Tại sao Obama không ứng cử tổng thống

Bầu cử 2020: Trump, Obama đả kích nhau trong các cuộc tranh cử đối đầu

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đã dồn dập tấn công nhau trong các cuộc vận động tranh cử của hai bên đối nghịch.

Trong cuộc vận động tranh cử cho ứng viên Nhà Trắng của đảng Dân chủ Joe Biden ở Pennsylvania, ông Obama ví ông Trump như một "ông chú điên" và nói rằng ông Trump cổ vũ cho những kẻ phân biệt chủng tộc.

Tại North Carolina, tổng thống đảng Cộng hòa chế nhạo ông Obama là đã sai về kết quả bầu cử năm 2016.

Còn 12 ngày nữa là đến cuộc bầu cử lần này, ông Biden đang nắm giữ vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc.

Nhưng tỷ lệ khít khao hơn ở một số tiểu bang Hoa Kỳ có thể nghiêng về bất cứ bên nào, và cuối cùng sẽ quyết định kết quả vào ngày 3/11.

Cử tri Mỹ đang bỏ phiếu sớm với tốc độ kỷ lục trong năm nay, cho đến giờ 42 triệu người đã bỏ phiếu qua đường bưu điện và trực tiếp.

TTO - Cựu tổng thống Barack Obama đã công kích mạnh mẽ đương kim tổng thống Donald Trump khi đi vận động tranh cử giúp ứng viên Joe Biden. Bài học trong cuộc bầu cử năm 2016 cũng được nhắc lại như một lời cảnh báo cho cử tri ủng hộ ông Biden.

  • Ông Obama lần đầu tổ chức sự kiện vận động cho ông Biden
  • Ông Obama chê ông Trump 'không biết làm tổng thống'
  • Ông Trump gặp bất lợi trước đối thủ Biden về ngân sách tranh cử
Tại sao Obama không ứng cử tổng thống

Cựu tổng thống Barack Obama tại sự kiện vận động tranh cử cho ông Biden ngày 21-10 - Ảnh: REUTERS

Các cuộc thăm dò được tiến hành trên toàn nước Mỹ và tại các bang chiến trường cho thấy ứng viên Dân chủ Biden luôn dẫn trước đối thủ Trump của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, khoảng cách tại các bang có nhiều phiếu đại cử tri đang ngày một rút ngắn khi thời gian dần trôi về mốc 3-11.

"Tôi không quan tâm các cuộc thăm dò. Chúng ta không được tự mãn", cựu tổng thống Obama nhấn mạnh trước những người ủng hộ ông Biden và Đảng Dân chủ tại bang chiến trường Pennsylvania ngày 21-10 (giờ Mỹ).

Đây là lần đầu tiên ông Obama xuất hiện một mình để "hút phiếu" cho ông Biden, người từng là phó tổng thống dưới quyền ông từ năm 2008 đến 2016. Bài học từ chiến thắng gây sốc của ông Trump năm 2016 được ông Obama đề cập tại Pennsylvania như một lời nhắc nhở.

"Để tôi nói cho ông bà thấy nhé, lần trước cũng có cả đống cuộc thăm dò nhưng có cái nào ra hồn đâu. Tại vì sao? Vì có cả đống người ở nhà, lười biếng và tự mãn không thèm đi bỏ phiếu", cựu tổng thống lập luận.

Năm 2016, ứng cử viên Hillary Clinton của Đảng Dân chủ đã "thua sốc" ông Trump, bất chấp các cuộc thăm dò đều nghiêng về bà. Theo một số quan chức Đảng Dân chủ, nguyên nhân một phần là do nhiều cử tri đã quá tin vào chiến thắng của bà Hillary nên không đi bỏ phiếu. "Điều này không nên xảy ra lần này, với cuộc bầu cử này", cựu tổng thống Obama kêu gọi.

Obama, tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ, vẫn được xem là có sức ảnh hưởng và là ngôi sao của Đảng Dân chủ. Tiếng nói của ông có sức thuyết phục những cử tri trẻ vốn không thích ông Trump.

