So sánh tôm sú và tôm thẻ

2

Sinh trưởng

Theo Briggs et al. (2004) ở châu Á tôm thẻ chân trắng tăng trưởng 1-1.5 g/tuần

1 g/tuần.

Tôm sú (tên khoa học: Penaeus monodon) là một loài động vật giáp xác đại dương được nuôi để dùng làm thực phẩm.

Phân bổ tự nhiên của loài này là khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở đông Úc cũng có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ (Florida, Georgia và Nam Carolina).

Cả con đực lẫn con cái đều đạt tới kích thước khoảng 36 cm chiều dài, con cái có thể nặng tới 650 g, khiến nó trở thành loài tôm pan đan lớn nhất thế giới.

P. monodon là loài tôm pan đan được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới, mặc dù loài tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ngày càng chiếm ưu thế. Hàng năm hơn 900.000 tấn tôm sú được tiêu thụ, hai phần ba số đó đến từ các trại tôm ở Đông Nam Á.

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, tên gọi trước đây Penaeus vannamei) là một dạng của tôm panđan (không phải Caridea) của vùng đông Thái Bình Dương thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Tôm thẻ chân trắng là loài bản địa ở đông Thái Bình Dương từ Sonora ở México đến bắc Peru. Các nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng chủ yếu là Ecuador, Mexico và Brasil. Tôm thẻ chân trắng được bán trên thị trường Mỹ chủ yếu từ Mexico và Ecuador. Một số nhỏ hiện tại được nuôi ở Mỹ (Texas).

Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.

Môi trường sống

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100 con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.

Sự khác nhau giữa tôm sú và tôm thẻ

Tôm sú vỏ dày, màu xanh còn tôm thẻ có màu trắng và vỏ mỏng hơn

Sú: Vỏ dày hơn, có nhiều màu như: xanh, nâu, đỏ, xám. Lưng tôm xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc vàng.

 Thẻ chân trắng: Vỏ mỏng hơn, có màu trắng đục, chân màu trắng.

Sú: Chiều dài tối đa của nó là 36 cm, thông thường tôm cái lớn hơn tôm đực, nặng hơn tôm thẻ.

Thẻ: Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Dáng thon dài, nhỏ hơn so với tôm sú, nhẹ hơn tôm sú.

Sú: Giá cao hơn.

Thẻ: Giá rẻ hơn.

Nên ăn tôm sú hay tôm thẻ?

Tôm là một trong những thực phẩm hải sản được đánh giá là chứa ít calo nhưng nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein dồi dào, Vitamin B12, Sắt, chứa dồi dào lượng Selen ngăn ngừa ung thư, Canxi, Omega – 3…Tuy nhiên, chọn loại tôm nào tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mọi người.

Thịt tôm sú dai và chắc hơn tôm thẻ. Nếu nướng nên chọn tôm sú vì vỏ tôm dày, đảm bảo sau khi nướng lượng thịt vẫn còn nhiều, không bị hao hụt. Còn nếu để hấp, rim hay chiên, nấu canh thì nên chọn tôm thẻ vì vỏ mỏng, dễ bóc lột.

So với tôm thẻ thì tôm sú chứa nhiều dưỡng chất hơn

Vì tôm thẻ dễ nuôi, lại nhanh xuất ra thị trường nên giá thành thấp hơn so với tôm sú vì thế tùy vào khả năng của mỗi người mà chọn loại tôm phù hợp nhé.

Một điều lưu ý cuối cùng đó là không nên ăn tôm quá nhiều và người bị dị ứng không nên ăn tôm. Với cách phân biệt đơn giản trên hy vọng mọi người sẽ chọn cho mình loại tôm phù hợp để chế biến món ăn hàng ngày.

Cách phân biệt tôm biển & tôm nuôi

Tôm biển thường chắc thịt và ngọt hơn tôm nuôi

- Tôm biển là thực phẩm khá giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Tôm biển giàu canxi, photpho, sắt, các nhóm vitamin… Hiện nay, tôm biển có nhiều loại như tôm sắt, tôm he, tôm hùm… Tôm biển có thịt ngọt, chắc hơn so với tôm nuôi và được bán với giá cao hơn so với tôm nuôi.

