng
con qua phần bài tập về nhà theo địa chỉ URL giáo viên cung cấp trong vở dặn dò
của học sinh.
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong phạm vi của
trường tiểu học Khánh Thành trong năm học 2016-2017.
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1.Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu và giải
pháp của đề tài:
1.1Cơ sở lí luận:
-Mục tiêu của đề án 2020: Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy và học ngoại ngữ.
-Phần mềm, tiện ích, công cụ hữu ích phục vụ cho giáo dục ngày càng nhiều.
-Đặc điểm tâm lý học của học sinh tiểu học.
-Tài liệu giảng dạy môn tiếng Anh.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
-Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của hầu hết giáo viên trong tổ chuyên
môn không nhiều, chỉ dừng lại ở việc sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint
nhưng thực tế Powerpoint không phải là phần mềm chuyên dụng để soạn bài giảng
do đó để thiết kế được một bài giảng cho một tiết dạy giáo viên phải tốn rất nhiều
thời gian và công sức.


-Kinh nghiệm ứng dụng CNTT được đúc kết trong quá trình nghiên cứu ứng
dụng, học hỏi từ đồng nghiệp các tỉnh thành khác, tham khảo các nguồn thông tin
từ mạng Internet.
-Trường tiểu học Khánh Thành nói riêng và nhiều trường tiểu học trong huyện


Yên Khánh đang dần được trang bị phòng tiếng Anh phục vụ cho việc dạy và học
ngoại ngữ.
-Nhiều phụ huynh học sinh có điều kiện và sẵn sàng trang bị thiết bị cho con em
tham gia học khi giáo viên yêu cầu.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1 Các biện pháp tiến hành:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Phương pháp nghiên cứu kết quả thực hiện của học sinh.
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp đối thoại, phỏng vấn.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
-Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017:
-Tháng 9/2016: Nghiên cứu những tài liệu, hướng dẫn có liên quan đến đề
tài, khảo sát học sinh.
-Tháng 9/2016– 4/2017: Tiến hành thực hiện áp dụng những phương pháp
mới vào thực tế giảng dạy
-Từ tháng 4/2017 đến nay: Hoàn thành đề tài.

C. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Khi dạy phần Warm up, tôi thường cho học sinh hát một bài hát liên quan
đến bài đã học để kiểm tra xem học sinh có nắm được bài không hoặc liên quan


tới bài mới để dẫn dắt vào bài mới. Cũng có khi tôi cho học sinh chơi một trò chơi
khoảng 3 đến 5 phút để làm cho học sinh vui vẻ lên hoặc dẫn dắt vào bài mới.
Khi dạy các đoạn hội thoại trong sách giáo khoa, tôi thường dựa vào sách
giáo khoa để dạy hội thoại đó theo quy trình dạy hội thoại. Về âm thanh trong hội
thoại có lúc tôi mở loa để học sinh nghe, có lúc tôi đọc để học sinh đọc theo…
Khi dạy từ vựng, tôi khuyến khích học sinh ghi chép từ, giáo viên đọc, học
sinh đọc theo, dùng flash cards…


Dạy kĩ năng viết cho học sinh, tôi làm theo hướng dẫn của sách giáo viên để
khai thác sách giáo khoa. Cho học sinh viết vào sách hoặc vào vở.
Dạy các hoạt động nghe thì tôi dựa hoàn toàn vào phần âm thanh có sẵn
trong đĩa theo sách học sinh.
Tôi tiến hành khảo sát lớp 5A trường Tiểu học Khánh Thành ngày
14/9/2016 kết quả như sau:
Đạt từ điểm 7 trở lên
Tỏng số HS

Nghe

Nói

Đọc

Viết

33

15

14

17

13

45,5%

42,4%



51,5%

39,4%

Hứng thú của học sinh với việc học tiếng Anh
Tổng số học sinh

Không hứng thú

Hứng thú

Rất hứng thú

33

20

10

3

60,6%

30,3%

9,1%


* Ưu điểm:


- Tiết kiện thời gian: Giáo viên không phải mất nhiều thời gian để thiết kế
các hoạt động dạy học, chỉ sử dụng sách giáo khoa và làm theo hướng dẫn.
- Không đòi hỏi nhiều về ứng dụng công nghệ thông tin.
- Học sinh đã quen với cách dạy truyền thống.
* Nhược điểm:
- Các hoạt động dạy học không phong phú, đa dạng nên làm cho học sinh
chán nản, không hứng thú trong học tiếng Anh.
- Không kích thích tính sáng tạo trong dạy và học tiếng Anh.
- Không bắt kịp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả trong
giảng dạy.
D. GIẢI PHÁP MỚI
Công nghệ thông tin đang từng ngày từng giờ thay đổi thói quen trong tất cả
các lĩnh vục cuộc sống của chúng ta trong đó ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo
dục cũng là là mối quan tâm và đầu tư hàng đầu của xã hội hiện nay. Việc ứng
dụng CNTT giúp cho việc giảng dạy của giáo viên ngày càng nhẹ nhàng hơn,
chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn. Tất cả các ứng dụng, phần mềm cơ bản được
đề cập dưới đây là một minh chứng thiết thực cho nhưng gì đã được ứng dụng tại
trường Tiểu học Khánh Thành: giúp giáo viên không quá vất vả và tốn nhiều thời
gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học, các trang thiết bị được cung cấp được phát huy
tối đa hiệu quả sử dụng, học sinh chủ động hơn và tích cực hơn với những gì được
học tại lớp và luyện tập khi về nhà, học sinh ở lớp rất hào hứng và tích cực vì được
tham gia trực tiếp vào việc sửa bài trực tuyến cho bạn mình. Trẻ em thời hiện đại


rất thích tương tác cùng các sản phẩm công nghệ nên việc tạo môi trường học tập
cùng công nghệ thu hút chúng hơn, nhiều ứng dụng lại trở thành trở thành niềm vui
và sự chờ đợi của các em khi đến lớp như phần mềm Kahoot, Quizlet, Padlet. Đó
là một cách rất thú vị để cho trẻ học tiếng Anh nhằm nâng cao kỹ năng nghe, phát
âm và kỹ năng tương tác tiếng Anh của trẻ.
Sau đây là một số phần mềm, công cụ và những tiện ích được ứng dụng để


