Tại sao mắt bị nổi mụt lẹo

Trang chủCác tình trạng mắtTình trạng mắt từ A-Z

Tại sao mắt bị nổi mụt lẹo

Nguyên nhân gì gây ra lẹo mắt?

Lẹo mắt (hay còn được gọi là lẹo) là một bệnh nhiễm trùng cục bộ ở mí mắt gây ra một vết sưng đỏ, mềm gần mép mí mắt.

Có hai loại lẹo mắt:

  1. Ngoài: Lẹo mắt ở bờ lông mi.

  2. Trong: Lẹo mắt ở một trong những tuyến dầu nhỏ bên trong mí mắt.

Nhiễm trùng này do vi khuẩn gây ra và có thể xảy ra ở bờ lông mi (lẹo ngoài) hoặc trong một trong những tuyến dầu nhỏ bên trong mí mắt (lẹo trong).

Nguyên nhân gì gây ra lẹo mắt?

Lẹo mắt là do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong mũi và dễ dàng chuyển sang mắt khi bạn dụi mũi, sau đó là mắt.

Vi khuẩn có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng các nang lông mi, các tuyến dầu thoát qua ống dẫn vào lông mi. Khi ống dẫn bị tắc, dầu không thể thoát ra và chảy ngược vào tuyến dầu. Các tuyến bị sưng và viêm, gây ra lẹo mắt.

Lẹo mắt có những dấu hiệu và triệu chứng gì?

Một vết lồi trên mí mắt và sưng mí mắt là hai dấu hiệu nhìn thấy được của lẹo mắt.

Triệu chứng của lẹo mắt bao gồm:

  • Đau

  • Tấy đỏ

  • Sưng mí mắt

  • Đau khi chạm vào

  • Mí mắt sụp xuống

  • Tiết dịch mắt (thấy cứng quanh mí mắt)

  • Cảm giác nóng rát

Sau khi các triệu chứng xuất hiện, một mụn nhỏ sẽ phát triển ở khu vực bị ảnh hưởng. Thông thường điều này đi kèm với sưng mắt. Đôi khi chỉ là khu vực có mụn bị sưng; hoặc có khi toàn bộ mí mắt sưng lên.

CẦN SỰ TRỢ GIÚP CỦA CHUYÊN GIA ĐỂ LOẠI BỎ LẸO MẮT? Hãy tìm chuyên gia chăm sóc mắt gần bạn và lên lịch cho một cuộc thăm khám.

5 điều bạn cần biết về lẹo mắt:

1. Lẹo mắt thường không gây ra các vấn đề về thị lực.

Khả năng nhìn rõ của bạn kể cả ở gần hoặc xa sẽ không bị ảnh hưởng bởi lẹo mắt.

2. Lẹo mắt có lây.

Nếu bạn bị lẹo mắt, bạn không muốn vi khuẩn có trong đó tiếp xúc với mắt của ai khác. Nếu điều đó xảy ra, mắt của họ có thể phát triển lẹo hoặc các nhiễm trùng khác.

Để tránh làm lây lan vi khuẩn gây lẹo mắt, hãy giữ cho mắt và tay sạch sẽ và không dùng chung gối, ga trải giường, khăn mặt hoặc khăn tắm với người khác.

3. Hầu hết lẹo mắt đều tự lành trong vòng vài ngày.

Bạn có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bằng cách chườm ấm trong 10 đến 15 phút, ba hoặc bốn lần một ngày, trong khoảng thời gian vài ngày.

Điều này sẽ làm dịu cơn đau và làm nổi đầu mụn, giống như mụn nhọt. Trong hầu hết các trường hợp, lẹo mắt sẽ tự vỡ ra, chảy nước và lành lại mà không cần can thiệp gì thêm.

Mặc dù hầu hết các lẹo mắt sẽ biến mất sau các lần chườm ấm, nhưng một số lẹo cần được điều trị y tế hoặc phẫu thuật để dẫn lưu.

4. Không bao giờ được "làm vỡ" lẹo mắt.

Bạn không nên làm vỡ lẹo mắt giống như làm với mụn nhọt. Để cho lẹo mắt tự vỡ.

Lẹo mắt hình thành bên trong mí mắt (được gọi là lẹo trong) có thể không tự vỡ và tự lành. Bởi vì loại lẹo này có thể nghiêm trọng hơn nên cần phải được chuyên gia chăm sóc mắt chích ra và dẫn lưu.

