Tại sao dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm

Thông tín viên Hoàng Dung (Matxcơva)

Ở Nga, đã nhiều năm nay người ta nói đến việc giảm dân số như một vấn đề nghiêm trọng, mang tính nguy hại cho an ninh quốc gia. Người ta bàn bạc vấn đề này ở mọi cấp khác nhau: từ dân chúng, đến các cơ quan truyền thông, đến chính quyền địa phương và cao nhất là đến chính quyền liên bang.

Theo con số thống kê dân số năm 2002, trong vòng 23 năm từ năm 1989 đến năm 2002 dân số Nga giảm đi 1,8 triệu người, còn trong giai đoạn từ 1992 đến 2010, dân số đã giảm đến 13,1 triệu người. Trong những năm 1990 mỗi năm dân số của Nga giảm đi trên 900 ngàn người mỗi năm. Từ năm 2001 dân số bắt đầu giảm chậm hơn. Nếu năm 2000 giảm 959 ngàn người thì đến năm 2009 chỉ còn giảm 249 ngàn người mà thôi, tuy nhiên như vậy là làn sóng sút giảm dân số vẫn chưa chấm dứt. Số lượng dân số thiếu hụt này được giảm bớt phần nào nhờ có làn sóng di dân từ các nước cộng hòa Trung Á đến nhập quốc tịch. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc công bố tháng 10 năm 2009, đến năm 2025 dân số của Nga sẽ giảm đi 11 triệu người.

Người ta bàn cãi rất nhiều để hiểu được vì sao ở Nga lại có tình trạng khủng hoảng thiếu dân số như vậy. Có rất nhiều nhóm ý kiến khác nhau. Nhưng có thể hình dung các nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, đây là một hiện tượng kinh tế - dân số. Việc dân số sút giảm ở Nga là một hiện tượng chung của tất cả các nước công nghiệp phát triển, chứ không phải là một hiện tượng đặc biệt riêng ở Nga thôi.

Thứ hai, đây là do các yếu tố kinh tế - xã hội. Do Liên Xô tan rã, mô hình xã hội với mức độ bảo đảm của nhà nước quá cao, nên dân chúng cảm thấy tương lai bất ổn nên không dám sinh con : đời sống đắt đỏ, mức sống đi xuống ….

Thứ ba, do các nguyên nhân y tế xã hội. Do đời sống đi xuống nên sức khỏe của dân chúng bị giảm sút. Bên cạnh đó, trong xã hội bùng phát các tệ nạn nghiện rượu, ma túy, bệnh xã hội …làm tỷ lệ tử vong tăng lên.
Theo kết quả thăm dò dư luận dân chúng năm 2008, 39% người dân cho rằng dân số giảm vì đời sống khó khăn và trợ cấp nuôi con quá thấp, 17% than phiền là do các cơ sở giáo dục trẻ con quá ít, 13% thì cho là do chất lượng y tế quá kém, 8% vì vấn đề chỗ ở quá khó khăn.

Cuộc khủng hoảng dân số của Nga từ cuối thế kỷ 20 có đặc điểm là cùng một lúc mức sinh đẻ sút giảm và mức độ tử vong tăng lên. Điều này được gọi là "cây thập tự Nga". Để cân bằng dân số, mức sinh đẻ phải đạt được tỷ lệ 2,11-2,13% mỗi năm, nhưng thực tế con số này ở Nga chỉ ở mức 1,5-1,6% hiện nay mà thôi và con số này xuống thấp nhất vào những năm 90, có năm tụt xuống chỉ còn 1,1-1,2%. Tỷ lệ tử vong ở Nga từ những năm 1980 đến nay có khuynh hướng tăng lên, nếu năm 1980 có 11 người chết trên 1.000 người dân thì đến những năm 2000 tỷ lệ này đã lên tới 14,2 người.

Việc khủng hoảng thiếu dân số làm cho nước Nga trong hiện tại và trong tương lai sẽ gặp phải nhiều vấn đề.
Đầu tiên là thiếu hụt sức lao động. Hiện nay mỗi năm Nga đã phải thu hút hàng triệu người từ các nước đến làm việc ở Nga và khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thập niên tới.

Việc giảm dân số làm cho nhiều trường lớp từ phổ thông đến đại học bị thiếu học sinh, nên người ta trở nên dễ dãi hơn với học sinh và sinh viên. Tình trạng này diễn ra trong 1 thời gian dài sẽ làm cho chất lượng giáo dục bị sút giảm.

Hậu quả quan trọng nhất là khả năng quốc phòng của Nga bị giảm. Nếu vào năm 2009 đội quân dự bị của Nga đạt mức 31 triệu người thì đến năm 2050 đội quân này sẽ chỉ còn 14 triệu mà thôi. Trong khi đó đội quân dự bị của Mỹ là 56 triệu và của Trung Quốc là 208 triệu người.