dạy các hoạt động khác nhau trong một tiết dạy mà tôi đã ứng dụng trong giảng
dạy.
2.1 Sử dụng Kahoot trong các mục: Warm-up, Review hoặc Consolidation
Theo truyền thống, tôi cho học sinh hát, chơi trò chơi hoặc muốn tạo ra một
bộ các câu hỏi dưới dạng Multiple choice, T/F statement, Short answer... dùng để
ôn tập bài cũ, luyện tập hoặc tham gia cuộc thi Rung chuông vàng trong các đợt
sinh hoạt ngoại khóa thì thường dùng trình chiếu Powerpoint, phần mềm
Hotpotato... nhưng thường tốn rất nhiều thời gian biên soạn; hơn nữa sự tương tác
giữa giáo viên và học sinh không cao; tôi khó xác định được học sinh nào trả lời
nhanh và đúng nhất, học sinh nào đúng nhiều câu nhất, những lúc như vậy cần
thêm nhiều sự hỗ trợ, giám sát từ các đồng nghiệp nhưng kết quả chưa chắc là
khách quan nhất...
Phần mềm Kahoot đã giúp tôi tạo ra một bộ câu hỏi đầy đủ các dạng như
trên với số lượng câu hỏi không hạn chế nhưng không mất nhiều thời gian. Chuyên
nghiệp hơn, học sinh tham gia thi trả lời các câu hỏi thì điểm số được cộng dồn và
được xếp hạng từ cao đến thấp sau mỗi lượt câu hỏi. Điều này giúp cả giáo viên lẫn
học sinh dễ dàng xác định được học sinh nào trả lời nhanh nhất và có nhiều câu trả
lời đúng nhất; học sinh sẽ biết mình đang ở vị trí nào mà sẽ cố gắng hơn ở câu hỏi
tiếp theo. Đặc biệt hơn, phần mềm này có thiết kế âm thanh nền rất sôi động và đầy
tính thúc giục, khiến cho hoạt động mở đầu của một bài học rất sôi nổi và lôi cuốn


hoặc tạo cho học sinh cảm giác luyến tiếc, mong đợi đến tiết học tới sau khi tham
gia trò chơi này trong hoạt động củng cố ở cuối bài học.
Ví dụ: Sau khi học sinh đã làm xong bài tập đọc hiểu ở hoạt động số
4/Lesson 3/ Unit 7/ Tiếng Anh 5/ Tập 1 như đánh dấu thông tin các câu đề bài
đưa ra so với thông tin của đoạn văn, tôi đã cho học sinh tham gia vào cuộc thi có
nội dung liên quan đến toàn bộ đoạn văn các em đã đọc với phần mềm Kahoot
nhằm kiểm tra nhanh một lần nữa về việc nắm chắc thông tin của các em về bài
đọc hiểu này đồng thời tạo không khí sôi nổi và hào hứng cho các em trước khi kết


thúc bài học.

Tôi đã soạn ra các câu hỏi với 2 dạng chính là T/F statement và Multiple
Choice. Sau đây là các câu minh họa trong số các câu hỏi được soạn để chuẩn bị
cho học sinh tham gia.


Trước tiên giáo viên cần truy cập vào trang web trên rồi đăng kí giáo viên

Hình ảnh được sao chép từ giao diện soạn thảo của phần mềm.
Sau đây là một số hình ảnh minh họa một số hoạt động trong lớp với
phần mềm Kahoot:


Học sinh đang sử dụng các thiết bị có thể truy cập internet như máy vi tính để bàn,
smart phone, ipad, laptop.... để truy cập vào đường dẫn do giáo viên cung cấp,
nhập mã PIN, nhập tên để tham gia trả lời câu hỏi.

Học sinh đang chọn câu trả lời


Hệ thống tự động tổng hợp thống kê câu trả lời của học sinh


Hệ thống tự động xếp hạng người chơi theo điểm số và thời gian
-Nhìn chung qua một thời gian sử dụng Kahoot trong các mục dạy Warm-up,
review hay Consolidation, tôi nhận thấy việc thiết kế gói câu hỏi và trình chiếu
chuyên nghiệp, nhanh, tiết kiệm rất nhiều thời gian do ứng dụng này có hỗ trợ
upload hình ảnh, âm thanh để soạn câu hỏi, hơn nữa tôi không không phải hoạt
động quá nhiều như quan sát kết quả của học sinh, không phải chờ xem tất cả học


sinh đã trả lời hết chưa để bấm kết quả như thường làm trong Powerpoint vì khi tất
cả người chơi đều đã chọn câu hỏi, thì hệ thống tự động báo kết quả mà không cần
phải chờ hết thời gian như tôi đã cài đặt cho mỗi câu hỏi trước đó.
- Sử dụng Kahoot giúp học sinh cả lớp hoặc thậm chí hơn nữa tham gia trò chơi
cùng một lúc vì không hạn chế số lượng người chơi, giáo viên có thể tổ chức
cuộc thi Rung Chuông Vàng hoặc Trạng Nhí Tiếng Anh ở các đợt ngoại khóa ở
trường. Đồng thời động viên cỗ vũ học sinh cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để cải
thiện vị trí của mình trên bảng xếp hạng.
2.2

Sử dụng GoAnimate trong giảng dạy Dialogue và dạy các câu chuyện

trong chương trình Tiếng Anh 3, 4, 5.


Thông thường, tôi sử dụng con rối hoặc hình ảnh thủ công của các nhân vật
trong sách và thay đổi giọng của mình theo từng nhân vật để dạy phần dialogue
trong các phần Look, listen and repeat trong các Lesson của mỗi Unit hoặc kể các
câu chuyện trong các chương trình sách tiếng Anh 3,4, 5 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Điều này thực tế dễ gây nhàm chán, không thu hút được nhiều sự chú ý từ học
sinh của tôi.
Sử dụng phần mềm GoAnimate, tôi đã có thể tự tạo ra một video hoạt hình
có hoạt động của nhân vật, có âm thanh lời nói và phụ đề với nội dung tương tự
trong SGK hoặc có thể thêm/ bớt cho phù hợp với trình độ học sinh của mình. Giải
pháp này thu hút được sự chú ý cao độ của học sinh vì hoạt hình là thể loại phim
học sinh rất ưa thích hiện nay.
Ví dụ: để dạy Part 1/ Look, listen and repeat / Lesson 1/ Unit 11/ Sách
Tiếng Anh 5 / Tập 2 về cuộc nói chuyện giữa gia đình nhà Tony vào một buổi
sáng khi Tony ốm nên không dậy ăn sáng được cùng bố mẹ với nội dung:


