Tại sao Trung Quốc bắt người Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo

Theo phân tích mới của một nhà nghiên cứu người Đức, các chính sách kiểm soát sinh đẻ của Trung Quốc có thể làm giảm tới một phần ba dân số dân tộc thiểu số ở miền nam Tân Cương trong 20 năm tới.

Phân tích kết luận rằng các chính sách tại khu vực có thể cắt giảm từ 2,6 đến 4,5 triệu ca sinh sản dân tộc thiểu số vào thời điểm đó.

Trung Quốc đã bị một số quốc gia phương Tây cáo buộc tội diệt chủng ở Tân Cương, một phần thông qua các biện pháp kiểm soát sinh đẻ cưỡng bức.

Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc khi nói rằng tỷ lệ sinh giảm có nguyên nhân khác.

BBC điều tra về 'nạn nhân Uighur bị hãm hiếp tập thể': Mục tiêu là hủy diệt tất cả?

Hoa Kỳ và Anh lên tiếng sau tường thuật về nạn hãm hiếp ở Tân Cương

Nghiên cứu mới của nhà nghiên cứu Adrian Zenz là bài báo học thuật được bình duyệt đầu tiên về tác động dân số lâu dài từ cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.

Nghiên cứu cho thấy dưới tác động của các chính sách kiểm soát sinh đẻ của Trung Quốc trong khu vực, dân số các dân tộc thiểu số ở miền nam Tân Cương sẽ đạt khoảng 8,6 đến 10,5 triệu vào năm 2040, so với 13,1 triệu mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc dự báo trước khi Bắc Kinh đàn áp.

"[Nghiên cứu và phân tích] này thực sự cho thấy ý định đằng sau kế hoạch dài hạn của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ," ông Zenz nói với Reuters, hãng đầu tiên đưa tin về công trình nghiên cứu.

Trong báo cáo của mình, ông Zenz viết rằng vào năm 2019, chính quyền Tân Cương "đã lên kế hoạch buộc ít nhất 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở bốn huyện miền nam có dân tộc thiểu số nông thôn tham gia các cuộc phẫu thuật tránh thai để đặt vòng hoặc áp dụng các biện pháp triệt sản khác."

Trung Quốc: Truy bức người Duy Ngô Nhĩ ra tận ngoài biên giới

Đăng ngày: 03/06/2021 - 16:19

Tại sao Trung Quốc bắt người Duy Ngô Nhĩ
Một món ăn truyền thống của người Uyghur

Tàn tích văn hóa Duy Ngô Nhĩ được tập trung trong những bộ sưu tập lớn tại các bảo tàng ở Berlin, London, Paris, Tokyo, Sankt - Peterburg và New Delhi. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các chuyến thám hiểm khoa học và khảo cổ được tiến hành tại khu vực Tân Cương trên Con đường tơ lụa khám phá ra rất nhiều đền thờ trong hang động, di tích tu viện, tranh tường, cũng như tượng nhỏ quý báu, sách vở, tài liệu. Những nhà thám hiểm từ châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản tỏ ra kinh ngạc trước những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tìm thấy ở đây.

Các bản thảo và tài liệu tìm thấy ở Tân Cương cho thấy một nền văn minh phát triển cao của người Duy Ngô Nhĩ. Quyền lực cũng như uy danh, văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ vốn thống trị vùng Trung Á trong hơn một ngàn năm tuột dốc nhanh chóng sau khi nhà Thanh xâm lăng vùng đất của họ. Trong suốt quá trình lịch sử vùng Trung Á, họ để lại dấu ấn sâu sắc về cả văn hóa và truyền thống trong các dân tộc sinh sống tại đây. Nhằm ngăn ngừa sự trỗi dậy của một nền văn hóa có sức sống mãnh liệt, chính quyền nước Trung Hoa hiện đại bao gồm từ vương triều nhà Thanh luôn muốn triêt để tiêu bỏ những dấu ấn của Uyghur. Sự xung đột sắc tộc, tôn giáo để đòi trở thành một nhà nước độc lập luôn bị Nhà nước Trung Quốc nhiều lần tiêu diệt đẫm máu.

