Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu

Theo những người am hiểu về tục kiêng kỵ, thì quan niệm “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" đã có từ rất lâu.

Thực tế cho thấy, từ xưa đến nay, nhiều người thường chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức ăn hỏi, cưới xin, xuất hành, động thổ...Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc. Vì thế, ít khi người ta chọn các ngày mùng 5, 14, 23 (âm lịch) này để ra đường, đi mua sắm hay khởi hành công việc,…

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu

Ông cha ta quan niệm ngày mùng 5, 14, 23 là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.

Theo sách lịch của Trung Quốc thì ba ngày mùng 5,14, 23 là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là "Ngày nguyệt kỵ".

Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.

Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).

Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.

Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 4 = 5, ngày 23 gồm 2 3 = 5), dân gian thường gọi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.

Đây cũng là những ngày ''con nước'' (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

Xét ở góc độ khoa học, những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay ''cắn hóng''.

Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói "nen nét như rắn mùng 5". Vào ngày này rắn không ra khỏi mà bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài. Tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại cởi mở, nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ như trước đây. Với mọi người, mùng 5, 14, 23 cũng là một ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn để làm những việc quan trọng. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ câu dân gian nào cũng áp dụng vào đời sống hiện đại, nhất là lại áp dụng máy móc lại càng không hợp.

Minh Minh (th)/Báo Gia đình và Xã hội

"Mùng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt huống hồ đi buôn” là câu nói phổ biến được truyền miệng trong dân gian. Liệu việc kiêng kị không xuất hành ngày 5, 14, 23 có thực sự chính xác? 

Có rất nhiều quan điểm về việc kiêng kị xuất hành ngày mùng 5, 14, 23. Đơn cử như theo kinh nghiệm của các ngư dân từ xa xưa, người ta đã nhận thấy cứ vào mùng 5 Tết là biển lại xuất hiện những dòng hải lưu bất thường có khả năng gây họa cho người dân.

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Người dân thường quan niệm không nên xuất hành vào ngày mùng 5.

Hơn nữa, xưa kia khi các phương tiện lưu thông còn hạn chế, người dân nếu đi xa thường sử dụng tàu bè nên vào những ngày kể trên, việc xuất hành là vô cùng kiêng kị.

Xét theo lịch của Trung Hoa, ba ngày mùng 5, 14 và 23 được gọi là ba ngày "nguyệt kị".

Các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5). Và con số 5 là con số ở giữa, không cao không thấp nên thường được người dân coi là con số "nửa đời, nửa đoạn".

Vì vậy người dân thường kiêng xuất hành vào ngày mùng 5, 14, 23 vì sợ công việc dở dang, không hoàn thiện.

Quan niệm kiêng xuất hành vào ngày 5, 14, 23 liệu có chính xác?

Để giải thích cho việc kiêng kị xuất hành vào 3 ngày nói trên, báo điện tử Thể thao và văn hóa đã trích dẫn câu truyện trong cuốn "Trâu kiết”.

Cụ thể, từ xa xưa, mỗi tháng nhà vua sẽ đi tuần tra, thị sát 3 lần. Mỗi lần cách nhau khoảng 9 ngày. Những ngày 5, 14 hay 23 là những ngày mà nhà vua thường xuyên chọn để vi hành.

Theo lệ ngày xưa, người dân tuyệt đối không được phép nhìn thấy mặt vua. Chính vì thế, khi kiệu của nhà vua đi tới đâu, người dân nếu còn ở ngoài đường thì buộc phải sụp lạy, không được lén nhìn. Hoặc an toàn nhất là buộc phải ở trong nhà, đóng chặt các cửa. Nếu phạm phải tội này, thường sẽ bị mang ra xử phạt rất nặng.

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã không quá nặng nề việc kiêng kị xuất hành ngày Tết. (Ảnh: Khỏe và đẹp).

Vì vậy, người dân đã ghi nhớ lịch vi hành của nhà vua và truyền miệng nhau, phải kiêng ra đường trong ba ngày này để tránh sự xui xẻo.

Lâu ngày thành quen, ba ngày này dần dà trở thành "ngày xấu", vào ngày này người dân kiêng ra đường và kiêng làm việc lớn.

Quan niệm này đã được lan truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam và được người dân "lưu ý" cho đến ngày nay.

GS Ngô Đức Thịnh (Nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian) chia sẻ với tờ Khỏe và Đẹp, ông cho biết:

"Hiện có rất nhiều cuốn sách nói về việc chọn ngày tốt - xấu. Đó vẫn chỉ là sự truyền tụng, người này thấy đúng rồi truyền đạt cho người khác mà không có sự kiểm chứng xác thực nào.

