Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc

19/12/2019
  • AAA[+] AAA[-]
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019), 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019), Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết quan trọng: “Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Bộ trưởng.

1. Kết hợp các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) gắn với thế trận an ninh nhân dân (ANND), “thế trận lòng dân” vững chắc luôn được coi là nền tảng “gốc rễ”, nghệ thuật đặc sắc, yếu tố quyết định tạo nên thế trận liên hoàn, toàn diện, rộng khắp, tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua từng giai đoạn cách mạng, tư duy lý luận của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc đã được bổ sung, phát triển, không ngừng hoàn thiện, hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ xa, từ sớm, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân
Bộ trưởng Tô Lâm tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của chuyên chính vô sản” (1), Quân đội nhân dân (QĐND) và Công an nhân dân (CAND) luôn chung sức, đồng lòng, đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng - an ninh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó. Luôn chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà nước không ngừng hoàn thiện các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với nền ANND, thế trận ANND trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (2).

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phối hợp tham mưu ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản cụ thể hóa, nâng cao trách nhiệm, tăng cường đoàn kết và hiệp đồng chặt chẽ giữa QĐND và CAND; tạo cơ sở quan trọng để hai lực lượng tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của từng lực lượng, đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng thế trận QPTD, thế trận ANND.

Hai lực lượng đã luôn chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củng cố tiềm lực, lực lượng, thế trận, chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Phối hợp làm tốt công tác tham mưu, rà soát, xây dựng, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với thực tiễn từng vùng, từng địa bàn và lĩnh vực; bảo đảm an ninh kinh tế trong xây dựng cộng đồng ASEAN, đàm phán gia nhập các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương; quyết liệt triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, góp phần tạo môi trường xã hội, môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp tham mưu, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa hai lực lượng trong thực hiện chức năng tham mưu, giải quyết những vấn đề nổi lên như: Tình hình phức tạp liên quan đến Biển Đông, đảm bảo ANTT khu vực biên giới, biển đảo, trong nội địa, tại các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…, qua đó đã góp phần tăng cường thế trận QPTD, thế trận ANND, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt thân mật ôn lại truyền thống vẻ vang và những công lao đóng góp của QĐND Việt Nam trong 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Chú trọng phối hợp tham mưu, triển khai các mặt công tác dân vận, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là ở các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, biển, đảo, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, các khu đô thị, khu công nghiệp lớn. Xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia; với hàng trăm mô hình, điển hình tiên tiến từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhiều mô hình đã được nhân rộng, triển khai thực hiện ở hầu hết các địa phương, như: “Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT”, “Dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT”, “Tiếng kẻng vùng biên”, “Xóm chài bình yên”, “Cụm tàu thuyền an toàn”…

QĐND và CAND luôn xứng đáng là chỗ dựa đặc biệt tin cậy của Đảng, phối hợp làm tốt công tác bảo vệ Đảng, trọng tâm là bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng, bảo vệ đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, không để kẻ địch, phần tử xấu thâm nhập, chống phá Đảng. Chủ động phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm minh những cán bộ sai phạm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phối hợp điều tra, truy tố, phục vụ đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm, góp phần làm trong sạch nội bộ, củng cố uy tín của Đảng, Nhà nước.

Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; đổi mới, điều chỉnh tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đấu tranh, phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", nâng cao chất lượng chính trị, giữ vững ổn định trong nội bộ. Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục quốc phòng - an ninh ở các cấp, các ngành và toàn dân ngày càng nề nếp, toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực. Sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QĐND, CAND và các ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn và được sự đồng tình, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân.