Lịch sửSửa đổi

Thời nhà ThanhSửa đổi

Người Mãn, vốn là các bộ tộc bán du mục ở miền đông bắc Trung Quốc ngày nay, bành trướng mãnh liệt đế quốc Thanh mà họ lập ra vào năm 1644, sáp nhập Mông Cổ, Tân Cương, và Tây Tạng. Quân Mãn Châu xâm chiếm Dzungaria năm 1759 và cai trị vùng này cho tới năm 1864. Trong thời kỳ này, người Uyghur vùng dậy 42 lần chống lại ách thống trị của nhà Thanh. Trong cuộc nổi dậy năm 1864, người Uyghur thành công trong việc đánh đuổi bộ máy quan lại của nhà Thanh khỏi Đông Turkestan, và thành lập vương quốc Kashgaria độc lập, gọi là Yettishar (nghĩa là "vương quốc của bảy thành phố"). Dưới sự lãnh đạo của A Cổ Bách, quốc gia này bao gồm Kashgar (Khách Thập), Yarkand (Toa Xa), Hotan (Hòa Điền), Aksu (A Khắc Tô), Kucha (Khố Xa), Korla (Khố Nhĩ Lặc) và Turfan (Thổ Lỗ Phan)). Vương quốc này được Đế quốc Ottoman công nhận năm 1873, Đế quốc Nga năm 1872, và Vương quốc Anh năm 1874, thủ đô đặt tại Kashgar.

Nhà Thanh điều động một lực lượng quân lớn dưới quyền chỉ huy của tướng Tả Tông Đường tấn công Đông Turkestan năm 1876. Lo ngại khả năng Nga hoàng bành trướng sang Đông Turkestan, Anh ủng hộ quân Mãn Châu bằng cách cung cấp các khoản vay thông qua nhà băng Anh (phần lớn qua Boston Bank, HSBC đặt tại Hồng Kông). Sau cuộc xâm lược này, Đông Turkestan bị đổi tên thành "Tân Cương", nghĩa là "cương vực mới", và bị sáp nhập vào đế quốc Mãn Châu ngày 18 tháng 11 năm 1884, trở thành một tỉnh của Trung Quốc.

Thời Cộng hòaSửa đổi

Tới năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Uyghur đã trở nên một thách thức đáng kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hòa kiểm soát Tân Cương. Nhà thơ Abdulhaliq xứ Turpan, sau khi sống thời tuổi trẻ tại các trung tâm tri thức Semey (Semipalatinsk) và Jadid tại Uzbekistan, trở về Tân Cương với bút danh Uyghur. Ông viết bài thơ yêu nước Oyghan, mở đầu bằng dòng "Ey pekir Uyghur, oyghan!" (hỡi những người Uyghur khốn cùng, hãy tỉnh dậy!). Ông bị lãnh chúa người Hán là Thịnh Thế Tài xử tử tại Turpan tháng 3 năm 1933 vì tội làm dấy lên tư tưởng dân tộc của người Uyghur qua các tác phẩm của mình.

Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Uyghur tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc dân đảng. Hai lần liền, trong các năm 1933 và 1944, người Uyghur nổi dậy nhưng đều bị thất bại trong nỗ lực thiết lập các quốc gia độc lập: Cộng hòa Đông Turkestan, và Cộng hòa Uyghurstan, hoặc là Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan.

Cộng hòa Đông Turkestan có tính thế tục, xã hội chủ nghĩa và đa sắc tộc, với những người sáng lập bao gồm người Kazakh, Uzbek, Hán, Kyrgyz, Nga, cũng như Uyghur, và được Joseph Stalin ủng hộ.

Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn ban lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều kiện thành lập hợp bang. Vụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch Đông, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượt sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của người thiểu số.

Bộ phận lãnh đạo còn lại của Cộng hòa Đông Turkestan dưới quyền tướng Saifuddin Azizi nhanh chóng quy thuận các điều kiện Mao Trạch Đông đặt ra, biến Tân Cương thành Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, quân đội thì sáp nhập vào Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Saifuddin Azizi thì nắm chức vụ bí thư đảng cộng sản tại đây. Rất nhiều người trung thành với Cộng hòa Đông Turkestan, bất mãn với sự phản bội của Saifuddin, đi tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên nhiều người khác ở lại, tổ chức các hoạt động chống đối nhằm tái lập một quốc gia độc lập tại Tân Cương. Không bao lâu sau đó, tên gọi Đông Turkestan bị xóa bỏ bởi sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc.

TTO - Bắc Kinh nhấn mạnh không có chuyện nước này tiến hành chiến dịch triệt sản có hệ thống để kiềm chế dân số Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác. Ngoại trưởng Mỹ trước đó yêu cầu Trung Quốc ngừng tay ngay lập tức "hành vi khủng khiếp này".