Bằng chứng là vào những ngày đó, các bến tàu, bến xe vẫn đông đúc, xe ô tô vẫn chạy đường dài đấy chứ? Người ta vẫn đi xa thì có sao đâu?...

Tóm lại, không thể nói là phê phán quan niệm chọn ngày tốt - xấu nhưng mọi người cũng cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc".

Cũng chính vì câu chuyện nói trên mà nhiều người cho rằng không nên kiêng xuất hành ngày mùng 5, 14, 23 bởi những ngày trên có thể là những ngày đẹp. Sở dĩ vậy vì nếu đây là những ngày xấu, ngày đại kị thì nhà vua đã chẳng chọn để đi vi hành.

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Những kiêng kị trong việc hái lộc đầu năm để không rước xui xẻo về nhà

Vào đầu xuân năm mới, người dân thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang sự sinh sôi ...

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Những điều kiêng kị tuyệt đối không nên làm dịp đầu năm 2019

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Dưới đây là những điều kiêng kị không nên làm trong ngày mùng 1 Tết Âm lịch.

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Khám phá nguồn gốc tục lệ kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết

Quét nhà vào mùng 1 những điều kiêng kị dịp Tết mà ai cũng phải nhớ. Vậy, nguồn gốc của việc kiêng kị đó là ...

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Những loại quả không nên dùng thắp hương dịp Tết Âm lịch 2019

Mâm ngũ quả là cúng vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên dịp đầu xuân năm mới. Dưới đây là những loại quả ...

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Cách làm siro ho để phòng ngừa, trị ho hiệu quả tại nhà

Ngày 5-14-23 được coi là 3 ngày nguyệt kị rất xấu

Có nhiều truyền thuyết về việc kiêng này, hay được nói tới là do xa xưa nhà vua hay đi thị sát dân chúng vào các ngày mùng 5 - 14 - 23 hàng tháng. Người dân vốn không được phép nhìn mặt vua, nên kiệu vua đi tới đâu là phải sụp lạy kẻo phạm tội lén nhìn mặt rồng sẽ bị xử phạt nặng. Do đó 3 ngày này nhiều người ghi nhớ và chọn cách ở nhà, hoặc không ra đường để tránh xui xẻo, sau dần truyền lại cho đời sau kiêng kị 3 ngày đó.

Hoặc ngày 5-14-23 tổng đều bằng 5 bị dân gian coi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên kiêng xuất hành, làm việc lớn, hôn sự, cúng tế… vì sợ công việc dở dang, không hoàn thiện, khó đạt được mục đích, không như ý, hoặc gặp chuyện không lành như tai nạn, chết người, cưới hỏi, đi xa…

Hoặc 3 ngày (5-14-23) "xấu" bởi dễ gặp xui xẻo, và "có kiêng có lành" nên dẫn tới những kiêng kị này để né tránh rủi ro không đáng có trong công việc và đời sống.

Nhưng ngày nay có nhiều thầy phong thủy cho rằng, ngày mùng 5, 14, 23 không xấu, bởi nếu ngày xấu, ngày đại kị thì nhà vua đã chẳng chọn để đi thị sát dân tình. Chính các thầy bà cũng hay dành ngày 5, 14, 23 để xuất hành, đi chơi... vì cho rằng "ngày đó nhiều người kiêng thì ta đi cho vắng và thoải mái".

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu

Nhiều người kiêng cưới hỏi, làm việc lớn vào ngày Nguyệt kị. Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học nói gì về ngày đại kị mùng 5, 14, 23

Nhiều nhà khoa học tâm linh cho rằng, không thể phê phán quan niệm chọn ngày tốt - xấu, nhưng mọi người cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc.

Cũng chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng ngày 5-14-23 là những ngày xui xẻo, mà đó chỉ là quan niệm dân gian truyền từ đời này sang đời khác, từ người này sang người khác. Hoặc có sự trùng hợp ngẫu nhiên hỏng việc thì người ta đổ cho vì "ngày xấu", từ đó thành những kiêng kị thái quá.