Nếu bạn thường xuyên bị lẹo mắt, chuyên gia chăm sóc mắt có thể kê toa thuốc mỡ kháng sinh để phòng ngừa tái phát. Họ cũng có thể khuyên bạn nên sử dụng miếng lau mí mắt được làm ẩm trước để vệ sinh mí mắt hàng ngày nhằm giảm nguy cơ bị lẹo và viêm bờ mi.

5. Có các vấn đề về mắt nào khác đi kèm với lẹo mắt?

Khi bị lẹo mắt, bạn có thể nhận thấy nước mắt thường xuyên chảy ở bên mắt bị ảnh hưởng, tăng nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác giống như có thứ gì đó "trong" mắt (triệu chứng này được gọi là "cảm giác có dị vật").

Khi nào thì nên đi khám chuyên gia chăm sóc mắt

Mặc dù hầu hết lẹo mắt đều khỏi khá nhanh, nhưng đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia chăm sóc mắt của bạn để được tư vấn thêm. Chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể kê thuốc mỡ để điều trị lẹo mắt hoặc các phương thuốc điều trị lẹo mắt khác nhằm giúp xử trí tình trạng này nhanh hơn.

Nếu lẹo mắt của bạn trở nặng, ảnh hưởng đến thị lực của bạn hoặc không khỏi trong vòng một tuần hoặc khoảng một tuần, hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc mắt của bạn để được đánh giá tại phòng khám và điều trị. Trong một số trường hợp, chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể phải điều trị những lẹo mắt cứng đầu bằng phẫu thuật, sau đó là sử dụng thuốc kê toa.

ĐỌC TIẾP: Làm thế nào để loại bỏ lẹo mắt

Tại sao mắt lên lẹo, hay câu hỏi thường gặp là tại sao bị lẹo mắt không được soi gương… là những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn cần giải đáp về cả nguyên nhân và cách điều trị hợp lý.

Khi mắt chẳng may bị lẹo, xuất hiện hiện tượng sưng ở mi mắt, sẽ có nhiều người băn khoăn trước câu hỏi tại sao mắt hay bị lên lẹo. Trả lời được câu hỏi ấy, việc chữa bệnh và phòng bệnh lẹo mắt cũng trở nên chủ động và đơn giản hơn rất nhiều.

Xem thêm: Tại sao mắt nhìn thấy vệt đen, khi nào cần đi khám bác sĩ

Tại sao mắt hay bị lên lẹo

Tại sao mắt bị nổi mụt lẹo

Lẹo mắt (hordeolum) là chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng ở mi mắt do tụ cầu khuẩn gây nên. Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi khiến mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn như mụn nhọt hay u nhỏ. Lẹo sẽ xẹp sau khi vỡ mủ nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở vị trí khác trên mắt.

Có hai loại lẹo:

  • Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến Zeis.
  • Lẹo trong mí mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến meibomian.

Xem thêm: Tại sao mắt bị cay

Vì sao mắt hay bị lên lẹo

Khi bị các triệu chứng nổi nốt lớn, sưng mí mắt, mọi người thường tìm hiểu tại sao mắt hay bị lên lẹo. Các bác sĩ nhãn khoa cho rằng, khi các tuyến quanh mí mắt tiết ra quá nhiều lượng dầu gây tắc nghẽn tuyến dầu, dầu sẽ bị tích tụ và gây viêm nhiễm, tạo thành khối u nhỏ.

Thông thường, các bác sĩ không xác định chính xác được nguyên nhân bị lẹo mắt của mỗi cá nhân do tính chất của mỗi loại da là khác nhau hoặc do bệnh viêm mí mắt. Điều nghiêm trọng hơn đó là đôi khi, mắt bị lẹo có thể tiến triển song hành cùng với chắp mắt.

Khi hiểu hơn về lý do tại sao mắt hay bị lên lẹo, bạn sẽ cần tìm cách phòng tránh giúp giảm nguy cơ mắc lẹo mắt như:

  • Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi thay kính áp tròng hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt.
  • Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm.
  • Sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng.
  • Đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

Xem thêm: Tại sao mắt bị thâm

Các phương pháp điều trị mắt bị lên lẹo

Tại sao mắt bị nổi mụt lẹo

Nếu bạn đã hiểu được những lý do tại sao mắt hay bị lên lẹo, những nguy cơ khiến mắt mắc phải, chắc chắn mắt sẽ bớt đi khả năng tái phát bệnh. Với mắt bị lên lẹo, trong thời gian đầu, bạn có thể đặt túi chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 15 phút vài lần trong ngày, giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn và mở các tuyến dầu. Việc chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng.

