So sánh nền kinh tế các nước đông nam á

Tính đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, và Indonesia.

So sánh nền kinh tế các nước đông nam á

Dữ liệu IMF

Cách đây 16 năm, khi trao đổi với ôngIL Houng Lee, Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam lúc bấy giờ, phóng viên Việt Nam trích dẫn dự báo của một số nhà nghiên cứu: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 đạt trên 600 USD (theo IMF chỉ là 552 USD). Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đặt giả thiết,nếu các nước giàu có hơn ở ASEAN ngừng phát triển, Việt Nam sẽ mất khoảng 5 năm để đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm với Thái Lan, 24 năm với Malaysia, 38 năm với Brunei và 40 năm với Singapore.

ÔngIL Houng Lee cho rằng, những phân tích đó là rất đáng quan tâm và có thể phản ánh một cách gần chính xác độ chênh lệch thực sự trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng cũng có thể không phản ánh mức độ chênh lệch thực sự về phát triển giữa các nền kinh tế.

Còn nếu dựa trêngiả thiết rằng tất cả các nước giữ được tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua, thì thời gian để Việt Nam đuổi kịp các nước có phần lâu hơn.

"Ví như Việt Nam có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Khoảng cách với Singapore lớn như vậy vì tốc độ phát triển của nước này cũng rất nhanh trong 10 năm qua" - ông IL Houng Lee nói. Thời điểm đó,Việt Nam được đánh giá đứng thứ 7 trong 10 nước thành viên ASEAN về mức thu nhập, sự phát triển kinh tế.

Nếu như ở thời điểm hiện tại, vẫn tính toán theo công thức này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2021 đạt 3.743 USD (theo IMF). Nếu đặt giả thiết, các nước có GDP bình quân hơn ở ASEAN ngừng phát triển, Việt Nam sẽ mất khoảng 3 năm để đuổi kịp Indonesia, 13 năm với Thái Lan, 19 năm với Malaysia và 50 năm với Singapore.

Còn nếu dựa trên giả thiết rằng, tất cả các nước được đề cập ở trên giữ được tỷ lệ phát triển trung bình như trong 10 năm qua (tính giai đoạn 2012-2021), thì Việt Nam có thể mất 8 năm để đuổi kịp Indonesia, 22 năm với Thái Lan, 56 năm với Malaysia và 102 năm với Singapore.

Còn hiện nay, dự báo IMF cho rằng, Việt Nam sẽ chỉ mất hơn 4 năm nữa là sẽ vượt qua Indonesia về GDP bình quân đầu người.

So sánh nền kinh tế các nước đông nam á

Theo dự báo của IMF, đến năm 2026, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 4 trong nhóm ASEAN-6 về GDP bình quân đầu người, đạt 6.140 USD/người. Xếp sau Singapore (97.316 USD/người), Malaysia (17.121 USD/người), Thái Lan (9.480 USD/người) và vượt qua Indonesia (6.125 USD/người), Philippines (4.801 USD/người).

So sánh nền kinh tế các nước đông nam á

Dữ liệu và dự báo IMF

Nếu xét chung toàn khu vực Đông Nam Á, đến năm 2026, GDP đầu người của Việt Nam sẽ đứng thứ 5 trong khu vực, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan.

Cũng theo dự báo của IMF, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,12 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (1630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (556 tỷ USD), Philippines (523,53 tỷ USD), Singapore (496,81 tỷ USD).

Như vậy, trong tương lai gần, GDP bình quân của Việt Nam vẫn sẽ xếp sau Thái Lan, tuy nhiên, Việt Nam sẽ có sự thăng hạng cả về GDP và GDP bình quân trong nhóm ASEAN-6.

https://cafef.vn/5-nam-nua-gdp-viet-nam-dung-thu-ba-dong-nam-a-ngang-ngua-thai-lan-con-gdp-dau-nguoi-thi-sao-20220607115907523.chn

Mới đây, Thái Lan, quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 (gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines và Việt Nam), đã công bố kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2021 của mình.