2. Tình hình thế giới, khu vực đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan có xu hướng gia tăng. Cùng với an ninh truyền thống, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang gia tăng, tiếp tục là những thách thức lớn đối với an ninh của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ xu hướng gia tăng, cùng với những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định về ANTT trên một số địa bàn, lĩnh vực. Do đó, cần tiếp tục quán triệt và thống nhất nhận thức bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân. Tình hình, nhiệm vụ đòi hỏi CAND và QĐND phải tiếp tục chung sức, đồng lòng, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, phát huy tốt hơn nữa vai trò tham mưu, nòng cốt và triển khai thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả để xây dựng thế trận QPTD kết hợp chặt chẽ với thế trận ANND vững chắc.

Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân
Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cùng các đại biểu dự buổi gặp mặt.

Thứ nhất, tập trung quán triệt sâu sắc, thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cũng như các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đảng, Nhà nước về: Quốc phòng, quân sự, an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, an ninh mạng quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật CAND... Trong đó, việc cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nội dung, biện pháp để xây dựng thế trận QPTD kết hợp với thế trận ANND, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng.

Thứ hai, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, trong vận động quần chúng, xây dựng, củng cố thế trận QPTD, thế trận ANND. Hai lực lượng cần tăng cường phối hợp tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

Thứ ba, cần đặc biệt chú trọng phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân và các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn ANTT. Tăng cường phối hợp trong công tác dân vận, duy trì và nâng cao hiệu quả các phong trào cách mạng của quần chúng, coi đó là những hình thức, biện pháp quan trọng phát huy sức mạnh của toàn dân, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, là nền tảng cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, tiếp tục tăng cường hơn nữa, làm cho quan hệ phối hợp giữa QĐND và CAND đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả thiết thực. Tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả, thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Chú trọng nâng cao hiệu quả trong trao đổi thông tin, tình hình, nâng cao khả năng dự báo và tham mưu chiến lược. Chủ động phối hợp đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, triệt tiêu các yếu tố bất lợi; đồng thời tăng cường phối hợp trong diễn tập phòng thủ, xử lý các tình huống phức tạp về quốc phòng - an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Thứ năm, tiếp tục phối hợp xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là lực lượng vũ trang trọng yếu, đặc biệt tin cậy, tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong xây dựng thế trận QPTD kết hợp chặt chẽ với thế trận ANND vững chắc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

_____________________________________

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 103.

(2) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ XI, lần thứ XII, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Luật An ninh quốc gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Quốc phòng, Luật CAND, Luật An ninh mạng; Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng…

Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an
  • In
Tin mới
  • Bộ trưởng Tô Lâm thăm Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (27/01/2022)
  • Từng bước trưởng thành, phát triển vững mạnh, cơ động chiến đấu cao, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ (27/01/2022)
  • Khẩn trương triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư bảo đảm tiến độ, hiệu quả (25/01/2022)
  • Bộ trưởng Tô Lâm kiểm tra công tác tại Công an thành phố Đà Nẵng và Bệnh viện 199 (24/01/2022)
  • Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an gặp mặt, chúc Tết cán bộ Công an cấp cao đã nghỉ hưu tại TP. Hồ Chí Minh (24/01/2022)

Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp với quốc phòng toàn dân vững chắc

09:27 19/12/2019
LTS: Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2019), 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2019), Đại tướng, GS,TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết “Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc”.
  • Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng- an ninh vùng Tây Nguyên
  • Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc
  • Xây dựng vững chắc thế trận an ninh nhân dân cùng với thế trận quốc phòng toàn dân


Báo CAND xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

1. Kết hợp các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” vững chắc luôn được coi là nền tảng “gốc rễ”, nghệ thuật đặc sắc, yếu tố quyết định tạo nên thế trận liên hoàn, toàn diện, rộng khắp, tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua từng giai đoạn cách mạng, tư duy lý luận của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc đã được bổ sung, phát triển, không ngừng hoàn thiện, hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ xa, từ sớm, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân
Lực lượng Công an, Quân đội Nghệ An phối hợp tuần tra bảo đảm an ninh, quốc phòng. Ảnh: CTV

