Tại sao cua phải buộc dây

Tại sao cua phải buộc dây
 - Nhiều khách hàng tỏ ra bức xúc trước chiêu trò buộc cua biển bằng dây vải, bằng nilon thấm nước để ăn gian trọng lượng.

Huỳnh đế - đệ nhất cua biển giá "chát" vẫn được chuộng

Giá cua biển tăng gấp đôi

Tránh xa cua biển sặc sỡ nếu muốn giữ mạng sống

Anh Đỗ Minh C (ở Đội Cấn, Ba Đình) cho biết trên báo Người Đưa Tin, gia đình anh đã vô cùng bất bình trước cách làm ăn gian dối của một cơ sở kinh doanh có địa chỉ ghi trên tờ rơi ship theo thùng cua biển là tại chợ phường 7, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Theo gia đình anh C., cơ sở kinh doanh này nhận đặt hàng qua điện thoại. Người mua chuyển tiền điện tử vào tài khoản của cơ sở kinh doanh, rồi họ mới xuất hàng và chuyển bằng máy bay ra Hà Nội.

Tại sao cua phải buộc dây

Cua biển có chiếc dây buộc khổng lồ.

Anh C. chia sẻ, giá cua gạch chủ hàng đóng hộp chuyển tới sân bay Nội Bài là 350.000 đồng/kg. Người mua trả thêm 100.000 đồng tiền ship. Vì dây nặng hơn cua, nên theo tính toán giá cua biển thực lên đến khoảng 800.000 đ/kg.

“Nhà mình đã phải trải qua câu chuyện bực mình như thế này lần đầu tiên vào 3 tháng trước. Gia đình đặt mua cua biển Cà Mau 5 kg thì mất khoảng hơn 2kg dây buộc. Lần này đặt mua 10 kg thì mất khoảng gần 6kg dây buộc bằng vải xốp ngâm bùn nhiều lớp”, anh C. tâm sự trên báo này.

Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp đầu tiên khách hàng gặp phải cảnh mua cua biển bị buộc dây vải vào để ăn gian trọng lượng.

Ngày 8/1/2017, vợ chồng anh Trần Triều, ở Gò Vấp, TPHCM mua 2,7 kg cua ở chợ Tân Sơn Nhất về đãi bạn. Lúc làm cua, không tin nổi khi nhìn vào mớ dây cột cua, anh Triều thử đem cân... được tròn 1kg giẻ.

Tại sao cua phải buộc dây

Mua 2,7 kg cua, gỡ ra được 1 kg dây cột.

“Cách đây 10 năm, chỉ có sợi dây nilon để cột cua. Giờ đã là 3 sợi dây vải. Rồi hai năm nữa sẽ là 5 sợi dây vải và bốn năm nữa sẽ là 7 sợi dây vải. Lúc đó, sợi dây nặng sẽ hơn con cua? Con cháu chúng ta hẳn sẽ "bái phục" về độ trơ trẽn của ông bà chúng khi cột được nùi giẻ vào con cua”, lời bộc bạc hài hước mà cay đắng của anh Triều trên báo Dân trí.

Vào tháng 6/2015, dư luận xôn xao trước việc một khách du lịch tên C. đã phải trả 420.000 đồng cho một con cua nặng 1,2 kg, khi luộc xong còn... 400g.

Tại sao cua phải buộc dây

Con cua chỉ còn 400g và hóa đơn 420 nghìn

Cụ thể, theo sự giới thiệu của ông xích lô, chị C. đã vào một nhà hàng trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nha Trang gọi một số món và chọn một con cua buộc dây, cân thấy 1,2kg, giá 350.000 đồng/kg.

Khi nhân viên phục vụ bưng cua ra, thấy con cua 1,2kg giờ thành con cua nhỏ xíu, chị đã phản ánh với người quản lý nhà hàng thì nhận được câu trả rằng cua luộc nó nhẹ đi. Trước sự chứng kiến của nhiều người, chị C. đã cân lại và con cua chỉ nặng 420g.

Còn chủ nhà hàng lý giải rằng, khi mua cua để bán thì cua cũng được buộc dây, đến lúc bán vẫn còn dây buộc, dây khi ngâm nước rất nặng (dây buộc cua ngâm nước nặng 0,45-0,5kg). Số hao hụt trọng lượng còn lại là do chế biến. Chủ nhà hàng cam kết việc đánh tráo cua là không có.