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn nếu lẹo bị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh được dùng thường là dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng.

Thỉnh thoảng các thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng bị sưng để mủ chảy ra nếu lẹo mắt không có dấu hiệu thuyên giảm.

Xem thêm: Tại sao mắt bị giật

Các cách phòng tránh mắt hay bị lên lẹo

Tại sao mắt bị nổi mụt lẹo

Để tránh nguy cơ khiến mắt bị lên lẹo, hoặc tránh việc khiến lẹo diễn tiến nặng hơn, bạn cần lưu ý một số cách đơn giản sau:

Không được nặn lẹo mắt

Nhất là đối với chắp mắt có mưng mủ, điều này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và muốn nặn mủ ra ngay lập tức.

Nhưng hãy lưu ý rằng việc làm này sẽ không chỉ làm cho mắt lâu khỏi mà còn làm lan rộng nhiễm trùng sang vùng da khác.

Hãy để nguyên vùng bị viêm. Chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần, nốt viêm sẽ tự khắc tiêu biến và lành lặn dần.

Xem thêm: Tại sao mắt hay có cảm giác cộm xốn

Nước ấm

Trong trường hợp này, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành mắt.

Thấm một chút nước ấm nóng vào khăn sạch, sau đó đắp lên vùng mắt khoảng 10-15 phút mỗi lần, làm khoảng 3-5 lần một ngày.

Nước ấm sẽ làm mềm và đánh tan chắp hoặc lẹo mắt. Bạn cũng có thể rửa tay thật sạch và dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ vùng mí xung quanh.

Đi khám sức khỏe

Hầu hết chắp và lẹo mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu bệnh nặng hơn hoặc có hiện tượng xuất huyết, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe mắt an toàn.

Khi đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chích vết chắp hoặc lẹo nếu chúng sưng to. Để vết chích mau lành và giảm thiểu khả năng mọc lại chắp, lẹo, bạn sẽ được kê đơn một loại kem bôi đặc trị.

Bên cạnh đó, nếu xảy ra trường hợp đỏ mắt hoặc vùng má xuất hiện tia máu, đó có thể là nhiễm trùng đã lan tỏa sang các tế bào xung quanh khác, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để kịp thời chữa trị.

Xem thêm: Tại sao mắt nhìn gần bị mờ, cách khắc phục

Tránh dùng mĩ phẩm

Tại sao mắt bị nổi mụt lẹo

Khi bị chắp, lẹo, hạn chế lạm dụng nhiều mĩ phẩm liên quan đến vùng mắt như kẻ mắt, mascara,… cho đến khi lành lặn.

Hoặc tốt nhất, hãy thay thế mĩ phẩm cũ 6 tháng/lần và không dùng chung mĩ phẩm với người khác. Đặc biệt lưu ý, trước khi đi ngủ nên tẩy trang sạch sẽ để lỗ chân lông và nang lông được thoáng khí.

Tránh dùng kính áp tròng

Nên đeo kính áp tròng sạch sẽ, hợp vệ sinh và an toàn cho mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, rửa tay thật sạch trước khi đeo kính áp tròng. Nếu bị chắp, lẹo, tốt nhất nên tạm ngừng sử dụng kính áp tròng.

Vệ sinh tay sạch sẽ

Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chắp, lẹo mắt khi dụi mắt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ đôi tay thật sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tránh lấy tay dụi lên mắt.

Lẹo mắt tuy là căn bệnh nhỏ ngoài da nhưng nếu như không chú ý, chữa trị lành mạnh kịp thời, bệnh nhỏ sẽ dần trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những hệ lụy không đáng có. Vì thế, hãy luôn chăm sóc sức khỏe vùng mắt nói riêng và cơ thể nói chung thật cẩn thận và an toàn.

Ngoài ra, trong thời gian bị lẹo mắt, bạn cần hạn chế một số loại thực phẩm để tránh kích ứng mắt thêm sưng. Bạn nên kiêng rượu, thuốc lá, tỏi, hành lá, ớt, hẹ…, kiêng ăn thịt dê, thịt chó… để giúp bệnh mau chóng hồi phục. Khi bệnh có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để khám.