"Trump không hề quan tâm tới việc làm tổng thống hay giúp đỡ bất kỳ ai khác ngoài bản thân ông ta", cựu tổng thống bắt đầu công kích đương kim tổng thống vì cách xử lý đại dịch COVID-19. Ông cũng nhắc lại chuyện Trump đã mắc COVID-19 sau thời gian dài coi thường virus.

"Donald Trump sẽ không đột ngột muốn bảo vệ tất cả chúng ta đâu. Ông ta thậm chí còn chẳng bảo vệ nổi bản thân mình", ông Obama mỉa mai. Ông kêu gọi cử tri nên siêng năng đi bỏ phiếu, bởi hậu quả của việc biếng nhác là 4 năm nữa cho Trump.

Sự xuất hiện của Obama đã lấp đầy khoảng trống do Biden để lại. Ứng viên Đảng Dân chủ đã trở về nhà tại bang Delaware kể từ ngày 19-10 để chuẩn bị cho cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng với Trump.

Đương kim Tổng thống Trump trong lúc đó vẫn đang miệt mài vận động tranh cử trực tiếp, tham gia các cuộc phỏng vấn và không quên công kích đối thủ trên Twitter như mọi khi.

Tại sao Obama không ứng cử tổng thống
Chiến dịch của ông Biden không chủ quan dù luôn dẫn trước trong các cuộc thăm dò

TTO - Quản lý chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden, bà Jen O'Malley Dillon, mấy ngày qua phải lên tiếng kêu gọi những người ủng hộ ông Biden không được chủ quan, ỷ lại vào các cuộc thăm dò cử tri mà xem chiến thắng của ông là điều chắc chắc.

Mục lục

  • 1 Thiếu thời
    • 1.1 Chicago và Trường Luật Harvard
    • 1.2 Đại học Chicago và luật sư dân quyền
  • 2 Nghị trường: 1997 – 2008
    • 2.1 Thượng nghị sĩ Tiểu bang: 1997 – 2004
    • 2.2 Tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ
    • 2.3 Thượng viện Hoa Kỳ: 2005 – 2008
    • 2.4 Lập pháp
    • 2.5 Các Ủy ban
  • 3 Tranh cử Tổng thống
    • 3.1 Chiến dịch tranh cử năm 2008
    • 3.2 Chiến dịch tranh cử 2012
  • 4 Tổng thống Hoa Kỳ
    • 4.1 Đối nội
    • 4.2 Hôn nhân đồng giới
    • 4.3 Phúc lợi cho phụ nữ
    • 4.4 Kinh tế
    • 4.5 Cải tổ y tế
    • 4.6 Môi trường
    • 4.7 Kiểm soát súng
    • 4.8 Bầu cử giữa kỳ năm 2010
  • 5 Đối ngoại
    • 5.1 Chiến tranh Iraq
    • 5.2 Chiến tranh Afghanistan
    • 5.3 Israel
    • 5.4 Libya
    • 5.5 Nội chiến tại Syria
    • 5.6 Osama bin Laden
    • 5.7 Iran
    • 5.8 Cuba
    • 5.9 Châu Phi
    • 5.10 Tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử Hiroshima
  • 6 Hình ảnh chính trị và văn hóa
  • 7 Đời tư
    • 7.1 Niềm tin tôn giáo
  • 8 Thư mục
    • 8.1 Sách giấy
    • 8.2 Sách nói
    • 8.3 Bài báo
  • 9 Đặt tên
  • 10 Tham khảo
    • 10.1 Chú thích
    • 10.2 Tác phẩm được trích dẫn
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Thiếu thời

Stanley Armor Dunham, Ann Dunham, Maya Soetoro và Barack Obama, (từ trái qua phải) vào giữa những năm 1970 ở Honolulu

Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961,[7] tại Trung tâm Y tế Kapiolani ở Honolulu, Hawaii.[8][9][10] Ông là tổng thống duy nhất sinh ra bên ngoài 48 tiểu bang lục địa.[11] Mẹ của Obama, Stanley Ann Dunham, sinh tại Wichita, Kansas thuộc dòng dõi Anh. Cha của Obama, Barack Obama, Sr., là người bộ tộc Luo ở Nyan’oma Kogelo, Kenya. Bố mẹ Obama gặp nhau năm 1960 trong lớp học tiếng Nga ở Đại học Hawaiʻi tại Mānoa; cha của Obama được cấp học bổng theo học tại đây.[12][13] Hai người kết hôn tại Wailuku ở Maui ngày 2 tháng 2 năm 1961,[14][15] rồi ly thân khi mẹ Obama đem con trai mới sinh tới Seattle, Washington vào cuối tháng 8 năm 1961 để theo học tại Đại học Washington trong một năm. Cùng lúc, Obama, Sr. nhận văn bằng tốt nghiệp về kinh tế học tại Hawaii vào tháng 6 năm 1962, rồi nhận học bổng đến học cao học tại Đại học Harvard. Tháng 3 năm 1964, hai người ly hôn.[16] Obama Sr. trở về Kenya trong năm 1964 và tái hôn; ông chỉ đến Hawaii thăm con trai một lần duy nhất trong năm 1982.[17] Ông mất trong một tai nạn xe hơi năm 1982.[18]

Năm 1963, Dunham gặp Lolo Soetoro, một sinh viên người Indonesia tốt nghiệp môn địa lý tại Trung tâm Đông-Tây thuộc Đại học Hawaii, họ kết hôn với nhau tại Molokai ngày 15 tháng 3 năm 1965.[19] Sau một năm gia hạn visa J-1, năm 1966, Lolo trở về Indonesia, 16 tháng sau Dunham đem con trai đến sống với chồng tại khu Menteng Dalam ở phía nam Jakarta, từ năm 1970 họ dọn đến một khu sung túc hơn ở trung tâm Jakarta.[20] Từ 6 đến 10 tuổi, Obama theo học tại những trường nói tiếng Indonesia: Trường Công giáo St Francis of Asisi trong hai năm, và Trường Công lập Besuki, cậu cũng học thêm tiếng Anh từ bà mẹ.[21]

Năm 1971, Obama trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, Madelyn và Stanley Dunham, cậu giành được một học bổng vào Trường Punahou, một trường tư thục, và học ở đây từ lớp năm cho đến khi tốt nghiệp năm 1979.[22] Từ năm 1972 đến 1975, Ann Dunham nghiên cứu môn nhân học tại Đại học Hawaii, nhờ đó mà cậu có cơ hội sống gần mẹ và em gái.[23] Obama quyết định ở lại Hawaii với ông bà ngoại để tiếp tục chương trình học tại Trường Punahou khi mẹ cậu, đem theo em gái, quay về Indonesia trong năm 1975 để nghiên cứu thực địa.[24] Trong gần hai thập niên kế tiếp, Ann sống ở Indonesia, ly dị Lolo năm 1980, lấy bằng Tiến sĩ năm 1992, trước khi qua đời năm 1995 tại Hawaii do bệnh ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.[25]

Bố mẹ tôi không chỉ chia sẻ với nhau tình yêu trong mơ, mà còn san sẻ với nhau niềm tin vào các cơ hội rộng mở trên đất nước này. Họ cho tôi cái tên châu Phi, Barack, nghĩa là người được chúc phúc, vì họ tin rằng ở nước Mỹ bao dung, tên của bạn không thể là rào cản đến thành công. Họ tưởng tượng rằng tôi sẽ đến những trường học tốt nhất mặc dù họ không giàu, bởi vì ở nước Mỹ hào phóng, bạn không cần phải giàu mới có thể đạt được những ước mơ.