Tại sao cua phải buộc dây

Buộc cua bằng nilon thấm nước

Năm 2015, tại nhiều tuyến đường ở TP.HCM vào mỗi buổi chiều, rất nhiều điểm bán cua với giá rẻ xuất hiện. Tuy nhiên, người bán cua luôn “khuyến mãi” nùi dây cói, dây đay, dây vải nặng trịch.

Khách mua 1 kg được người bán khẳng định "bao cân đủ", nhưng khi mang về, cân lại thì chỉ còn 650g. Càng cua được chằng buộc bởi 2 lớp dây vải dày nặng đến 250g. Như vậy, 1 kg cua ban đầu thực tế chỉ còn 400g.

Tại sao cua phải buộc dây

Những con cua được buộc nhiều lớp dây vải chằng chịt để tăng trọng lượng.

Thực tế, vì lợi nhuận, nhiều tiểu thương đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất,... vào cua.Tiểu thương luôn lấy cớ cột cua cho chắc nhưng thật ra là để gia tăng trọng lượng. Khách hàng ham giá rẻ đã rơi vào bẫy của người bán mà không hay.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Ai từng đi mua cua biển cũng biết thừa 1kg cua không bao giờ là 1kg cua, được 7 lạng đã là có tâm lắm rồi. Còn chuyện dây chiếm 4-5 lạng là hết sức bình thường, số còn lại là trọng lượng của dây buộc. Dù vậy, hình ảnh dây buộc các loại che kín cả con cua, chỉ lộ ra một phần của cái càng không khỏi khiến người xem cười lăn. Nhiều cư dân mạng bình luận, chủ hàng cua này thật có tâm khi "đóng gói" món hàng kỹ như vậy.

Chuyện dây nặng hơn cua muôn thuở cũng được xới lại với nhiều hình ảnh từng đăng trên báo chí và mạng xã hội. Đây là mánh khóe của người bán để tăng trọng lượng cua và giữ giá không quá cao. Cua biển luôn là món ăn đắt tiền, nếu tính giá cua không dây thì nhiều khách hàng sẽ hoảng sợ mà "bỏ chạy".

Hình ảnh được một cư dân mạng đăng tải cách đây ít lâu cho thấy chỗ dây buộc cua khi trải ra thì có thể dùng làm "thảm đỏ" vỉ diện tích quá lớn.

Cảnh này tuy buồn cười nhưng không gây ngạc nhiên.

Dây buộc cua loại này thường được ngâm nước nên cực kỳ nặng.

Đây là cua hay là đống giẻ ngâm nước vậy trời?

Con cua lực lưỡng bị đè bẹp, che khuất bởi dây trói cỡ đại.

Rất nhiều cư dân mạng đã "thả ha ha" khi xem hình ảnh này. 

Cua thì bé, dây buộc thì to.

Sau khi "cởi trói" được cả một thùng dây buộc, còn cua thì chỉ có một chút trong rổ vậy thôi.

Với những sợi dây to ngâm nước này, người bán sẽ "ăn gian" được khoảng 30% trọng lượng.

Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên nên hiện nay nhiều shop hải sản quảng cáo nhấn mạnh rằng mặt hàng cua biển của mình là cua không buộc dây (tức không dùng loại dây "khủng bố' kể trên).

Minh Nhật (Tổng hợp)

Tại sao cua phải buộc dây
Con cua này nặng 450 gam. Khi tháo bỏ dây buộc, cua chỉ còn nặng 350 gam - Ảnh: HOÀNG LỘC

“Anh T. hả, giá cua lúc này thế nào?” - tôi alô hỏi một vựa cua ở Cà Mau và đầu dây bên kia trả lời: “Anh hỏi cua gì, cua rạch hay cua y? Cua dây hay không dây? Dây 12, dây 14 hay cua đạp giá nó khác...”. Mới nghe qua đã chóng mặt vì đủ loại cua, nhưng kỳ thực sự phân loại đó đều dựa vào lượng dây nhiều hay ít.

Từ Cà Mau, Bạc Liêu...

