Tại sao độ tuổi kết hôn của nam và nữ khác nhau

Bất cập hiện hành

Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành năm 2000, “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” được kết hôn. Như quy định này, việc kết hôn của nữ bước sang 18 tuổi được coi là hợp pháp, tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể họ có quyền tham gia tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản trong hôn nhân. Vì thế, sau nhiều năm thi hành quy định này đã nẩy sinh nhiều bất cập trong thực tiễn.

Nữ bước sang tuổi 18 (tức 17 tuổi một ngày) là đủ tuổi kết hôn, song theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (giao dịch về bất động sản, tín dụng…), đòi hỏi chủ thể giao dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Trong hoạt động tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng.

Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định nữ bước sang tuổi 17 một ngày được quyền tự do kết hôn và ly hôn. Tuy nhiên nếu người này ly hôn khi chưa đủ 18 tuổi thì quyền ly hôn, chia tài sản, chia quyền nuôi con bị vướng vì họ chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, chưa được tự mình tham gia quan hệ tố tụng.

Và nếu sau khi kết hôn đến thời điểm có yêu cầu ly hôn họ chưa đủ 18 tuổi thì quyền tự do ly hôn của họ không thể thực hiện. Do đó nhiều tòa án thường phải “treo” việc thụ lý giải quyết vụ án ly hôn đến khi họ đủ tuổi theo luật định.

Thêm vào đó, chính quy định “mềm” về độ tuổi kiểu này khiến tỷ lệ phụ nữ kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi nhiều hơn, đặc biệt tại các vùng miền núi, nơi đồng bảo thiểu số sinh sống chủ yếu. Nhiều người chưa đủ tuổi kết hôn cứ “hồn nhiên”theo phong tục tập quán, “bắt chồng” rồi khi nào đủ tuổi thì đăng ký.

Luật “chạy” theo thực tiễn

Quan điểm của một số thành viên Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về độ tuổi kết hôn còn chưa đồng nhất, nhiều người lo ngại việc quy định nam từ hai mươi tuổi, nữ từ mười tám tuổi trở lên được quyền kết hôn.

Theo quan điểm Bộ Tư pháp – cơ quan chủ trì việc soạn thảo, lần này khi quy định nữ chưa đủ 18 tuổi kết hôn hợp pháp thì sẽ công nhận họ có năng lực hành vi đầy đủ trong thực hiện các quyền, nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình cũng như các quyền tố tụng trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Đối với nữ kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quy định từ đủ 17 tuổi một ngày sẽ tạo điều kiện cho đồng bào hạn chế được các trường hợp vi phạm về độ tuổi.

Ông Dương Đăng Huệ- Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp cho rằng, quy định như thế cũng tạo cơ sở pháp lý cho phụ nữ thực hiện được quyền của mình khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi. Việc trao cho người chưa thành niên sau khi kết hôn các năng lực hành vi đầy đủ trong hôn nhân là giải pháp được nhiều nước áp dụng. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ kết hôn từ đủ 17 tuổi trở lên không phải nhỏ, và “không cho phép thì tình trạng này vẫn diễn ra nên phải quy định để dễ xử lý”.

Một số ý kiến lo ngại, nếu quy định dưới 18 tuổi được kết hôn với những quyền năng liên quan được bảo đảm sẽ dễ “vẽ đường cho hươu chạy”. “Tại sao không quy định cả nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi hoặc nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi mới được phép kết hôn, như vậy sẽ khỏi phải đưa ra các quy định rồi lại phải giải thích lòng vòng?”, ông Phạm Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Cũng có một số ý kiến cho rằng nên quy định cả nam, nữ đủ 18 tuổi được phép kết hôn. Sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, sự phát triển nhanh về thể chất và đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay đã bảo đảm cho công dân nam, nữ có thể kết hôn khi đủ 18 tuổi.

“Luật quy định công dân đủ 18 tuổi đi nghĩa vụ quân sự, đi bầu cử nhưng lại quy định không đủ tuổi kết hôn là chưa ổn?” - TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới nói.