Cách thực hiện:
Bước 1. Tạo ra một phim hoạt hình thể hiện tất cả các cảnh, các lời thoại của
tất cả các nhân vật nhưng không có phụ đề. Chiếu cho học sinh xem 2 lần và yêu
cầu học sinh phân tích đoạn hội thoại, đoán nghĩa…


Bước 2. Chèn các slide mới, chèn âm thanh lời nói và phụ đề cho từ/cụm từ
mới kèm theo nghĩa để dạy từ /cụm từ mới. Cài đặt thời gian và số lần lặp lại cho
mỗi từ/ cụm từ ấy cho học sinh nghe và lặp lại.
Ví dụ: matter, fever , headache .
Bước 3. Sao chép các slide của bước 1, cài đặt thêm thời gian dừng giữa các
câu thoại để tạo khoảng thời gian cho học sinh lặp lại 2 lần.
Bước 4. Sao chép tất cả các slide của bước 2, chèn thêm phụ đề toàn bộ lời
nói của tất cả các nhân vật để học sinh nghe và lặp lại.
Bước 5: Sao chép các slide của bước 4, xóa âm thanh giọng nói của tất cả
nhân vật, chỉ để lại hình ảnh và phụ đề, phân vai và yêu cầu học sinh lồng tiếng
cho tất cả các nhân vật.
Với cách làm như trên, một phim hoạt hình chiếu liên tục 5 bước như đã
trình bày trong thời lượng 5 phút, đã giúp tôi dạy phần Look, listen and repeat một
cách nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, không vất vả trong việc dạy nhưng đã
thu hút được sự chú ý cao độ của học sinh.


Tiêu đề của một video giới thiệu Dialogue của Unit 11/Lesson 1/ sách Tiếng Anh 5
Truy cập theo địa chỉ URL sau để xem video dialogue của phần Look, listen and
repeat/Lesson 1/ Unit 11/ Tiếng Anh 5.
https://goanimate.com/videos/0NSLzhg2Yahw
Sử dụng công cụ GoAnimate giúp tạo một video hoạt hình trực tuyến miễn
phí mang nội dung giáo dục cần truyền đạt theo ý muốn một cách dễ dàng và
nhanh chóng và chuyên nghiệp với các tính năng:


+ Lựa chọn hình ảnh, động tác và thái độ của nhân vật, phông nền, âm nhạc
theo ý thích và phù hợp với từng chủ đề.
+ Lồng tiếng nhân vật với giọng nam/nữ bản xứ khác nhau giúp học sinh
quen dần với giọng điệu của người bản xứ.
+ Có phụ đề cho từng lời nói của nhân vật, giúp học sinh vừa nghe vừa nhìn
được từ hoặc câu.
2.3. Sử dụng Quizlet trong việc dạy từ vựng.
Thông thường để chuẩn bị cho một tiết dạy trước khi sử dụng phần mềm
Quizlet tôi thường chuẩn bị tranh ảnh, vật thật, in bộ thẻ từ ... hoặc soạn trình chiếu


trên phần mềm Powerpoint để dạy hình ảnh. Tuy nhiên việc này cũng khiến tôi tốn
nhiều thời gian soạn bài trên Powerpoint và chuẩn bị đồ dùng.
Có cách nào để có được bộ đồ dùng để dạy từ vựng một cách nhẹ nhàng,
nhanh chóng và hiệu quả nhất?
Tôi đã ứng dụng phần mềm Quizlet tạo và sử dụng bộ thẻ từ để dạy từ vựng
với tốc độ 30 giây cho mỗi từ bao gồm từ, nghĩa, hình ảnh minh họa và phát âm.
Ví dụ: Để dạy từ vựng về một số từ chỉ nghề nghiệp như: a farmer,a
nurse, an engineer, a teacher, a doctor, a worker, trong Lesson 1/Unit 12/Tiếng
Anh 4/ tập 2. Tôi chỉ cần 2 phút để nhập từ tiếng Anh bên cột phải, tìm và chọn
hình ảnh phù hợp bên cột phải. Nhấp nút Create là đã tạo ra được bộ thẻ từ vựng
gồm từ, hình ảnh minh họa và phát âm cho các từ rồi.

Khi dạy, giáo viên có thể dạy đơn ngữ hoặc song ngữ tùy vào việc chọn
English, Vietnamese hay cả hai.


GV có thể lựa chọn trình chiếu đơn ngữ hay song ngữ.
-Sau khi dạy từ vựng, tôi cho cho học sinh đường dẫn vào bộ thẻ từ này
(https://quizlet.com/_33o9gy ) để học sinh có thể tham gia các hoạt động như thi


ghép từ và tranh tương ứng hoặc từ và định nghĩa tương ứng nhằm kiểm tra việc
nhớ và hiểu từ vựng của học sinh bằng thẻ Scatter do phần mềm tự tạo trên thiết bị
của các em. Phần mềm này thiết kế sẵn bộ đếm thời gian, giúp giáo viên so sánh
được tốc độ giữa các học sinh tham gia.




+ Ngoài ra, học sinh tham gia làm bài kiểm tra với các dạng bài tập multiple
choice (M/C), T/F, circle, short answer trực tuyến qua thẻ Test.Bài tập này giúp học
sinh phát triển được kỹ năng viết và vận dụng ngữ pháp được học.


+ Luyện nghe từ được phát âm và gõ từ tương ứng vào ô cho sẵn qua thẻ
Speller. Học sinh biết mình làm đúng hay sai vì nếu gõ sai từ thì phần mềm sẽ
xuất hiện từ gợi ý để HS nhìn và gõ theo. Nếu đúng thì HS được ghi điểm.


+ Bài tập nhìn hình/ nghĩa và viết lại từ qua thẻ Learn, nếu sai phần mềm sẽ hiện ra
từ đúng để học sinh nhìn gõ vào. Hệ thống sẽ thống kê số lượng câu đúng/ sai sau
mỗi lượt.

Học sinh gõ kết quả sai. Phần mềm hiển thị kết quả như trên.
- Ngoài ra, phần mềm hỗ trợ in bộ thẻ từ dưới dạng file PDF với nhiều kích
cỡ khác nhau trong trường hợp dạy ở điểm trường phụ không có thiết bị dạy học hỗ
trợ.