Lời chào hàng có phần thẳng thắn ấy của chủ một vựa cua ở xã Hòa Tân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) làm chúng tôi không khỏi ngớ người. Hỏi một anh bạn nhiều năm làm nghề lái cua ở xã Tạ An Khương Nam (H.Đầm Dơi, Cà Mau), chúng tôi mới hiểu “thuật ngữ” của các cơ sở trói cua ở đây.

Cua chỉ thật sự gọi là “cua dây” khi những con cua này phải chịu “trói đẹp” của người bán. “Cua dây 14 là 1kg cua sau khi trói tăng lên 1,4kg, cua dây 12 là 1kg cua sau khi trói tăng lên 1,2kg, còn cua đạp thì phải... đạp xuống chân để trói, trói mút mùa, lên 15, 16 thậm chí 1kg cua ra 2kg dây cũng được” - một lái cua giải thích.

Khác với việc bơm tạp chất vào tôm, bơm nước vào gia súc, việc trói cua để tăng trọng lượng ở nhiều vựa cua được xem là chuyện... hiển nhiên.

“Cua dây thường có giá rẻ hơn cua không dây 30.000 - 50.000 đồng/kg, người mua có quyền lựa chọn mua hay không mua. Cua trói dây để bán cho những người thích... giá rẻ. Nhưng thực tế sau khi trừ hao dây, giá nó cũng vậy, thậm chí ham mua cua rẻ có khi còn lỗ” - M., một người mua bán cua, cố gắng bao biện việc làm ăn của anh ta.

Để chứng minh mình... chẳng có gì giấu giếm, M. đưa chúng tôi đến một khu vực tập trung nhiều vựa cua trên địa bàn xã Hòa Thành (TP Cà Mau). Các cơ sở này trở nên nhộn nhịp hẳn lên khi có mặt đội ngũ trói cua mướn.

Họ bình thản trước sự xuất hiện của người lạ. Cua được các lái mua gom khắp nơi về bán lại cho vựa. Vựa sau khi phân loại thì giao cua đến bộ phận trói. Dây trói phần nhiều là vải thun, được ngâm trong những thùng chứa hồ (bột năng pha) và bùn cát.

Những con cua sau khi bị “gông cùm” bởi những sợi dây quá cỡ sẽ được cho vào thùng xốp để từ đây lên xe đi các nơi. “Ở đây trói như thế là “vừa”, nhưng đi các nơi nhiều khi người ta tiếp tục trói, mình không kiểm soát được” - một chủ vựa cua phân trần.

Một thời gian dài trước đây, việc làm dây trói cua đã mang lại sự sung túc cho nhiều hộ dân sống ven quốc lộ 1 trên địa bàn H.Giá Rai (Bạc Liêu). Người dân ở đây ban đầu chỉ làm dây lác giập, ngâm nước rồi bó từng bó bán cho các vựa cua ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...

Làm ăn được thời gian, nhiều người đã nghĩ cách ngâm dây với nước pha lẫn bùn, cát. Nhiều vựa cua thấy lợi nhuận tăng lên từ việc làm gian dối này cũng đặt hàng làm “dây trói tăng trọng”.

Tuy nhiên, sau này nhiều người bán cua trói đã ít dùng dây lác, mà mua vải vụn ở các cơ sở may công nghiệp về ngâm tẩm với hồ, cát để tăng trọng. Vì vải ngậm nước nhiều hơn, hút bẩn nhiều hơn nên nặng hơn dây lác.

Ông Nguyễn Minh Trung, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bạc Liêu, cho biết mấy năm trước đơn vị này từng phối hợp với cơ quan truyền thông lên tiếng nhằm dẹp chuyện “cua khổ sai”. Mặt khác, ông cũng cử lực lượng kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở mua bán cua không được làm ăn gian dối.

“Nhưng chúng tôi chỉ nhắc nhở vì rà lại các quy định thì không có quy định nào phạt hành vi bán cua trói dây lớn cả. Đây không phải hành vi gian lận hay đưa tạp chất vào cua. Bây giờ chỉ còn trông vào lương tâm người bán” - ông Trung thở dài ngán ngẩm.

