So sánh tố cáo và khiếu nại

Việc nhận biết rõ thế nào là “khiếu nại”, thế nào là “tố cáo” giúp cán bộ làm công tác tiếp dân, phân loại xử lý đơn hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo đồng thời là thao tác đầu tiên giúp cho quá trình xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đảm báo chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự.

 Điều 2 Luật khiếu nại quy định: "Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".

 Xét về bản chất việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại luôn luôn là công dân (hoặc cơ quan, tổ chức trong một số trường hợp) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Điều 2 Luật tố cáo quy định: "Tố cáolà việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".

Xét về bản chất việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và  xử lý người vi phạm.

Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm, do đó nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại.

Chính vì khiếu nại và tố cáo không giống nhau cho nên Pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật khiếu nại, tố cáo trước đây và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo hiện hành đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác với thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:

Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng: Đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hànhvi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Về mục đích: Cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

Chính vì sự khác nhau giữa đơn “khiếu nại” và đơn “tố cáo” như đã nêu trên, theo tôitrong quá trình phân loại, xử lý đơn, cán bộ tiếp nhận đơn cần căn cứ vào nội dung, bản chất sự việc nêu trong đơn để phân biệt các loại đơn, không chỉ căn cứ vào tiêu đề công dân ghi trên đơn để xử lý, trên tiêu đề công dân ghi là tố cáo nhưng nội dung lại là khiếu nại thì không được xử lý theo đơn tố cáo mà xử lý theo đơn khiếu nại hoặc ngược lại; trong trường hợp tiếp nhận đơn trực tiếp tại nơi tiếp công dân thì cán bộ tiếp công dân  phải phân tích rõ và yêu cầu công dân viết lại đơn sao cho nội dung phù hợp với tiêu đề để thuận lợi cho việc xử lý, giải quyết đơn. 

Lưu Thị Lệ Phương - Phòng 12

Skip to content

Khiếu nại và tố cáo là hai từ khá quen thuộc trong pháp luật hành chính, không chỉ quen thuộc trong phạm vi pháp luật, mà cuộc sống thường nhật vẫn thường sử dụng chúng, thế nhưng, bản chất của 2 từ này hoàn toàn khác nhau. Làm sao để hiểu rõ thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo? Trường hợp nào người ta sử dụng từ khiếu nại, trường hợp nào người ta sử dụng từ tố cáo?

Dưới đây là bảng phân biệt giữa 2 cụm từ trên, giúp các bạn dễ dàng nhận định trường hợp nào là khiếu nại, trường hợp nào là tố cáo.

So sánh khiếu nại và tố cáo theo quy định mới nhất

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Khái niệm

Khiếu nại là gì?

Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Luật điều chỉnh

Luật khiếu nại 2011

– Thông tư Số: 07/2013/TT-TTCP Thông tư quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
– Nghị định Số: 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại (Những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo của người lao động tại Nghị định này bị bãi bỏ bởi Điều 46 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

– Thông tư Số: 02/2016/TT-TTCP sửa đổi, bổ sung một số Điều của thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

(Cập nhật tháng 11 năm 2019)

Luật tố cáo 2018

– Nghị định Số: 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo – Nghị định Số: 28/2019/NĐ-CP Quy định về Tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân

– Nghị định Số: 22/2019/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân

(Cập nhật tháng 11 năm 2019)

Mục đích hướng tới

Nhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm

Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm

Chủ thể thực hiện quyền

– Công dân.

– Cơ quan, tổ chức.

– Cán bộ, công chức,

– Công dân

Đối tượng

– Quyết định hành chính.

– Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

 Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

Yêu cầu về thông tin

Không quy định người khiếu nại chịu trách nhiệm về việc khiếu nại sai sự thật

Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2018

– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

– Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Thái độ xử lý

Không được khuyến khích

Được khuyến khích

Khen thưởng

Không có quy định

Điều 9, Khoản 1, điểm g, Luật Khiếu tố cáo 2018 quy định:

– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng còn được xét tặng thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch  01/2015/TTLT-TTCP-BNV.

Kết quả giải quyết

Quyết định giải quyết.

(Nhằm trả lời cho người khiếu nại về những thắc mắc của họ nên phải ra quyết định giải quyết thể hiện sự đánh giá và trả lời chính thức của cơ quan nhà nước.

Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được gửi đến người khiếu nại)

Xử lý tố cáo

(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.

Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu)

Thời hiệu thực hiện

90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.

Không quy định thời hiệu

Các trường hợp không thụ lý đơn

Không có quy định cụ thể

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo 2018;

– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

– Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật

Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơn

Cơ quan nhà nước chấm dứt giải quyết.

Cơ quan nhà nước không chấm dứt xử lý.

Trên đây là một số nội dung để Quý bạn đọc phân biệt khiếu nại và tố cáo theo góc độ pháp luật Việt Nam hiện nay. Nếu Quý bạn đọc, Quý khách hàng còn có những vướng mắc hay muốn tìm hiểu kĩ hơn về so sánh khiếu nại và tố cáo, hoặc muốn hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến soạn thảo đơn từ, hỗ trợ tố tụng hành chính, vui lòng kết nối tổng đài 1900 62824, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

———————

Bộ phận nghiệp vụ tố tụng hành chính – Luật Phamlaw

xem thêm:

  • Mẫu đơn khiếu nại, tố cáo
  • Trình tự, thời gian giải quyết đơn từ khiếu nại