- Theo đó, tôm he thường có màu trắng, tôm sắt biển thì có kích thước nhỏ hơn các loại tôm khác, vỏ tôm hơi cứng nhưng khi ăn lại rất giòn và ngon. Còn tôm hùm là loại tôm có kích thước lớn nhất, có càng xanh trong và vỏ tươi bóng.

Cách nhận biết tôm nuôi

Tôm nuôi được bán giá rẻ hơn so với tôm biển

- Cũng là tôm nhưng tôm nuôi thì có kích thước nhỏ hơn so với tôm biển và các loại tôm nuôi được bán với giá thấp hơn.

- Hiện nay, có đến 99% tôm nuôi là tôm sú nước ngọt được nhiều người ưa chuộng. Tôm sú có vỏ mềm hơn so với tôm biển, thịt ngọt và thơm ngon. Khi quan sát bên ngoài vỏ thì tôm sú nuôi có ánh xanh.

Lưu ý khi chọn mua tôm tươi

- Dù là tôm biển hay tôm nuôi thì loại thực phẩm này đều cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình mình khi ăn tôm thì bạn cần chú ý nhiều khi lựa chọn mua tôm tươi.

- Không chọn mua những con tôm bị chảy nhớt bên ngoài vỏ. Bạn dùng tay ấn lên phần vỏ tôm và di chuyển ngón tay từ trước ra sau rồi ngược lại, nếu có cảm giác như có sạn dưới ngón tay hoặc thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì chứng tỏ, số tôm này không còn tươi nữa.

- Thêm một cách giúp bạn chọn mua tôm tươi ngon nữa đó chính là quan sát phần chân của tôm có còn gắn chặt vào thân tôm hay không và phần thịt tôm phải săn chắc.

Chọn mua tôm tươi còn sống và thịt còn săn chắc

- Không chọn mua các loại tôm có phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy lượng tôm này đã không còn tươi.

- Muốn mua tôm tươi ngon, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn nên lựa chọn những cửa hàng, hệ thống siêu thị… chuyên cung cấp thực phẩm, hải sản sạch. Bởi vì những sản phẩm của các cửa hàng này đã được kiểm định về chất lượng nên bạn có thể yên tâm khi mua hàng.

Tư liệu sưu tầm

Viết bởi , Ngày 26/09/2018

So sánh tôm sú và tôm thẻ

1. Sự khác nhau giữa tôm sú và tôm thẻ

So sánh tôm sú và tôm thẻ

Tiêu chí đánh giá

Tôm sú

Tôm thẻ

Vỏ

Vỏ dày hơn, có nhiều màu như: xanh, nâu, đỏ, xám. Lưng tôm xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc vàng.

 Vỏ mỏng hơn, có màu trắng đục, chân màu trắng.

Kích thước

Chiều dài tối đa của nó là 36 cm, thông thường tôm cái lớn hơn tôm đực, nặng hơn tôm thẻ.

 Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Dáng thon dài, nhỏ hơn so với tôm sú, nhẹ hơn tôm sú.

Giá

Giá cao hơn.

Giá rẻ hơn.

2. Nên ăn tôm sú hay tôm thẻ ?

Tôm là một trong những thực phẩm hải sản được đánh giá là chứa ít calo nhưng nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein dồi dào, Vitamin B12, Sắt, chứa dồi dào lượng Selen ngăn ngừa ung thư, Canxi, Omega – 3…Tuy nhiên, chọn loại tôm nào tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mọi người.

Thịt tôm sú dai và chắc hơn tôm thẻ. Nếu nướng nên chọn tôm sú vì vỏ tôm dày, đảm bảo sau khi nướng lượng thịt vẫn còn nhiều, không bị hao hụt. Còn nếu để hấp, rim hay chiên, nấu canh thì nên chọn tôm thẻ vì vỏ mỏng, dễ bóc lột.

So sánh tôm sú và tôm thẻ

Vì tôm thẻ dễ nuôi, lại nhanh xuất ra thị trường nên giá thành thấp hơn so với tôm sú vì thế tùy vào khả năng của mỗi người mà chọn loại tôm phù hợp nhé

Một điều lưu ý cuối cùng đó là không nên ăn tôm quá nhiều và người bị dị ứng không nên ăn tôm. Với cách phân biệt đơn giản trên hy vọng mọi người sẽ chọn cho mình loại tôm phù hợp để chế biến món ăn hàng ngày.