Tại sao cua phải buộc dây
Cua buộc dây to đùng tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: ÁI NHÂN

... đến TP.HCM

Ghé vào một vựa hải sản trên đường song hành (xa lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) hỏi mua sỉ cua về bán lẻ, nhân viên vựa này nhanh nhảu lật từng thùng xốp đựng cua (cua được buộc chặt bằng dây nilông to bằng ngón tay cái) giới thiệu: “Ở đây toàn cua Cà Mau, có bốn loại giá từ 260.000 - 380.000 đồng/kg. Nếu lấy sỉ thì giá mềm hơn”.

Bà T., chủ vựa, nằm lắc lư trên võng ghi số điện thoại đầu mối cung ứng cua và nói: “Nếu mua sỉ với lượng lớn chỉ cần điện thoại khoảng vài giờ là có hàng. Giá thì có bốn mức nhưng còn tùy theo dây bự hay dây nhỏ. Cua 3 lạng (0,3kg) dùng dây khác, cua lớn hơn dùng dây khác, đối với cua biển là phải coi dây”.

Theo bà này, để ăn gian trọng lượng thì hiện nay từ vựa đến các điểm bán lẻ ngoài đường đều sử dụng dây buộc. Có bốn loại dây thông dụng là dây vải, dây chuối, dây nilông và dây dừa. “Buộc dây vải ngấm nước nhiều nên nặng hơn dây dừa và dây chuối. Khi đã buộc các loại dây này thường ăn gian trọng lượng cua được 2 lạng, thậm chí cả nửa ký” - bà này khẳng định.

Theo bà T., bây giờ muốn lấy sỉ 1kg cua mấy lạng dây đều có hết. “Nếu lấy bán thì lấy cua buộc dây vừa thôi, 1kg cua chừng 2 - 3 lạng dây, dây bự quá khó bán. Cứ tính toán kỹ, muốn lấy cua buộc dây như thế nào thì thông báo cho mối họ sẽ tự cuốn dây. Muốn 4 lạng người ta làm 4 lạng, muốn nửa ký người ta làm nửa ký, muốn nhiêu người ta cuốn dây nhiêu à” - bà này bật mí.

Vừa quảng cáo, bà này chỉ vào trong thùng xốp đựng cua của vựa khẳng định: “Cua đó buộc dây phải chiếm 2 - 2,5 lạng do cuốn dây nilông nên nhẹ hơn, bán ra lời ít nhất 50.000 đồng/kg”. Lấy lý do để xem trọng lượng thật của cua là bao nhiêu, chúng tôi mua hai con cua buộc dây nilông và yêu cầu bà T. cân thử. Hai con cua trên có trọng lượng 4,5 lạng, sau khi tháo dây cân chỉ còn 3 lạng.

Tại sạp bán hải sản của ông Bản (chợ Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân), khi tôi hỏi mua cua thì ông Bản báo giá 160.000 - 190.000 đồng/kg tùy loại. Thấy cua buộc dây nilông, dây vải, dây lác có độ dày khác nhau, tôi thắc mắc thì ông Bản giải thích “cua càng lớn thì buộc dây càng dày để khỏi bị sổng”.

Tôi tiếp tục hỏi cắc cớ: “Dây dày quá liệu có đủ trọng lượng cua không? Có thể tháo dây ra cân cho tôi được không?”. Ông Bản trả lời: “Muốn tháo dây ra cân cũng được nhưng giá bán sẽ khác, từ 300.000 - 380.000 đồng tùy loại...(!)”. Ông Bản khẳng định: “Tôi chỉ bán lẻ, cua và giá đã định sẵn vậy rồi, cậu mua ở đâu cũng thế...”.

Buộc dây là... thông lệ

Anh N.N.H., giám đốc công ty kinh doanh hải sản ở Q.12, khẳng định việc buộc dây tăng trọng lượng cho cua đã là “thông lệ” trong giới kinh doanh cua. Anh H. cho biết cua chủ yếu nuôi tại Cà Mau, Bến Tre được đầu nậu mua tại chỗ.

Quy cách dây buộc cua được các đầu nậu đầu mối thống nhất với nhau. Dây buộc chủ yếu bằng vải, dây nilông hoặc dây lác. Độ dày của dây buộc tùy thuộc vào độ lớn của cua. Chủ yếu phân ra làm hai độ dày dây buộc tương ứng với cua loại bốn hoặc ba con/kg và hai con/kg. Để tăng trọng lượng, dây buộc cua luôn được nhúng nước, thậm chí nhúng bùn trước khi cân bán. Theo anh H., dây buộc làm tăng thêm 3-5/10 tổng trọng lượng cua.