- Với việc sử dụng công cụ hỗ trợ như Quizlet giúp tôi tiết kiệm rất nhiều
thời gian và chi phí, làm cho việc dạy từ vựng thực sự chuyên nghiệp, nhanh chóng


và thu hút sự chú ý cao của học sinh.
- Học sinh được nghe phát âm chính xác từ giọng đọc bản ngữ nên sẽ quen
với giọng người bản ngữ khi có diều kiện tiếp xúc.
- Giúp học sinh tự luyện lại từ đã học ở nhà nhờ các tính năng của phần mềm
được mô tả như trên theo đường dẫn tôi cung cấp cho các em ở lớp.
2.4. Sử dụng Padlet trong việc dạy kỹ năng viết
Trước đây, khi dạy kỹ năng viết cho học sinh, sau khi gọi vài học sinh lên
bảng thể hiện bài viết của mình, tôi tranh thủ giúp đỡ và chấm sửa bài trong sách
cho một số học sinh dưới lớp, sau đó nhận xét sửa bài của học sinh trên bảng. Với
cách làm này, học sinh cả lớp chỉ biết được vài bài được trình bày trên bảng, bài
viết của các học sinh khác dưới lớp thì chỉ mỗi mình tôi biết hoặc nếu yêu cầu học
sinh đổi bài cho nhau xem thì cũng chỉ dừng lại ở mức em này biết bài của em kia.
Làm thế nào học sinh biết được bài viết của tất cả các bạn trong lớp và tham
gia chấm sửa bài cho bạn mình?
- Đối với học sinh các lớp không có điều kiện về thiết bị: tôi cho học sinh
viết trên giấy hoặc trong sách như cách vẫn làm trước đây, sau đó dùng smart


phone của mình chụp nhiều bài viết của học sinh và post lên tường Padlet chiếu
sẵn trên màn hình.

Hình ảnh được đưa lên bằng điện thoại và được chỉnh sửa trực tiếp trên
tường Padlet.
- Đối với học sinh các lớp được cha mẹ trang bị thiết bị học tập hỗ trợ, tôi
chỉ cần tạo một Padlet, viết đường dẫn Padlet ấy lên bảng và yêu cầu học sinh dùng
thiết bị của mình như điện thoại, laptop, ipad, … để đăng nhập, sau đó bắt đầu gõ
trực tiếp bài viết của mình trên tường Padlet ấy. Việc này giúp học sinh của tôi thực


hiện rất dễ dàng vì Padlet không yêu cầu người dùng phải cài đặt, hoàn toàn miễn


phí và có nhiều giao diện thân thiện, ưa nhìn.
Ví dụ: Với hoạt động số 6 / Make a poster about home accidents and
how to avoid them/ Lesson 3/ Unit 12/TA 5 Tập 2, tôi chuyển yêu cầu thành
Write about home accidents and how to avoid them, tôi cung cấp đường dẫn,
học sinh đăng nhập vào và viết trực tiếp trên tường Padlet.

Học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Khánh Thành viết trực tiếp từ thiết bị riêng.
(Hình ảnh được chụp từ máy tính chủ của giáo viên)
- Sử dụng giải pháp này đã giúp tôi có thể ở tại máy tính của mình nhưng
thu thập được toàn bộ ý tưởng, bài viết của học sinh; kiểm soát và theo dõi tiến độ
viết của cả lớp cùng một lúc; kịp thời nhắc nhở những lỗi sai thường gặp của một
số học sinh để các học sinh khác không mắc phải; dễ dàng thêm các chú thích, sửa
lỗi cho các bài viết ấy của học sinh một cách trực quan; đồng thời di chuyển, sắp
xếp các bài viết của học sinh theo đúng ý đồ của mình.


Skkn nâng cao hiệu quả ứng dụng cntt trong giảng dạy tiếng anh 7. gv đỗ thị huế trường thcs nguyễn đức cảnh

  • doc
  • 23 trang

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Phần I: Mở Đầu
I.1. Lý do chọn đề tài.
Ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy không còn là từ mới mẻ với các cấp
học. Công nghệ thông tin đi cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên
toàn quốc từ nhiều năm qua.
Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trỡnh hành
động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO cũn dự bỏo: cụng
nghệ thụng tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI.
Trước tỡnh hỡnh cụng nghệ thụng tin với giỏo dục trờn thế giới như vậy, Đảng
Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII đó nhấn mạnh:"Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trỡnh dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh
phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là
thanh niên".
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đó cú Chỉ thị 29/CT-Bộ
GD&ĐT về "Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành GD - ĐT giai đoạn 2001 - 2005" và Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012 và chọn năm học 2008-2009 được
chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT", tạo bước đột phá về ứng dụng
CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề ứng dụng và phát triển CNTT trong những
năm tiếp theo.
Với quãng đường dài đó đòi hỏi không những là sự ứng dụng đơn thuần mà còn là
sự nâng cấp, tăng cường hiệu quả của công nghệ thôngtin để hiệu quả của giảng
dạy được phát huy và học tập ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
1

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Bộ môn Tiếng Anh –là một bộ môn khoa học xã hội với đặc trưng riêng, phong
phú về nội dung, thiết thực và luôn song hành ,cập nhật với sự phát triển khoa học
– công nghệ, kinh tế – xã hội.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của bộ giáo dục và của sở giáo dục và đào tạo,
nhận thức được rằng, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT phục vụ cho việc
đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả
nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng
rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh rạn học tập và
đưa CNTT vào giảng dạy tiếng Anh- bộ môn mà tôi trực tiếp giảng dạy.
Bộ môn tiếng Anh là bộ môn có đặc trưng riêng, học sinh phải được giao tiếp,
được nghe đặc biệt là qua học bằng trực quan học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn, tôi
đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ vận dụng các phương
pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo cặp,
theo nhóm......, một số bài cũng đã ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy
sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học
sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ
học có ứng dụng CNTT.
Nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong các giờ học đó là
vấn đề mà bất cứ một giáo viên dạy ngoại ngữ nào cũng trăn trở khi có ý định đưa
CNTT vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến,
kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm nâng
cao hiệu quả CNTT vào giờ dạy môn tiếng Anh trong các năm học để cùng các
bạn đồng nghiệp thảo luận, góp ý để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết
dạy của mình.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
trong các giờ học có ứng dụng nghệ thông tin. Hiệu quả của giờ dạy.