Theo TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp KHCN Tin học ứng dụng, ngày 5-14-23 dân gian gọi là 3 ngày Nguyệt kị đã có từ lâu đời. Việc có nhiều tai nạn nguy hiểm xảy ra vào những ngày này có liên quan đến chu kỳ Mặt trăng quay quanh Mặt trời. Dưới ánh sáng khoa học được giải thích là do mặt trăng luôn chuyển động quay quanh trái đất, tạo sức hút ảnh hưởng tiêu cực lớn tới sự sống trên trái đất, ảnh hưởng tâm sinh lý con người, nhất là vào ngày rằm, trước và sau ngày rằm.

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu

Chu kỳ quay của mặt trăng ảnh hưởng tới thủy triều và ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý... con người. Ảnh minh họa.

Hiệu ứng của mặt trăng ở ngày không có trăng và ngày trăng sáng nhất (ngày rằm) là thời điểm ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái tâm lý của con người. Con người cũng giống một hành tinh nhỏ, 70% cơ thể chúng ta là nước, nên chu kỳ quay của Mặt trăng ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người, gây ra những phản ứng khác thường của cơ thể, cách xử trí trước các sự cố cũng bị ảnh hưởng.

Thủy triều hình thành là do sức hút giữa Mặt trăng và Trái đất. Xét về Thiên văn học, ngày 5 âm lịch là thời điểm mặt trăng dần tròn. Thời điển ngày 14 là giữa tháng mặt trăng tròn, sáng vằng vặc. Thời điểm ngày 23 mặt trăng khuyết dần. Đó là mốc thời gian đó thủy triều lên xuống bất thường, các dòng hải lưu chảy mạnh, hoặc yếu, không ổn định như những ngày thường. Gió, từ trường cũng biến đổi, độ phèn xâm lấn vào đất canh tác vùng biển nhiều hơn.

Do đó ngày 5-14-23 bất lợi với cư dân ven biển, những hoạt động kinh tế gắn liền với biển như ngư dân, nông nghiệp, giao thương đường sông nước... những việc có quan hệ với thủy triều, con nước, độ mặn, hướng gió… bị ảnh hưởng khá nhiều. Người xưa chủ yếu đi lại bằng thuyền bè, nên rất chú ý tới việc xuất hành và tránh những ngày Nguyệt kị làm thay đổi con nước. Ngư dân cũng tránh ra khơi đánh bắt thủy hải sản vì không thuận lợi, may mắn. Việc buôn bán thương mại đường biển cũng bị ảnh hưởng.

Về Sinh lý học thì mỗi lần thủy triều lên xuống kèm theo độ mặn, độ phèn, muối, độ ẩm, hướng gió thay đổi… được gọi là "trái gió trở trời" thì những người bị bệnh thấp khớp, thận... dễ tái phát.

Ông Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Phật học) cho rằng, ngày nay nhiều người không nhớ ngày âm, tháng âm… vì guồng cuộc sống quay quá nhanh (khác hẳn các cụ xưa mãi mới hết ngày). Về ngày 5-14-23 ông đã có tìm hiểu và thấy gần đây không chính xác. Còn trong Phật giáo chính thống thì không có chuyện kiêng kị ngày tốt, xấu mà giờ nào, ngày nào cũng tốt nên các phật tử tránh được những hoài nghi, những dự cảm không tốt, tránh được lo âu, sợ hãi. Họ hiểu mọi việc đều là kết quả của một chuỗi tác động và theo quy luật nhân quả.

Các nhà tâm linh khuyên, nếu làm những việc lớn như mua nhà, đất, động thổ, cưới hỏi, tang lễ… thì người dân cần quan tâm đến việc tránh né các ngày trên, còn bình thường không nên quá quan tâm đến 3 ngày Nguyệt kị này. Để tránh lo lắng thì mọi người cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc.

Việc kiêng hay không kiêng 3 ngày Nguyệt kị cần phải xem xét, phân tích tỉ mỉ, cẩn trọng trước khi hành động, tránh rơi vào mê tín, bảo thủ, máy móc. Tùy vùng miền, bởi nhiều địa phương, nhiều hoạt động ở các lĩnh vực khác không nhất thiết phải kiêng kị quá mức - thậm chí nhiều người còn thấy công việc thuận lợi hơn khi làm vào ngày 5-14-23.

Uyển Hương

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Một ca đỡ đẻ trong lũ dữ: Chỉ mong cứu được mẹ, nhưng thật may...

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
2 món thảo dược dễ tìm trị chứng đau cổ vai gáy, tê tay có nhiều người mắc

Tại sao mùng 5 14 23 là ngày xấu
Có phải đi ngày 7, về ngày 3 sẽ không may mắn mà còn gặp họa?