—Barack Obama, Diễn văn tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm 2004.[26]

Về thời thơ ấu của mình, Obama nhắc lại, "Bố tôi trông không giống những người xung quanh – ông đen như nhọ nồi, mà mẹ tôi trắng như sữa – tôi chỉ nhớ như thế."[13] Ông cũng miêu tả những nỗ lực thời thanh niên để thích ứng với những định kiến xã hội về nguồn gốc đa chủng tộc của mình.[27]

Nhưng khi nhớ về những năm sống ở Honolulu khi tuổi đời tăng dần, Obama viết: "Cơ hội Hawaii mà đã cống hiến – trải nghiệm một nền văn hóa đa dạng trong một môi trường sống tôn trọng lẫn nhau – đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhân sinh quan của tôi, và là nền tảng cho những giá trị thân thiết nhất mà tôi luôn nắm giữ."[28] Obama cũng kể về việc cậu dùng rượu, cần sa, và cocaine khi còn là một thiếu niên để "tống khứ khỏi tâm trí câu hỏi tôi là ai".[29] Tại Civil Forum on the Presidency năm 2008, Obama bày tỏ sự ân hận vì đã dùng ma túy trong những ngày ở trường trung học.[30]

Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1979, Obama vào Đại học Occidental ở Los Angeles. Năm 1981, Obama theo học khoa học chính trị, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia ở Thành phố New York,[31] tốt nghiệp với văn bằng cử nhân năm 1983, làm việc một năm cho Business International Corporation,[32] rồi New York Public Interest Research Group.[33][34]

Chicago và Trường Luật Harvard

Hai năm sau khi tốt nghiệp, Obama trở thành giám đốc Đề án Phát triển Cộng đồng, một tổ chức liên kết với giáo hội bao gồm 8 giáo xứ Công giáo tại Roseland, West Pullman, và Riverdale thuộc khu South Side, Chicago, và hoạt động trong khu vực này như là một nhà tổ chức cộng đồng từ tháng 6 năm 1985 đến tháng 5 năm 1988.[34][35] Ông giúp thiết lập một chương trình huấn nghiệp, một chương trình dự bị đại học, và một tổ chức bảo vệ quyền lợi người thuê nhà thuộc đề án Algeld Gardens.[36] Obama cũng đảm nhận chức trách tư vấn viên và hướng dẫn viên cho Tổ chức Gamaliel, một học viện về tổ chức cộng đồng.[37]

Đến giữa năm 1988, lần đầu tiên ông đến châu Âu, lưu lại đây ba tuần, rồi đến ở Kenya trong năm tuần để gặp gỡ nhiều thân nhân bên họ nội, đây là lần đầu tiên họ gặp nhau.[38][39] Năm 1992, Obama trở lại Kenya với hôn thê, Michelle, và em gái Auma,[38][40] rồi đến Kenya lần thứ ba vào tháng 8 năm 2006 để thăm nơi sinh trưởng của cha, một ngôi làng gần Kisumu, phía tây Kenya.[41]

Cuối năm 1988, Obama vào Trường Luật Harvard, rồi được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review vào cuối năm thứ nhất,[42] và chủ tịch của tờ tạp chí vào năm học thứ hai.[36][43] Vào những dịp hè, ông trở về Chicago, làm việc tại công ty luật Sidley Austin năm 1989, và Hopkins & Sutter năm 1990.[44] Sau khi tốt nghiệp năm 1991 với văn bằng tiến sĩ (J. D.) hạng ưu từ Harvard, ông về Chicago.[42] Obama là người da đen đầu tiên được bầu vào chức chủ tịch tạp chí Harvard Law Review nên đã gây nhiều chú ý, nhờ đó mà có được hợp đồng cho một quyển sách viết về mối quan hệ chủng tộc,[45] được phát triển thành một cuốn hồi ký, xuất bản vào giữa năm 1995 với tựa đề Dreams from My Father.[45]

Đại học Chicago và luật sư dân quyền

Để có thể hoàn thành quyển sách đầu tiên của mình, ông được cấp học bổng và một văn phòng để viết sách, năm 1991, Obama nhận một vị trí thỉnh giảng về Luật học và Chính quyền học tại Trường Luật Đại học Chicago.[45] Rồi ông giảng dạy môn luật hiến pháp tại Trường Luật Đại học Chicago suốt mười hai năm trong cương vị giảng viên (1992 – 1996), và giảng viên chính (1996 – 2004).[46]

Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1992, Obama lãnh đạo tổ chức Project Vote với mười nhân viên và bảy trăm tình nguyện viên, nhắm đến mục tiêu vận động từ 150 000 đến 400 000 người Mỹ gốc Phi trong tiểu bang Illinois đăng ký bầu cử.