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
2

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Nghiên cứu các phương pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụngCNTT trong các tiết
dạy môn Tiếng Anh.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy
để giờ dạy tốt hơn. Cụ thể với từng phương pháp ,từng giờ học kĩ năng khác nhau.
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này tôi phải tìm tòi, thử nghiệm, thống kê hết các
kỹ thuật áp dụng CNTT cho cỏc tiết học. áp dụng các phần nâng cấp của các phần
mền, cũng như thử nghiêm các phần mền mới vào giảng dạy,sau đó chọn từng
dạng bài tập, từng kỹ thuật ứng dụng CNTT phù hợp nhất áp dụng cho mỗi giờ
học, từng kĩ năng. Giúp phát triển 4 kỹ năngcơ bản để nâng cao khả năng giao tiếp
bằng tiếng Anh, nâng cao tính tự lập- tự tin trong học tập của các em; Nâng cao
kết quả học tập.
I.3. Thời gian, địa điểm .
Tôi đã nghiên cứu đề tài của mình trong cả quá trình giảng dạy từ năm học
2008-2009, nhưng tôi tập trung nhiều vào năm học 2010- 2011( ở những lớp tôi
trực tiếp giảng dạy) chủ yếu vẫn là lớp 7A,7B để hoàn thành đề tài này tại ngôi
trường tôi đang giảng dạy -trường T.H.C.S Nguyễn Đức Cảnh- thuộc phòng giáo
dục huyện Đông Triều- tỉnh Quảng Ninh.
Học sinh lớp 7, đã học tiếng Anh năm thứ hai, của chương trình trung học
cơ sở, các em cũng đã qua chương trình tiểu học và tiếng anh lớp 6 nên phần nào
đã có khái niệm về tiếng Anh giao tiếp xong kiến thức ngôn ngữ còn nhiều hạn
chế. Các em đã hểu rõ về 4 kĩ năng và các dạng bài tập. Các em rất hào hứng khi
được nghe, nói, đọc ,viết bằng tiếng Anh. Các em luôn thích thú với những hình
ảnh sinh động những kênh chữ đầy màu sắc dễ nhớ, dễ thực hành. Tôi nhận thấy
rằng trong tiết học nào mà cô giáo sử dụng giáo án điện tử sẽ gây chú ý cho các
em hơn và giờ học đạt hiệu quả hơn. Chúng thích gì mới mẻ và hơi có chút thách
thức đó là một lý do thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này.

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
3

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Tôi luôn làm mới các tiết học của mình, thay đổi các phần mền khi ứng
dụng CNTT vào tiết dạy để đúc rút những kinh nghiệm thực tế để rồi nâng cao
hiệu quả giảng dạy và học tập.
I.4. Đóng góp về lý luận, thực tiễn
Ứng dụng CNTT vào dạy-học là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vỡ
vậy, cỏc nhà nghiờn cứu CNTT khụng ngừng xõy dựng, thiết kế phần mềm dạy
học để phục vụ việc dạy-học ." ...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo
dục và đào tạo ớ các cấp học, bậc học, ngành học. Phỏt triển cỏc hỡnh thức đào
tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xó hội"
Ứng dụng cụng nghệ thụng tin vào giảng dạy khụng chỉ là động tỏc CLICK
chuột thuần tỳy, tận dụng tối đa những tiện ớch của cụng nghệ thụng tin vào việc
dạy: học từ truyền đạt, gợi ý đến cách tỡm kiếm và xử lý thụng tin, phỏt huy tối đa
sự tỡm tũi, sỏng tạo của học sinh là cả một nghệ thuật. Ứng dụng CNTT vào dạy
Tiếng Anh là làm cho tiết dạy Tiếng Anh sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được
sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc
có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT
Với phương thức tăng cường tối đa việc truyền đạt thông tin tới học sinh thông
qua các phương tiện hỡnh ảnh, õm thanh, kờnh chữ, trũ chơi… giúp học sinh tích
cực tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Thông qua quá trỡnh thực hiện đề tài này
đó mang đến cho các em một cách thức học mới, sinh động và hiệu quả, mang đến
cho giáo viên cách tiếp cận mới, trong việc phỏt huy tớnh sỏng tạo, kích thích hoạt
động của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh.
Đặc trưng cơ bản của giờ dạy Tiếng Anh là tích cực hoá, chủ động hoá quá
trình dạy và quá trình nhận thức của học sinh, qua quá trình nắm bắt các tri thức
và cách thức hoạt động đựơc thực hiện như là quá trình giải quyết tình huống có
vấn đề
* Phần II: Nội Dung

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
4

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

II.1. Nội dung nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã đi nghiên cứu hai vấn
đề chính sau:
II.1.1 Nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT trong giờ dạy Tiếng Anh.
II.1.2 Nghiên cứu sự khả thi của các phần mền đang được ứng dụng vào giảng dạy
hiện nay.
II.1.3 Nghiên cứu khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh lớp 7 trường THCS
Nguyễn Đức Cảnh trong các giờ học có ứng dụng CNTT. Sự hiệu quả của công
tác giảng dạy khi có ứng dụng công nghệ thông tin.
II.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như sau:
II.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu phương pháp dạy học của môn Tiếng Anh.
Nghiên cứu các phần mềm đang phổ biến trong giảng dạy: POWERPOINT,
TRI VIET, VIOTET, ADOBE….
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Tiếng Anh.
Tài liệu những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS của nhà xuất bản
giáo dục
II.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
Điều tra thực trạng HS . Điều tra học sinh khối lớp 7. Tiếp xúc trò chuyện
với HS để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tình hình học tập trong các giờ học có ứng
dụng công nghệ thông tin để tìm hiệu quả của các tiết học sau đó rút ra các ưu ,
nhược điểm của câc phần mền giảng dạy và các tiết học có ứng dụng công nghệ
thông tin.