Bên cạnh đó khi quy định nam nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn bảo đảm sự đồng bộ với quy định của Bộ luật Dân sự về người đã thành niên và quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về năng lực tham gia tố tụng của cá nhân.

Có thể nói, quy định về độ tuổi kết hôn dù là 18 hay 20 cũng đều phải căn cứ vào tình hình thực tế, giải quyết được những bất cập của luật hiện hành đồng thời dự liệu được tình hình để không rơi vào cảnh “chưa áp dụng đã muốn sửa đổi”.

HƯƠNG NGUYÊN

Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình là bao nhiêu tuổi? Nam bao nhiêu tuổi được kết hôn? Tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu? Đây là các câu hỏi thường xuyên được trả lời bởi tổng đài tư vấn pháp luật của AZLAW. Trong bài viết này chuyên viên của AZLAW sẽ làm rõ về quy định độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam

Đầu tiên, về khái niệm kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân gia đình và các điều kiện về kết hôn. Một trong các điều kiện về kết hôn đó chính là độ tuổi đăng ký kết hôn. Độ tuổi kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 8. Điều kiện kết hôn1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Luật hôn nhân gia đình 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và vẫn được áp dụng cho tới hiện nay. Theo quy định trên thì điều kiện kết hôn đối với nam giới phải đủ 20 tuổi mới được phép lấy vợ và nữ giới phải đủ 18 tuổi mới được phép lấy chồng

Đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 điều 2 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định:

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luậtKhi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Đối với nam, sinh ngày 15/05/1995. Đến ngày 01/03/2015, trường hợp này chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 16/05/2015 mới đủ tuổi đăng ký kết hôn đây được gọi là đủ 20 tuổi.
Đối với nữ, sinh ngày 20/10/1997. Đến ngày 19/10/2015, trường hợp này chưa đủ 18 tuổi và phải đến ngày 21/10/2015 thì mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

Lưu ý: Cần phân biệt rõ khái niệm “từ X tuổi” và “từ đủ X tuổi”. Ví dụ trẻ sơ sinh mới sinh ra thì có thể coi là từ 1 tuổi, còn từ đủ 1 tuổi thì phải sau 1 năm kể từ ngày sinh thì mới được coi là đủ 1 tuổi.

Xem thêm: Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên căn cứ về tâm sinh lý về sinh học để đưa ra các quy định pháp luật nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ sức khỏe và hiểu biết cho cả người vợ và người chồng khi kết hôn. So với các quy định của luật hôn nhân gia đình trước đây (Luật hôn nhân gia đình 2000) chỉ quy định nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi thì luật hôn nhân gia đình 2014 hiện nay đã áp dụng thêm 1 năm về điều kiện kết hôn so với luật cũ.

Tại sao độ tuổi kết hôn của nam và nữ khác nhau
Độ tuổi được phép kết hôn tại Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường

Khi cả nam và nữ đều đủ tuổi kết hôn mà muốn kết hôn hợp pháp sẽ phải làm giấy đăng ký kết hôn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại UBND xã, phường nơi vợ hoặc chồng thường trú hoặc tạm trú. Tùy vào nơi đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên sẽ phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bên còn lại sẽ làm tờ khai đăng ký kết hôn.

Xử phạt về tuổi kết hôn

Phạt hành chính khi kết hôn chưa đủ tuổi: Mức phạt theo quy định tại điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP

Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Xử lý hình sự khi kết hôn chưa đủ tuổi: Theo quy định về tổ chức tạo hôn tại bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Xem thêm: Các trường hợp cấm kết hôn

Các câu hỏi về độ tuổi kết hôn

Độ tuổi kết hôn của nam là bao nhiêu?

Độ tuổi kết hôn của nam tại Việt Nam theo quy định năm 2021 là đủ 20 tuổi

Độ tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu?

Độ tuổi kết hôn của nữ tại Việt Nam theo quy định năm 2021 là đủ 18 tuổi

Chưa đủ tuổi kết hôn phạt bao nhiêu

Mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng hoặc có thể xử lý hình sự nếu tổ chức tảo hôn

Bài viết liên quan