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của chuyên chính vô sản”1, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân luôn chung sức, đồng lòng, đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó. Luôn chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà nước không ngừng hoàn thiện các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc2.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phối hợp tham mưu ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản cụ thể hóa, nâng cao trách nhiệm, tăng cường đoàn kết và hiệp đồng chặt chẽ giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; tạo cơ sở quan trọng để hai lực lượng tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của từng lực lượng, đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

Hai lực lượng đã luôn chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củng cố tiềm lực, lực lượng, thế trận, chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Phối hợp làm tốt công tác tham mưu, rà soát, xây dựng, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh phù hợp với thực tiễn từng vùng, từng địa bàn và lĩnh vực; bảo đảm an ninh kinh tế trong xây dựng cộng đồng ASEAN, đàm phán gia nhập các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương; quyết liệt triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, góp phần tạo môi trường xã hội, môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp tham mưu, xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa hai lực lượng trong thực hiện chức năng tham mưu, giải quyết những vấn đề nổi lên như: Tình hình phức tạp liên quan đến Biển Đông, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, biển đảo, trong nội địa, tại các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… qua đó đã góp phần tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

Chú trọng phối hợp tham mưu, triển khai các mặt công tác dân vận, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là ở các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, biển, đảo, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, các khu đô thị, khu công nghiệp lớn. Xây dựng, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia; với hàng trăm mô hình, điển hình tiên tiến từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhiều mô hình đã được nhân rộng, triển khai thực hiện ở hầu hết các địa phương, như: “Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về an ninh, trật tự”, “Dòng họ, tộc họ tự quản về an ninh, trật tự”, “Tiếng kẻng vùng biên”, “Xóm chài bình yên”, “Cụm tàu thuyền an toàn”…

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân luôn xứng đáng là chỗ dựa đặc biệt tin cậy của Đảng, phối hợp làm tốt công tác bảo vệ Đảng, trọng tâm là bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng, bảo vệ đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, không để kẻ địch, phần tử xấu thâm nhập, chống phá Đảng. Chủ động phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm minh những cán bộ sai phạm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phối hợp điều tra, truy tố, phục vụ đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm, góp phần làm trong sạch nội bộ, củng cố uy tín của Đảng, Nhà nước.

Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; đổi mới, điều chỉnh tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đấu tranh, phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", nâng cao chất lượng chính trị, giữ vững ổn định trong nội bộ. Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục quốc phòng, an ninh ở các cấp, các ngành và toàn dân ngày càng nền nếp, toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực. Sự đoàn kết, gắn bó, phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn và được sự đồng tình, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân.

2. Tình hình thế giới, khu vực đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan có xu hướng gia tăng. Cùng với an ninh truyền thống, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang gia tăng, tiếp tục là những thách thức lớn đối với an ninh của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ xu hướng gia tăng, cùng với những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định về an ninh, trật tự trên một số địa bàn, lĩnh vực. Do đó, cần tiếp tục quán triệt và thống nhất nhận thức bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân. Tình hình, nhiệm vụ đòi hỏi Công an nhân dân và Quân đội nhân dân phải tiếp tục chung sức, đồng lòng, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, phát huy tốt hơn nữa vai trò tham mưu, nòng cốt và triển khai thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Thứ nhất, tập trung quán triệt sâu sắc, thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cũng như các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đảng, Nhà nước về: Quốc phòng, quân sự, an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, an ninh mạng quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân... Trong đó, việc cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nội dung, biện pháp để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng.

Thứ hai, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, trong vận động quần chúng, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Hai lực lượng cần tăng cường phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, cần đặc biệt chú trọng phối hợp trong tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân và các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự. Tăng cường phối hợp trong công tác dân vận, duy trì và nâng cao hiệu quả các phong trào cách mạng của quần chúng, coi đó là những hình thức, biện pháp quan trọng phát huy sức mạnh của toàn dân, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, là nền tảng cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, tiếp tục tăng cường hơn nữa, làm cho quan hệ phối hợp giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả thiết thực. Tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả, thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5-9-2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Chú trọng nâng cao hiệu quả trong trao đổi thông tin, tình hình, nâng cao khả năng dự báo và tham mưu chiến lược. Chủ động phối hợp đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, triệt tiêu các yếu tố bất lợi; đồng thời tăng cường phối hợp trong diễn tập phòng thủ, xử lý các tình huống phức tạp về quốc phòng, an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Thứ năm, tiếp tục phối hợp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là lực lượng vũ trang trọng yếu, đặc biệt tin cậy, tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

_____________________________________________________

1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 103.