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
5

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Quan sát thực tế HS lớp 7 tham gia các hoạt động trong cỏc giờ học có ứng
dụng CNTT với các giờ học không ứng dụng CNTT. Kết quả các giờ học khi ứng
dụng các phần mền khác nhau.
So sánh hiệu quả các phần mền đang được sử dụng.
II.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm :
Dựa vào phiếu điều tra.
Dựa vào kết quả của các bài kiểm tra tra của HS, kết quả của cá nhân của lớp trong
các phong trào thi đua của nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin
Căn cứ vào các biện pháp nghiên cứu trên tôi đã đề ra các biện pháp cụ thể phục
vụ cho nghiên cứu đề tài như sau :
II.3 Biện pháp thực hiện :
II.3.1 Điều tra cơ bản tình hình HS :
A.Thuận lợi :
Trường T.H.C.S Nguyễn Đức Cảnh là trường chuẩn Quốc gia đóng tại
trung tâm khu mỏ Mạo Khê nơi có kinh tế và môi trường văn hoá tương đối tốt.
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương và phòng G.D.Đ.T
huyện Đông triều đầu tư cơ sở vật chất khá đầy đủ với 15 phòng học ,một thư viện
và một phòng thực hành đặc biệt BGH nhà trường đã đầu tư một cách có hiệu quả
các trang thiết bị về CNTT như máy chiếu, máy vi tính, đèn chiếu,có hòa mạng
INTERNET , đặc biệt là nhà trường luôn cập nhật, tiên phong các phần mềm phục
vụ cho giảng dạy.Trên tất cả các phòng học đều có lắp máy chiếu để phục vụ cho
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. BGH nhà trường cũng tạo mọi điều
kiện để giáo viên tiếp cận , đi đầu với CNTT như tổ chức lớp giảng dạy vi tính,
giảng dạy các phần mềm giảng dạy mới nhất nếu có.... Toàn trường có hơn 700 HS
chia làm 19 lớp thuộc 4 khối 6,7,8,9. Riêng khối 7 có hơn 170 HS . Đa số HS đều
là con em công nhân có điều kiện kinh tế và có sự quan tâm tới điều kiện học hành

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
6

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

của con cái. Đối với HS tuy còn bỡ ngỡ với việc học tập ở trường T.H.C.S nhưng
nhìn chung các em có khả năng nhận thức khá nhanh, có hứng thú học tập bộ môn.
Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn quan tâm đến công tác giảng dạy nói
chung và bộ môn Tiếng anh nói riêng tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài của
mình.
B - Khó khăn:
Nhiều học sinh chưa coi Tiếng Anh là môn học chính nên chưa có nhận thức
dúng đắn về bộ môn , trình độ của học sinh chênh lệch giữa các lớp .
Mặt khác một số HS tuy có ý thức học tập song khả năng vận dụng kiến
thức còn lúng túng, sự hiểu biết về CNTT còn rất hạn chế. Khi giáo viên dạy học
có ứng dụng CNTT nhiều học coi như là một trò chơi.
Nhà trường ở trung tâm khu công nghiệp mỏ Mạo Khê bên cạnh những thuận lợi
cũng nảy sinh những khó khăn như: Những tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến gia
đình và đời sống một số HS, một số HS còn mải chơi ham lười học, một số gia
đình công nhân do đi ca kíp hoặc những gia đình nông dân, làm nghề tự do còn
chưa quan tâm đến việc học hành của con phó thác hết cho thầy cô nhà trường do
đó làm giảm đI sự tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Kết quả khảo sát môn tiếng Anh đầu năm:
STT

Lớp

Điểm
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Đạt từ TB trở lên

1

7A

10%

30%

55%

5%

0

95%

2

7B

5%

25%

60%

10%

0

90%

Chương III: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu.

Qua điều tra cơ bản tôi đã tiến hành ngay từ đầu năm học tôi đẫ nghiên cứu
kỹ chương trình Tiếng Anh lớp 7 làm kế hoạch bộ môn chu đáo tỉ mỉ đặc biệt là
các tiết học có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
7

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

III.1. Phương pháp cơ bản của việc giảng dạy trên giáo án cho từng đối
tượng học sinh. Luôn bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn.
Tiếng Anh là môn học mới so với các môn học khác học sinh có thể nhận định
và tiếp thu Tiếng Anh theo nhiều cách và nhiều cung bậc khác nhau. Vì vậy trước
khi soạn giáo án điều quan trong không thể quên được là việc phân nhóm học sinh
để lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng nhóm đôi tượng học sinh, có
như vậy thì việc đối thoại giữa cô và trò mới được chủ động nhịp nhàng và sinh
động có hiệu qủa.
III.2.Phân tích các đặc thù của bộ môn.
-Giới thiệu đặt ra tình huống

- Giải thích – chứng minh
- Tạo hứng thú vào tình huống
- Dẫn dắt để học sinh tự giải quyết
- Động viên khen thưởng học
III.3. Những trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử
Phần lớn các giáo viên khi dùng giáo án điện tử chỉ là việc ứng dụng đơn
thuần, trung thành với một phần mềm quen thuộc nào đó vì nghĩ rằng sẽ tốn
thời gian để học tập, thử nghiệm các phần mền khác. Việc ứng dụng các phần
mền mới vào bài giảng là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến.
Để sử dụng thành thạo một phần mềm mới dể soạn bài giảng như thế đòi hỏi
phải mất nhiều thời gian nghiên chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên
thường hay tránh. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang
lại chỉ có 70%,trong khi hiệu quả của phương pháp dạy học (nhìn - nghe) lên
đến 90%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra,
muốn CLICK chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp
nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử
dụng thành thạo phần mềm power point, violet, tri việt giáo viên cần phải có
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
8

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén,
tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá nhân
giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ,
âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Giáo viên còn
phải biết cắt âm thanh, cắt phim, nối phim….Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc nâng
cao hiệu quả của CNTT.
Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có
nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính
chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục
đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong
các tình huống này.
III.4. Yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả của giáo án điện tử.
Giỏo ỏn điện tử là phiên bản điện tử của giáo trỡnh giấy và cú thể xem trờn
màn hỡnh của mỏy tớnh. Giỏo ỏn điện tử là sự tích hợp các công nghệ phần mềm
dạy học (như công nghệ WEB, công nghệ đa phương tiện để thể hiện các tính
năng mô phỏng, tương tác, tích hợp hỡnh ảnh (tĩnh, động), có khả năng thể hiện và
truyền tải tri thức nhanh chóng và hiệu quả hơn bài giảng điện tử. Nếu bài giảng
điện tử cần thầy dạy để giúp người học chủ động học, thỡ giỏo ỏn điện tử phải có
chức năng thay người thầy khuyến khích và giúp người học có khả năng chủ động
học và đặt câu hỏi nhờ trợ giúp. Giáo án điện tử có thể lưu trữ trên các đĩa CDROM hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử dụng
học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu.
Ví dụ : Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên cần chuẩn bị:
Nội dung chớnh :
1. Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản.
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
9

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

2. Soạn câu hỏi trắc nghiệm cho các mục cơ bản (đánh giá tương tác và đánh
giá hiểu bài).
3. Soạn cỏc bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm cho từng phần hoặc toàn
bài.
Nội dung minh họa:
4. Âm thanh : nhạc nền, nhạc cho từng mục, giọng thuyết trỡnh, giọng giới



thiệu.