Với tốc độ giảm dân số như hiện nay, vùng Viễn Đông và Sibiri của Nga sẽ bị bỏ trống. Theo thống kê dân số năm 2010, trong vòng 8 năm, dân ở vùng này đã giảm đi hơn 4%.

Để giải quyết vấn đề dân số, ngay từ năm 2001 chính phủ Nga đã đưa ra cả một chương trình phát triển dân số đến năm 2015, và năm 2007 Tổng thống Putin đã đưa vấn đề dân số thành một đề mục quan trọng của bản thông điệp hàng năm gửi đến thượng viện. Người ta cho rằng để giải quyết vấn đề này cần củng cố khái niệm gia đình trong xã hội. Nâng cao vai trò của một gia đình với đầy đủ các thành viên của nó trong nhận thức của dân chúng. Trước đây trong nhiều thế kỷ ở Nga vẫn có truyền thống sinh nhiều con. Mới đầu thế kỷ 20 đây, trung bình ở các làng quê của Nga, mỗi gia đình có 6-7 đứa con, còn giờ đây phần đông gia đình Nga chỉ có 1 đứa con, nhiều phụ nữ cả đời không sinh con.

Ngoài ra, người ta cho cần giúp đỡ và khuyến khích các gia đình đông con. Năm 1944 ở Liên Xô đã thành lập huân chương “bà mẹ anh hùng” và “bà mẹ vẻ vang”. Gần đây ông Gryzlov-người phát ngôn của hạ viện cho rằng có lẽ nước Nga sẽ phải làm sống lại các danh hiệu này. Từ năm 2007 đến nay, người ta đã có nhiều khoản giúp đỡ về vật chất cho các gia đình đông con. Từ việc tặng một số tiền lớn cho các bà mẹ khi sinh đứa con thứ hai, đến các khoản phụ cấp cho các gia đình đông con hàng tháng.

LB Nga là nước đông dân, đứng thứ tám trên thế giới (năm 2005). Tuy nhiên, do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số đông: 143,7 triệu người (2014), đứng thứ 9 trên thế giới.

- Dân số có xu hướng giảm liên tục qua các năm.

- Có hơn 100 dân tộc, 80% là người Nga, ngoài ra còn có người Tác-ta, Chu-vát, Bát-xkia.

- Mật độ dân số trung bình thấp (8,4 người/km2), dân cư phân bố không đều.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (70%)

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 - Xem ngay

Hệ lụy từ suy giảm dân số

Không chỉ trong cuộc họp báo thường niên mới đây, tại nhiều diễn đàn khác, Tổng thống Vladimir Putin đề cập đến tình trạng suy giảm dân số của nước Nga. Nhiều người còn cho rằng Nga đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng dân số”. Như Tổng thống Vladimir Putin từng nhấn mạnh rằng, dân số 146 triệu người là không đủ cho một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới.

Sự suy giảm dân số của Nga thể hiện ở cả 2 chỉ số: sự giảm tuổi thọ, sự gia tăng tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh thấp. Trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021, tỷ lệ tử vong đã vượt quá 2,4 triệu người và dân số giảm hơn 800.000 người, tăng hơn 72%, so với cùng kỳ năm 2020.

Sự suy giảm dân số ở Nga vào năm 2020 tăng hơn gấp đôi, từ 316.200 người vào năm 2019 lên 688.700 người. Các chỉ số này đang ở mức cao nhất kể từ năm 2005, khi đó mức suy giảm dân số tự nhiên là 846.600 người. Tỷ lệ tử vong cao chủ yếu do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Tại sao dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm
Tại sao dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: Sputnik/Mikhail Metzel/Pool/REUTERS

Bộ Y tế công bố dữ liệu của Cơ quan thống kê Nga (Rosstat), từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021, có hơn 406.000 người tử vong với chẩn đoán do COVID-19. Bên cạnh đó, Nga đối mặt với thực tế già hóa của dân số gia tăng. Nếu vào đầu năm 2020 có 32,8 triệu công dân trên 60 tuổi thì đến đầu năm 2021 là 33,5 triệu người. Đó là chưa kể tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi năm 2020 đã tăng 20%.

Giải quyết vấn đề khủng hoảng dân cư đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong chính sách đối nội mà Nga phải đối mặt. Bởi vấn đề này là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Dân số Nga giảm kỷ lục đã trở thành một trong những thách thức chính đối với Nga, kéo theo những hậu quả vô cùng bất lợi cho nền kinh tế trong dài hạn. Dân số giảm chắc chắn dẫn đến thiếu hụt nguồn lực lao động, giảm năng suất lao động. Để bù đắp Nga nới lỏng chính sách nhập cư, tuy nhiên hầu hết người di cư là lao động phổ thông, không có trình độ cao. Nga cũng không thể nhập cư ồ ạt bởi dẫn đến hệ quả bản sắc dân tộc bị mai một.