Anh H. cho biết nguồn gốc của việc buộc các loại dây có thể thấm nước là để giúp cua không bị khô nước mà chết, giúp cua sống lâu. Tuy nhiên, việc này sau đó bị lạm dụng để tăng trọng lượng. Anh H. cho biết khi mua, các đầu nậu đầu mối tại các tỉnh đã buộc sẵn cua theo quy cách rồi xuất bán đi các tỉnh thành miền Đông Nam bộ (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương...).

Trước đây, cua đưa lên TP.HCM thì các đầu nậu đầu mối thường dùng dây lác, dây vải có nhúng bùn để tăng trọng lượng cua. Tuy nhiên, thời gian sau đó các mối phân phối ở TP.HCM yêu cầu không được ngâm bùn vì mất vệ sinh và không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó, cua được buộc dây nilông và không còn tình trạng ngâm bùn.

Với cua xuất bán cho miền Bắc, các đầu mối ở TP Hải Phòng yêu cầu để nguyên cua không buộc dây, đưa ra đó họ tự xử lý hình thức buộc cua và giá. Tuy nhiên giá cua không buộc dây do đầu nậu cung cấp cho Hải Phòng cao gần gấp đôi giá cua có buộc dây cung cấp cho các tỉnh miền Đông Nam bộ. Anh H. giải thích “vì dây buộc chiếm gần nửa tổng trọng lượng cua rồi”.

Nha Trang: cua càng lớn dây càng nặng

Sáng 2-7, chúng tôi dạo qua khu vực bán hàng tươi sống trên đường Võ Trứ (gần chợ Xóm Mới, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) và thấy các loại cua, ghẹ đặt trên khay, sàng của tiểu thương đều bị cột bởi các kiểu dây khác nhau. Có người dùng dây nhựa cột càng với thân cua, có người dùng dây bẹ chuối bện để cột cua.

Bà Hai, một phụ nữ lớn tuổi, cân bán cho chúng tôi 1kg cua biển (gồm chín con) với giá 150.000 đồng. Khi tôi yêu cầu phải “trừ bì” số dây bẹ chuối bện cột cua thì bà Hai cười: “Có dây cột để cua được ký mà cậu biểu trừ thì trừ làm sao”.

Bà Hai cho biết cua, ghẹ khi bắt lên đem bán đều phải được cột dây để chúng không bò đi và vận chuyển gọn gàng. Người dân thường dùng bẹ dây chuối xé nhỏ ra để cột cua, ghẹ vì loại dây này mềm, dai.

“Người ta cột sợi dây vừa phải để giữ cua chứ không nhằm mục đích tăng trọng lượng. Như mấy con cua của tui bán cho chú đây dây có đáng là bao. Nhưng mua bán tùy tâm, người bán đàng hoàng thì không nói, chứ người chỉ biết lợi thì tìm bẹ chuối lớn, ngâm nước lâu cho nở ra rồi cột vào con cua để tăng trọng lượng. Cua càng lớn, sợi dây càng nặng” - bà Hai thổ lộ.

Ông Phong - một người chuyên đi lưới cua ghẹ trú tại vùng Cửa Bé (P.Vĩnh Trường, TP Nha Trang) - cũng cho biết thương lái mua cua, ghẹ bán cho các nhà hàng đều dùng dây bẹ chuối lớn để cột.

“Họ mua cua, ghẹ của chúng tôi thì cân đúng trọng lượng, sau đó dùng bẹ chuối khô đã được ngâm nước cho nặng chọn con cua, ghẹ lớn mà cột. Mấy thương lái này nói đây là “chiêu” mà các nhà hàng, quán hải sản tươi sống dặn họ để tăng trọng lượng cua, ghẹ khi bán cho khách, chứ thương lái cung cấp cho nhà hàng đều trừ dây bẹ chuối cả.

Chú cứ thử đến bất kỳ nhà hàng hải sản nào ở Nha Trang đây cũng thấy cua, ghẹ sống bị cột bởi mấy sợi dây bẹ chuối to đùng cả, chủ yếu để nâng ký móc tiền của khách” - ông Phong cho hay.

DUY THANH

TƯ TÌNH - ÁI NHÂN - HOÀNG LỘC