5. Ảnh : Ảnh nền, ảnh minh họa.



6. Video : Phim minh họa.
Sau đó giáo viên sử dụng 6 bước trên để thực hiện một bài giảng điện tử hoàn
chỉnh.
b) Ứng dụng cụng nghệ thụng tin vào trỡnh bày bài giảng.
Trong quỏ trỡnh trỡnh bày bài giảng, chỳng ta tựy theo từng nội dung bài học cụ
thể mà ứng dụng cụng nghệ thụng tin với những mức độ và hỡnh thức khỏc nhau.
Nhỡn chung, chỳng ta cú thể trỡnh bày bài giảng bằng mỏy vi tớnh (trỡnh diễn
show slide: text, õm thanh, hỡnh ảnh, video clip...); dựng đèn chiếu, microloa……..
Mặc dù giáo án điện tử (GAĐT) đũi hỏi cao như vẫn được đón nhận rộng rãi,
nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học
và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp
người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột? Thực ra, muốn click chuột để
tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen
với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:


Có kiến thức về sử dụng máy tính.



Sử dụng thành thạo phần mềm trình diễn,Violet, PowerPoint….



Biết cách truy cập Internet .

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
10

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7



Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt
các file âm thanh và cắt phim.



Biết cách sử dụng projector.

 Lắp máy chiếu và máy vi tính một cách thành thạo.
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng CNTT vào
giảng dạyđọc hiểu có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời
là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi giờ học mà các yêu cầu khác nhau
được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì
thật tuyệt vời.
Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu
một người không có khái niệm gì về CNTT liệu họ có bật máy tính lên và chọn
cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu
trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu
nào
đó khi không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được
chiếc máy tính theo ý muốn của mình.
Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên
bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên màn
chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng Power Point. Đây là một
phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy
tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định
dạng về màu sắc, font chữ, chúng tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm
được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của
Power Point cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới
này.

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
11

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
12

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Giáo án điện tử chỉ là phương tiện dạy học, nó không thể thay thế cho người thầy
trên bục giảng. Vì vậy khi sử dung GAĐT cần phải linh hoạt trong thiết kế . Hãy
thiết kế các slide như là một bảng đen thực sự. Khi kết thúc giờ học các nội dung
cả bài vẫn còn thể hiện rõ ở trên bảng.

Nếu muốn sử dụng bảng đen thì chỉ coi phông chiếu là bảng phụ thì người giáo
viên sẽ linh hoạt hơn nhiều khi giảng day. Hiệu quả rất cao.
Ví dụ: Tiếng anh 7. UNIT 4- LESON 4: B1
Aim: at the end of the lesson ss will be able to read the text and understand details
and practice library vocabulary
Teaching aids: text book , pictures, poster, cards
1. : Warm up (7m)

- GV trình chiếu ô chữ, nêu yêu cầu, chia đội
- HS chơi theo 2 đội, GV nhận xét cho điểm.
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
13

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

2.Pre- reading:(10m)
 Pre teach vocab:
- librarian
(picture)
- magazine
(pic)
- reference book (realia)
- science book
(pic)
- novel
(realia)
- reader
(realia)
+ GV gợi ý, trình chiếu tranh.
+ GV đọc mẫu từ.
+ HS đọc theo.
+ GV viết bảng

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
14

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

3.While-Reading:
GV dùng phông chiếu như là bảng phụ ,Giới thiệu các câu , Yêu cầu HS đọc nội
dung câu , kiểm tra nghĩa , lấy ý kiến đoán true/false của học sinh thì viết lên
bảng.
Yêu cầu HS đọc bài khóa để kiểm tra phần đoán.

Phần chữa câu đúng sai rất nổi bật, dễ hiểu với các kênh chữ dễ nhìn, dễ hiểu.

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
15

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Phần questions and answers sẽ được linh hoạt kết nối các slide rất sinh động, vi
nhộn cũng với âm thanh trong mỗi câu trả lời đúng thật sôi động, hào hứng với
học sinh. Đó là thủ thuật “ LUCKY NUMBER”
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, kiểm tra nghĩa câu.
- GV yêu cầu Hs đọc bài khóa và trả lời câu hỏi một mình.
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
16

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

- GV chia đội , hướng dẫn luật chơi. Chấm điểm.

4. Post-reading;
Picture-telling:
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
17

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

GV trình chiếu tranh , yêu cầu học sinh kể lại theo trang bắt đầu bằng từ gợi ý.

Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy người giáo viên không thể phủ nhận được
những hiệu quả tiện ích mà nó mang lại nhất là với môn Tiếng Anh: các hình ảnh,
kênh chữ, màu sắc thì rất phù hợp với đặc trưng của bộ môn trong dạy kĩ năng đọc
hiểu, kĩ năng nghe. Giáo viên hãy khai thác sâu các chức năng của các phần mền
thì không phải lỉnh kỉnh với trang ảnh, bảng phụ, bút dạ, nam trâm khi dạy học.
Trước kia khi dạy từ mới, mẫu câu giáo viên phải đọc mẫu cho học sinh nhưng
nay học sinh có thể tiếp cận với cách đọc từ , mẫu câu của người bản sứ rất đơn
giản mà không lỉnh kỉnh loa đài. Chỉ cần download từ ,cách phát âm rồi cài vào
slide có từ cần dạy sau đó click chuột là xong.
Và đặc biệt gần đây nhất khi phần mền ADOBE được phổ biến tới trường học thì
hiệu quả lớn lao của CNTT càng thấy rõ. Khi ứng dụng phần mền này người học,
học sinh có thể tự học một mình mà vẫn nắm vững hết kiến thức của bài. Phần
mềm ADOBE rất thích hợp với việc tự học kĩ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh, với
các dạng bài tập như: True- False, Question and answer, Matching, Filling in the
gap...
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
18

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

Adobe Presenter cũng giúp chuyển đổi các bài trỡnh chiếu powerpoint sang dạng
tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác
(quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trỡnh
(animation), và tạo mụ phỏng (simulation) một cỏch chuyờn nghiệp.Adobe
Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng e-Learning, cú thể tạo
bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hỡnh ảnh bạn giảng bài, chốn
cỏc cõu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ
phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …Bài
giảng điện tử e-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mó nguồn mở)
quản lý tài nguyờn và quản lý học tập.
Trong năm học vừa qua phần mền trớ việt đó được dưa vào giảng dạy với sự hai
trong một của phần này thỡ hiệu quả của CNTT được nâng lên một bước nữa.
Phần III:
Phương pháp nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu.
II.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này đề cập chủ yếu là những hiệu quả CNTT mang lại trong giảng dạy
môn tiếng Anh. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là:
- Phương pháp thực hành ứng dụng : Phải làm trực tiếp, ứng dụng trực tiếp để
phát hịên những điểm mạnh, điểm yếu của CNTT trong giờ học. Sự khác nhau
giữa bài giảng truyền thống và bài giảng ứng dụng CNTT. Biện pháp nâng cao
hiệu quả của CNTT
- Phương pháp quan sát thông qua các tiết dự giờ để quan sát trực tiếp và biết
chính xác thái độ học tập của các em khi các em làm việc trong các giờ học có ứng
dụng CNTT.

Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
19

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy Tiếng Anh 7

-Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu để thấy được nhận xét của học sinh,
đa số học sinh có mong muốn được học những giờ học ứng dụng CNTT hay
không và điều tra sự tiếp thu của các em thông qua phiếu học tập.
- Phương pháp trao đổi cùng đồng nghiệp cùng bộ môn để ứng dụng CNTT vào
giờ học có hiệu quả hơn. Để ngày càng hiệu quả các phần mền giảng dạy được
cung cấp
II.1.2.

Kết quả nghiên cứu

Khi áp dụng CNTT vào giờ dạy tôi thấy hiệu quả được tăng lên rõ rệt…. Và
hiệu quả hơn khi sử dung tối đa tính năng của các phần mềm. Giờ học trở lên sôi
động, học sinh hứng thú học bài, vận dụng mẫu câu nhanh chóng, sát thực luôn
mong đến tiết học ngoại ngữ. Học sinh còn được tiếp cận với ngôn ngữ của người
bản sứ. Chất lượng các bài kiểm tra cao hơn nhiều.
Và kết quả cuối năm học đã đạt được như sau.
Trung bỡnh mụn cả năm
Mụn

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khỏ

Trung bỡnh

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

Tiếng Anh

7A

41

24

58,5%

17

44,5%

0

0

Tiếng Anh

7B

41

4

10,2%

21

53,8%

16

35,9%

IV.Phần kết luận, kiến nghị
IV.1. Kết luận
Theo quan điểm CNTT, để đổi mới phương pháp dạy học, người ta tìm ra
những phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn,
nhiều hơn và hiệu quả hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thức được rằng dạy
học bằng giáo án điện tử sẽ giúp HS tiếp thu bài học dễ dàng, giờ học sinh động
hấp dẫn, cho phép giải quyết một lượng kiến thức lớn và học sinh được tiếp nhận
nhiều hình ảnh trực quan sinh động và bài giảng điện tử thực sự hiệu quả cho bộ
Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Huế

GV: Đỗ Thị
20

Tải về bản full

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tiểu Học

Trang chủ » Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm » Sáng Kiến Kinh Nghiệm Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Tiểu Học

  • 23/09/2021
  • Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh
    Trần Khánh Ngân

4.8 / 5 ( 5 bình chọn )

Trong bài viết hôm nay, Best4Team xin chia sẻ đến bạn đọc những sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học – đây đều là những đề tài có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nền giáo dục. Dựa vào đó, các giáo viên có thể linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy, thiết kế một bài giảng có nhiều hình ảnh trực quan, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở bậc tiểu học

1. Tại sao nên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ?

Công tác giáo dục Việt Nam hiện nay đang chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc giảng dạy và học tập, đặc biệt là trong các môn ngoại ngữ. Bởi ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ

Ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ đang được đẩy mạnh

1.1 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ thực sự rất cần thiết, là xu hướng tất yếu trong thời đại thế giới phẳng.

Nhờ có CNTT, học sinh sẽ được tiếp cận với nguồn tri thức mở, rộng lớn, đa dạng và phong phú. Đối với các môn ngoại ngữ, học sinh sẽ được học kỹ năng phát âm, giao tiếp và rèn luyện ngữ pháp trực tiếp từ giáo viên bản địa. Điều này giúp các em có nền tảng ngoại ngữ vững chắc, là bước đệm cần thiết cho tương lai.

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ

Ứng dụng CNTT vào dạy học là xu hướng thời đại

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ ở các trường Việt Nam còn chưa phổ biến, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Do đó, toàn ngành giáo dục nói chung và thầy cô, học sinh nói riêng cần phải cố gắng hơn nữa để việc đổi mới phương pháp giáo dục đạt hiệu quả như mong đợi.

1.2 Tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền giáo dục nước nhà. Đây là tiền đề quan trọng để tạo nên thế hệ nòng cốt trong tương lai, giúp đất nước phát triển và vươn xa trên con đường hội nhập quốc tế.

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy ngoại ngữ

Thế giới hội nhập sâu rộng yêu cầu mỗi cá nhân phải có trình độ ngoại ngữ cao

Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ ở mọi cấp học, học sinh sẽ được làm quen với các thiết bị hiện đại như: máy tính, máy chiếu, đầu VCD, DVD,… Điều này giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với thế giới công nghệ, bắt kịp xu hướng thời đại và có sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc của các em sau này.

Bên cạnh đó, CNTT giúp giáo viên thiết kế những bài giảng độc đáo, mới lạ, có tính sáng tạo cao. Giáo viên nên tích hợp đa phương tiện như hình ảnh, video, các đoạn hội thoại,… để làm tăng chất lượng nội dung bài giảng. Nhờ đó, học sinh có thể phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kích thích tư duy ngôn ngữ của các em.

Hơn nữa, CNTT còn giúp thầy và trò tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với những nguồn tài liệu vô cùng phong phú trên internet. Giáo viên có thể bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân. Từ đó, hỗ trợ học sinh tốt hơn về cách phát âm, cấu trúc ngữ pháp,…

ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ

Thế giới hội nhập sâu rộng yêu cầu mỗi cá nhân phải có trình độ ngoại ngữ cao.

So với phương pháp giáo dục truyền thống thì giáo dục ngoại ngữ bằng ứng dụng CNTT giúp tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. CNTT giúp thời gian giảng dạy được rút ngắn đáng kể, nhờ đó giáo viên và học sinh có thêm thời gian để đặt câu hỏi, tham gia các hoạt động thảo luận,…