Một trong những hậu quả của suy giảm dân số là giảm sự cạnh tranh về giáo dục ở các khu vực của Nga. Chất lượng đầu vào có phần giảm xuống. Gần đây ở Nga có xu hướng bằng lòng với giáo dục trung cấp nghề thay vì lựa chọn các cơ sở giáo dục đại học. Đó là những rủi ro về văn hóa - xã hội.

Sự sụt giảm dân số dẫn đến nhu cầu trong nước trên nhiều lĩnh vực từ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đến nhu cầu bất động sản… đều giảm, kéo tốc độ xây dựng và phát triển của tất cả các lĩnh vực liên quan của nền kinh tế giảm. Trong điều kiện đó, Nga khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình thế giới và trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh thấp

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng dân số là tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh Nga đang ở mức thấp. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Nga có 1,068 triệu trẻ em được sinh ra, ít hơn khoảng 60.000 so với cùng kỳ năm 2019. Trong 10 tháng đầu năm 2021, khoảng 1,05 triệu trẻ em được sinh ra ở Nga, thấp hơn 1,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ lệ sinh thấp tại Nga do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, đó là tỷ lệ phụ nữ Nga ở độ tuổi sinh đẻ rất thấp. Số lượng phụ nữ trong độ tuổi 20-30 ở Nga đang giảm dần. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học những năm 90 do tình trạng nghèo đói, thiếu thốn sau khi Liên xô sụp đổ.

Thứ hai, đó là xu hướng không muốn sinh con. Theo các cuộc thăm dò khác nhau, gần một nửa số người Nga từ chối sinh con và lý do phổ biến nhất là vấn đề kinh tế. Một phần là do thu nhập hộ gia đình ở Nga sụt giảm trong thời gian dài và thiếu triển vọng tăng trưởng hoặc thậm chí phục hồi như năm 2013.

Thứ ba, yếu tố khác ảnh hưởng tỷ lệ sinh là xu hướng sinh con muộn và trì hoãn việc sinh con đầu lòng. Tuổi sinh con đầu lòng của các bà mẹ Nga hiện nay là từ độ tuổi 25–34, điều này làm giảm khả năng sinh con thứ hai và thứ ba. Một trong những lý do khác là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều người ngại sinh con bởi các rủi ro hiện hữu.

Thứ tư, ngày có càng nhiều người trẻ có tham vọng về vật chất và sự nghiệp thay vì dành thời gian cho việc sinh con và nuôi dạy con cái.

Ảnh minh họa. Nguồn: Maxim Shemetov/Reuters

Chi hàng tỷ USD để giải quyết khủng hoảng 

Để đối phó cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, Nga đưa ra nhiều biện pháp và chính sách trong ngắn và dài hạn. Năm 2019, Nga đã khởi động một dự án quốc gia về "Nhân khẩu học" kéo dài 5 năm. Các mục tiêu chính của dự án là tăng tuổi thọ, cải thiện sức khỏe của người dân và hỗ trợ tỷ lệ sinh và việc làm cho phụ nữ có con. Nga dự kiến chi từ ngân sách liên bang khoảng 1,6 nghìn tỷ rúp (2,3 tỷ USD) cho dự án này.

Nga cũng tăng các khoản trợ cấp cho các gia đình khi có thành viên mới. Từ 01/01/2021, khoản trợ cấp tăng 3,7%, lên tới 484.000 rúp (gần 7.000 USD) cho sinh con đầu lòng hoặc nhận con nuôi thứ nhất (năm 2020 là gần 467 nghìn rúp). Khi sinh con hoặc nhận con nuôi thứ hai, số tiền trợ cấp tăng lên hơn 22.000 USD. Số tiền trợ cấp cũng tăng lên khi sinh các con tiếp theo. Nhờ các biện pháp hỗ trợ này, kể từ năm 2007 đến nay có 2,5 - 3 triệu trẻ em là con thứ được sinh ra.

Bên cạnh các biện pháp trên, Nga cũng có chính sách thu hút người nhập cư. Bộ Nội vụ Nga cho biết số lượng công dân nước ngoài đăng ký tại Liên bang Nga đã tăng lên. Năm 2020, có hơn 8,3 triệu người nhập cư. Mặc dù ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, song năm 2021 số người nhập cư tiếp tục tăng thêm 2,3 triệu người và đạt hơn 10,6 triệu người. Số lượng công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Nga cũng tăng lên, từ hơn 504.000 người trong 10 tháng năm 2020 lên hơn 609.000 người cùng kỳ năm 2021.

Cùng với đó, chính phủ Nga triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao mức sống, phúc lợi xã hội cho người dân, như miễn học phí cho trẻ em là công dân Nga đến năm 18 tuổi, tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí, xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, cũng như nhiều các biện pháp hỗ trợ khác./.