Năm 1993, Obama làm việc cho công ty luật Davis, Miner, Barnhill & Garland chuyên về dân quyền và phát triển kinh tế khu dân cư.[47]

Từ năm 1994 đến 2002, Obama được bổ nhiệm vào ban giám đốc Woods Fund of Chicago, năm 1985 tổ chức này gây quỹ cho Đề án Phát triển Cộng đồng.[34] Ông cũng có tên trong ban giám đốc Chicago Annenberg Challenge từ năm 1995 – 2002, là chủ tịch sáng lập và chủ tọa ban giám đốc từ năm 1995-1999.[34]

Cựu Tổng thống Obama có thể trở thành tân Bộ trưởng Tư pháp Mỹ

11:05 03/01/2021
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden từng là cấp phó của cựu Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 đến năm 2017. Các lựa chọn trong nội các của ông Biden bao gồm nhiều người được bổ nhiệm từ thời Obama, một quyết định vấp phải một số chỉ trích.
  • Chính quyền Biden sẽ không phải "nhiệm kỳ Obama thứ ba"
  • “Miền đất hứa” - Cuốn hồi ký gây sốt của ông Obama
  • Ông Obama có thể trở thành Đại sứ Mỹ tại Anh
  • Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama chỉ trích Tổng thống Trump
Tại sao Obama không ứng cử tổng thống
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden từng là cấp phó dưới thời ông Obama. Ảnh minh họa Reuters.

Trong một bài viết cho tờ The Hill, Douglas Kmiec, cựu giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Pepperdine và cựu quan chức chính quyền các cựu Tổng thống Reagan và Bush, đã kêu gọi ông Joe Biden bổ nhiệm cựu Tổng thống Barack Obama làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ.

Theo giáo sư Kmiec, thay vì “tiếp tục mượn con đường thương mại của Barack Obama”, ông Biden “cần chính ông Obama”. “Việc bổ nhiệm ông Obama chắc chắn sẽ là điều chưa từng có, nhưng là một điều cần thiết. Mỹ chưa bao giờ có một cựu tổng thống nào đảm nhận vai trò lãnh đạo của một bộ phận điều hành cho một tổng thống kế nhiệm”, cựu giáo sư gợi ý trong bài viết của mình.

“Ông ấy có trí tuệ, sức trẻ và tư cách để thực hiện công việc này. Ngoài ra, đó còn là sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự bổ sung tiếp theo tại Tòa án tối cao”, giáo sư này cho biết.

Ông Kmiec lưu ý rằng việc tiếp tục để ông Christopher Wray làm người đứng đầu FBI và bổ nhiệm tổng thanh tra hiện tại của Bộ Tư pháp, Michael Horowitz, làm người đứng đầu Văn phòng Cố vấn Pháp lý của bộ này sẽ “loại bỏ nhiều chia rẽ, nghi ngờ và những điều không chắc chắn”.

Trong khi kế hoạch thực sự của ông Biden cho Bộ Tư pháp vẫn chưa được tiết lộ, các lựa chọn nội các của ông được đưa ra cho đến nay được ca ngợi vì sự đa dạng, nhưng cũng bị chỉ trích bởi các cáo buộc tham nhũng và chính trị đảng phái.

“Tôi không có sự lựa chọn rõ ràng nào”, ông Biden cho biết khi được hỏi về các ứng cử viên khả dĩ cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp.