2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ XI, lần thứ XII, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Luật An ninh quốc gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật An ninh mạng; Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 5-9-2019 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng…

# an ninh nhân dân Quân đội nhân dân quốc phòng toàn dân vững chắc
Facebook Twitter Link gốc

Xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng

Thứ Sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2021 - 14:31 Đã xem: 1604
  • A+
  • A-
  • Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

Báo cáo chính trị tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng trong phương hướng, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ: Xây dựng và phát huy mạnh mẽ "thế trận lòng dân" trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng đó, công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) có ý nghĩa quan trọng, cốt lõi.

Vì sao kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an.

1. Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT), Ðảng, Nhà nước, lực lượng Công an luôn khẳng định phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ có vị trí, vai trò quan trọng, là hình thức thích hợp, hiệu quả để tập hợp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ ANTT, xây dựng nền an ninh nhân dân (ANND), thế trận ANND. Kết luận số 44/KL-TW ngày 22-1-2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới nêu rõ: "Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là cơ sở rất quan trọng để xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Ðiều 16 Luật An ninh quốc gia xác định: "Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc" là nội dung hàng đầu để xây dựng nền ANND và thế trận ANND. Chỉ thị số 04/CT-BCA-V28 ngày 21-4-2014 của Bộ Công an Về tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cũng nêu rõ: Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc làm nội dung nòng cốt của công tác xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân...

2. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng, công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã được cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, được đông đảo nhân dân đồng tình, tích cực hưởng ứng, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, Ðảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản, từng bước tạo cơ sở chính trị, pháp luật vững chắc cho mọi hoạt động xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, điển hình như: Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã ban hành Kết luận số 44-KL/TW, Quốc hội ban hành Luật Công an nhân dân năm 2018, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành T.Ư, HÐND, UBND các cấp trong xây dựng nền ANND, thế trận ANND gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân... Ðảng ủy Công an Trung uơng đã ban hành ba kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư; Bộ trưởng Công an đã ban hành hai chỉ thị và hàng chục kế hoạch sơ kết, tổng kết thực hiện các chuyên đề trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng, củng cố nền ANND, thế trận ANND. Cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức vận động nhân dân tham gia bảo đảm ANTT xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Trung bình mỗi năm, cấp tỉnh ban hành 630 văn bản, cấp huyện ban hành 1.624 văn bản và cấp xã ban hành 10.084 văn bản về xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.

Cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng Công an các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước về bảo vệ ANTT; nâng cao cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ với nhiều hình thức đổi mới, phù hợp đặc điểm đối tượng, địa bàn, tầng lớp dân cư. Kết quả, đã tổ chức gần 400 nghìn buổi tuyên truyền tập trung với gần 30 triệu lượt người tham dự; biên tập, phát hành hơn năm triệu bản tài liệu; kẻ vẽ ba triệu khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích, tờ rơi ở nơi công cộng; xây dựng hơn 30 nghìn phim, phóng sự, hơn 200 nghìn tin, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng... Thông qua tuyên truyền vận động, nhân dân đã cung cấp hơn 400 nghìn tin có liên quan đến ANTT, giúp lực lượng chức năng khám phá 124 nghìn vụ, bắt gần 160 nghìn đối tượng; tham gia giáo dục, giúp đỡ 175 nghìn người lầm lỗi, 96 nghìn người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; vận động gần 90 nghìn đối tượng truy nã ra đầu thú; tự giác giao nộp trên 200 nghìn súng, đầu đạn các loại. Các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ được xây dựng rất đa dạng, phong phú. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, điểm sáng, gương sáng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở được triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, được nhân dân đồng tình, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực, nổi bật, như: Khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về ANTT; ban, tổ bảo vệ dân phố, đội dân phòng; dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT; tổ, nhóm liên gia tự quản về ANTT, tổ công nhân tự quản, khu nội trú sinh viên an toàn, không có tội phạm và tệ nạn xã hội, xứ, họ đạo bình yên, Camera phòng, chống tội phạm... Ðảng ủy Công an T.Ư, Bộ Công an phối hợp với Ban Dân vận T.Ư, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể tham mưu với Ðảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm ANTT; phối hợp bàn bạc, thảo luận tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Tiếp tục thực hiện hàng chục nghị quyết, thông tư, chương trình, quy chế, kế hoạch liên tịch, liên ngành; sơ kết, tổng kết, ký mới ba thông tư liên tịch, bốn chương trình, bảy quy chế phối hợp về công tác bảo đảm ANTT, phòng, chống tội phạm, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã gắn kết chặt chẽ và cùng phát triển với các phong trào cách mạng khác do Ðảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành, đoàn thể phát động. Lực lượng Công an nhân dân, lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức Nhân dân tự quản bảo vệ ANTT ở cơ sở được quan tâm xây dựng ngày càng vững mạnh. Lực lượng Công an được xây dựng, bố trí theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở". Việc bố trí gần 45 nghìn công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã trên địa bàn toàn quốc đã giúp tăng cường công tác nắm tình hình, giải quyết từ sớm, từ đầu các vấn đề về ANTT ngay tại cơ sở, tình hình ANTT ở cơ sở có chuyển biến tốt lên rõ rệt. Từ phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã xuất hiện hàng chục nghìn các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, có nhiều thành tích trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ ANTT ở cơ sở được ghi nhận, tôn vinh.

3. Có thể khẳng định trong những năm qua, công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã góp phần cùng toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Ðể phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, chúng ta cần phải quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền đối với công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành về xây dựng, củng cố nền ANND, thế trận ANND. Tham mưu, đề xuất với Ðảng, Nhà nước tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; phát động phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trên không gian mạng để ứng dụng những thành tựu phát triển khoa học, công nghệ vào sự nghiệp bảo vệ ANTT...

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ ANTT. Tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm của Ðảng về xây dựng nền ANND, thế trận ANND bảo vệ Tổ quốc; âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm... Hướng dẫn cho nhân dân phương pháp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở... Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin; tạo các kênh trao đổi an toàn, thuận tiện, các diễn đàn để nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Ba là, tiếp tục tham mưu chỉ đạo, tổ chức đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện, toàn cảnh của từng khu vực, lĩnh vực, địa bàn, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở từng địa phương, đơn vị. Nâng cao chất lượng phong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, phức tạp về ANTT. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng xã hội hóa, tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT từ cơ sở; vận động nhân dân chủ động phát hiện, tố giác tội phạm, tham gia giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa người vi phạm pháp luật, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đông.

Bốn là, tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, MTTQ Việt Nam và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị -
xã hội trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Tập trung thực hiện tốt các văn bản liên ngành đã ký kết; chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT phù hợp, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Lồng ghép công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại ở từng đơn vị, địa phương.

Năm là, quan tâm tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, trưởng xóm, người có uy tín trong cộng đồng; điều chỉnh và bồ sung chức năng, nhiệm vụ, chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức quần chúng bảo vệ ANTT cơ sở đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ; xây dựng lực lượng chuyên trách xây dựng phong trào từ Bộ Công an đến Công an cấp huyện bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Sáu là, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ; động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh, bị thiệt hại về tài sản trong khi tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ.

Theo Thượng tướng Bùi Văn Nam/nhandan.com.vn