Theo báo cáo của Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC), nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 1,9% trong quý IV/2021 so với cùng năm 2020 và tăng 1,8% (có hiệu chỉnh theo mùa) so với quý III/2021.

So sánh nền kinh tế các nước đông nam á
Tính toán theo dữ liệu GDP của IMF và dữ liệu tăng trưởng do cơ quan thống kê của các quốc gia công bố

Như vậy, nền kinh tế Thái Lan đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật, tức là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý. Trước đó, Thái Lan ghi nhận mức tăng trưởng âm 0,9% trong quý III/2021 so với quý trước và âm 0,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021. NESDC vẫn tiếp tục duy trì dự báo kinh tế cho năm 2022 ở mức 3,5% đến 4,5%, giống như dự báo được đưa ra vào hồi tháng 11/2021.

Trước đó, tất cả các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam, đều báo cáo mức tăng trưởng cao hơn so với Thái Lan.

Cụ thể, theo số liệu được công bố hôm 3/1, tăng trưởng GDP Singapore năm 2021 tăng 7,2%, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 5,4% do đạt dịch gây ra vào năm 2020. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010 - thời điểm nền kinh tế Singapore phục hồi 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đối với năm 2022, Chính phủ Singapore dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 3% đến 5%.

Trong khi đó, GDP Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính nước này trước đó đã dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%. Song, con số này vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch là tăng trưởng GDP hàng năm 5%.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới vào tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của Indonesia xuống 5,6%, từ mức 5,9% được đưa ra trước đó, đồng thời cắt giảm dự báo năm 2023 xuống 6% từ 6,4%.

Năm 2021, Malaysia ghi nhận mức tăng trưởng GDP đạt 3,1%, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 5,6% trong 2020. Malaysia đang trên đà phục hồi sau khoảng hai năm COVID-19, hàng nghìn người đã mất việc làm và doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.

Đối với năm 2022, Ngân hàng Trung ương nước này ước tính GDP sẽ tăng trưởng từ 5,5% đến 6,5%.

Sau 5 quý suy thoái liên tục bắt đầu từ quý I/2020 - quý I/2021, Philippines đạt mức tăng trưởng GDP 5,6% trong năm 2021, đảo ngược từ mức giảm kỷ lục 9,6% trong năm 2020.

Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước.

Điều này được lý giải do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng dựa trên nền tảng năm 2020 tăng trưởng dương 2,91%.

Theo số liệu của cơ quan thống kê các nước, GDP danh nghĩa năm 2021 của Indonesia dẫn đầu trong nhóm ASEAN-6, đạt 16.970 tỷ IDR, khoảng 1.184 tỷ USD.

Xếp thứ hai là Thái Lan với 16.200 tỷ Baht, tương đương với khoảng 506 tỷ USD. Philippines đứng thứ ba với 19.378 tỷ Peso, tương đương với khoảng 393 tỷ USD. Singapore với vị trí thứ 4 với 533 tỷ SGD, tương đương với khoảng 397 tỷ USD.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Tài chính, GDP ước thực hiện của Việt Nam trong năm 2021 là 8.398.600 tỷ đồng, khoảng 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực là Malaysia với 1.500 tỷ RM, khoảng 358 tỷ USD.

Thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 trong số 11 nước Đông Nam Á và thứ 130 trên 195 nước được Ngân hàng Thế giới thống kê, xếp hạng, theo số liệu vừa được ngân hàng này cập nhật vào đầu tháng 7.

Bộ Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) được Ngân hàng Thế giới cập nhật hôm 1/7 cho thấy GNI đầu người của Việt Nam vào năm 2021 là 3.560 đô la. Chỉ so với các nước trong cùng khu vực, con số của Việt Nam chỉ bằng gần 1 phần 18 của Singapore, 64.010 đô la. GNI đầu người của đảo quốc có quy mô một thành phố này đạt vị trí cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới.

Lần lượt đứng thứ hai và thứ ba ở Đông Nam Á là Brunei và Malaysia với các con số tương ứng là 31.510 và 10.930 đô la, cao hơn Việt Nam gấp khoảng 9 lần và 3 lần. Hai nước kể trên lần lượt đứng thứ 33 và 70 trên thế giới.