Theo một số báo cáo, các ứng cử viên hàng đầu có thể được cân nhắc cho vị trí này bao gồm cựu Thượng nghị sĩ bang Alabama Doug Jones, thẩm phán liên bang Merrick Garland hay cựu Thống đốc bang Massachusetts Deval Patrick.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama là một cựu sinh viên của Trường Luật Harvard. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành một luật sư dân quyền và một học giả, giảng dạy luật hiến pháp tại Trường Luật Đại học Chicago từ năm 1992 đến năm 2004.

# Barack Obama Bộ trưởng Tư pháp CAND chuyên gia Mỹ Joe Biden Tổng thống đắc cử Tổng thống Mỹ
Facebook Twitter Link gốc

Ông Obama tiết lộ lý do không làm tổng thống một lần nữa

Thứ hai, 25/01/2016 - 16:46

(Dân trí) - Ngay cả khi được phép, ông Obama cũng sẽ không tranh cử tổng thống Mỹ lần 3 bởi ông muốn dành thời gian còn lại cho gia đình và bởi đến lúc Nhà Trắng cần những gương mặt mới, những ý tưởng mới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: AP)

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 24/1 đã có cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CBS News. Trong cuộc phỏng vấn, ông đã chia sẻ những suy nghĩ về 2 nhiệm kỳ tổng thống cũng như về việc liệu ông có ra tranh cử lần 3 hay không.

Khi được hỏi liệu ông có muốn ở lại Nhà Trắng sau khi kết thúc nhiệm sở vào tháng 1 năm sau hay không, ông Obama nói: “Không. Tôi không muốn. Trước hết là vì Michelle sẽ không để tôi làm điều đó”.

Sau 7 năm làm tổng thống, ông Obama cho biết, ông cảm thấy rất hào hứng với 12 tháng cuối cùng của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, thời gian của ông sắp hết và ông đã sẵn sàng ra đi.

Ông Obama từng nói rằng, ông có thể lại tái đắc cử nếu được phép tái tranh cử, nhưng hiện tại, ông sẵn sàng ủng hộ để một nghị sỹ Dân chủ khác lên điều hành Nhà Trắng. Ông chia sẻ, ai cũng sẽ có thời điểm trở nên dễ mắc sai lầm khi quá thỏa mãn với công việc đang làm, đó cũng là lý do tại sao Nhà Trắng cần liên tục tìm kiếm “những năng lực mới, ý tưởng mới”.

Ông nói, công việc của một tổng thống buộc ông phải hy sinh cuộc sống gia đình. Ông chia sẻ, điều khiến ông hạnh phúc nhất khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 1 năm sau đó là cơ hội thoát khỏi cái mà ông gọi là “mớ bòng bong” kiểm soát an ninh ngặt nghèo trong mỗi lần bước ra ngoài Nhà Trắng. “Đó là điều khó chịu nhất khi làm tổng thống”, người đứng đầu Nhà Trắng nói.

Ông chia sẻ, ông từng có những ngày tự hỏi tại sao bản thân lại tranh cử tổng thống và rằng có những thời điểm ông cảm thấy “mệt mỏi” và “bực bội”. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận: “Không có ngày nào tôi không bước vào Phòng Bầu Dục và hiểu rằng sẽ không có thời điểm nào khác trong cuộc đời tôi mà tôi có cơ hội làm nhiều việc, tạo ra nhiều sự thay đổi đối với cuộc sống của người dân như tôi đang làm bây giờ”, ông Obama nói.

Một trong những điều mà ông Obama hối tiếc nhất sau 2 nhiệm kỳ đó là không thể kéo đảng Cộng hòa và Dân chủ xích lại gần nhau, thậm chí tình hình còn tồi tệ hơn.

Ông Obama sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2017. Hiện tại, ông không chia sẻ nhiều về dự định sau khi ông rời Nhà Trắng. Trong một bài bình luận mới đây đăng tải trên hãng tin AP, ông Obama được cho là có thể làm những công việc yêu thích như thẩm phán, dạy học hay viết sách sau khi rời nhiệm sở.

Minh Phương

Tổng hợp