Ba nước khác thuộc khối ASEAN đứng trên Việt Nam là Thái Lan, với 7.260 đô la/người, đứng thứ 88 trên thế giới; Indonesia, 4.140 đô la, vị trí 119; và Philippines, 3.640 đô la, vị trí 128.

Các nước cùng khu vực có GNI đầu người thấp hơn Việt Nam là Lào, Timor Leste, Campuchia và Myanmar.

Một số cường quốc gắn liền với khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thứ hạng như sau: Mỹ đứng thứ 7 trên thế giới, Nhật Bản, 28; Hàn Quốc, 32; Trung Quốc, 68 và Nga, 69.

Nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ bậc về GNI đầu người của Việt Nam được cải thiện một chút, bộ chỉ số của Ngân hàng Thế giới cho hay. Với cách tính này, Việt Nam giữ vị trí 115 trên thế giới và đứng thứ 6 trong khu vực, lần lượt thấp hơn các nước Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Trong khi đó, quy đổi theo PPP, GNI đầu người của Singapore là hơn 102.000 đô la, đứng số 1 thế giới, cao gấp hơn 9 lần con số 11.040 đô la/người của Việt Nam.

Mặc dù chưa lọt vào nửa trên trong nhóm các nước Đông Nam Á, song số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy các chỉ số của Việt Nam đã tiến thêm được 2 bậc trên bình diện toàn cầu, trong khi các nước ASEAN - chỉ trừ Singapore - đều tụt vài bậc.

Bộ chỉ số WDI của Ngân hàng Thế giới tập hợp các chỉ số phát triển quan trọng, lấy thông tin từ các nguồn quốc tế được công nhận chính thức, và nó thể hiện dữ liệu cập nhật nhất và chính xác nhất có thể có được về tình hình phát triển toàn cầu.

Các số liệu mới cập nhật cho thấy GNI đầu người của Việt Nam, theo cách tính thông thường, đạt mức cao hơn một chút so với ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới (2.485 đô la), nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với ngưỡng thu nhập trung bình cao (10.363 đô la).

Điều này cũng vẫn đúng ngay cả khi tính theo PPP. Ngưỡng thu nhập trung bình thấp của thế giới theo PPP là 7.910 đô la, còn ngưỡng thu nhập trung bình cao là 19.962 đô la.

So sánh với toàn vùng Đông Á-Thái Bình Dương, GNI đầu người của Việt Nam chưa bằng 1 phần 3 mức trung bình của khu vực là 12.740 đô la, theo cách tính thông thường; và bằng gần một nửa của mức 20.195 đô la, theo quy đổi PPP.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2021 là hơn 362,6 tỷ đô la, đứng thứ 39 trong số 207 nền kinh tế, vẫn theo Ngân hàng Thế giới. Nếu tính theo PPP, GDP Việt Nam đứng thứ 25 trong số 195 nước và vùng lãnh thổ.

Gần thời điểm Ngân hàng Thế giới cập nhật thông tin về GDP và GNI, tạp chí CEOWORLD có trụ sở chính ở New York, Mỹ, đưa ra bảng xếp hạng về chất lượng sống trên thế giới, theo đó, Việt Nam đứng thứ 62 trên bình diện toàn cầu và đứng thứ 7 trong khối ASEAN.

Bảng xếp hạng mang tên “Những nước tốt nhất thế giới về chất lượng cuộc sống, 2021”, được công bố hôm 20/6, cho thấy trong số các nước Đông Nam Á, Singapore đứng đầu, tiếp theo là Thái Lan, Philippines, Malaysia, Brunei, và Indonesia.

Mặc dù còn thấp so với đa số các nước láng giềng, song với vị trí 62, chất lượng sống của Việt Nam có thứ hạng cao hơn 103 nước khác, bao gồm Myanmar, Campuchia, và Timor Leste ở Đông Nam Á. Bảng xếp hạng của CEOWORLD không nêu tên Lào.