  • Lãnh đạo Tân Cương: Mỹ không vui vì Tân Cương phát triển yên ổn
  • Trung Quốc phản pháo khi bị tung tài liệu mật về Tân Cương
  • Ông Trump ký luật trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương
Tại sao Trung Quốc bắt người Duy Ngô Nhĩ

Bên ngoài nơi Trung Quốc gọi là trung tâm giáo dục cộng đồng ở Tân Cương. Các trung tâm như thế này bị phương Tây cáo buộc là các trại cải tạo tập trung với lập luận không có trung tâm giáo dục nào lại dựng lên hàng rào kẽm gai và tháp canh như vậy - Ảnh: REUTERS

Công trình của nhà nghiên cứu người Đức Adrian Zenz đang thổi bùng những căng thẳng âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Tân Cương.

Trong báo cáo được công bố ngày 29-6, ông Zenz cho biết phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác bị bắt ép phải phá thai nếu không muốn vào "trại tập trung".

Với những phụ nữ chưa mang thai, họ bị bắt phải làm phẫu thuật triệt sản và được kiểm tra có đang mang thai hay không mỗi 2 tháng. Một số người trong các "trại tập trung" được tiêm một loại thuốc mà họ cho là có tác dụng như thuốc triệt sản.

Nhà nghiên cứu người Đức khẳng định các phát hiện của ông đã đủ để gọi những gì Trung Quốc làm ở Tân Cương là một chiến dịch "diệt chủng nhân khẩu học" theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc.

Hãng thông tấn AP trong cùng ngày 29-6 cũng công bố một cuộc điều tra riêng nhưng dẫn đến cùng một kết luận với ông Zenz.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên mô tả các cáo buộc trong báo cáo của ông Zenz là "vô căn cứ" và "có động cơ ngầm".

Ông Triệu cũng chỉ trích báo chí phương Tây, cho rằng truyền thông chống Trung Quốc đang "xào nấu lại các thông tin sai lệch về tình hình Tân Cương" và nhấn mạnh khu tự trị phía bắc Trung Quốc đang vô cùng "ổn định, hài hòa".

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc "chấm dứt ngay lập tức hành vi khủng khiếp này". Ông cũng thúc giục các nước đứng lên cùng Washington để đặt dấu chấm hết cho "các hành động phi nhân tính" của Bắc Kinh. "Lịch sử sẽ phán xét những gì chúng ta làm hôm nay".

Trung Quốc bị cáo buộc bắt nhốt hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo trong các "trại tập trung" ở Tân Cương.

Một số người Duy Ngô Nhĩ (hiện đang ở nước ngoài) khẳng định đã từng bị bắt vào các trung tâm này, nơi họ mô tả các chiến dịch "tẩy não" của chính quyền.

Bắc Kinh luôn phủ nhận điều này và nhấn mạnh đây là các trung tâm giáo dục, đào tạo nghề giúp người dân vững vàng về tâm lý, không bị lôi kéo vào các nhóm khủng bố ly khai.

Tại sao Trung Quốc bắt người Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc 'điều tra dân số' ở Tân Cương gồm cả thu thập ADN

TTO - Báo cáo của Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) về quy mô chiến dịch thu thập ADN của Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương một lần nữa khiến người ta đặt ra câu hỏi nghi ngờ về mục đích thật sự.

TTO - Shirzat Bawudun, cựu quan chức tư pháp và Sattar Sawut, cựu giám đốc Sở Giáo dục ở Tân Cương, bị tuyên tử hình vì 'gây chia rẽ đất nước' khi tiến hành các hoạt động ly khai tại khu tự trị Tân Cương.

  • Choáng với 'núi' tiền mặt 2 tấn trong nhà quan tham Trung Quốc bị tuyên tử hình
  • 150 thương hiệu toàn cầu có thể vi phạm nhân quyền ở Tân Cương
  • Trung Quốc trả đũa Mỹ, Canada về vấn đề Tân Cương
Tại sao Trung Quốc bắt người Duy Ngô Nhĩ

Ông Bawudun trong một bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc về cuộc chiến chống cực đoan ở Tân Cương - Ảnh chụp màn hình

Bản án và cáo trạng được đăng trên trang web của chính quyền Tân Cương ngày 6-4. Cả hai bị cáo Bawudun và Sawut đều bị tuyên án tử hình nhưng được hoãn thi hành án 2 năm.

Theo Tân Hoa xã, ông Bawudun bị kết tội thông đồng với Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), một nhóm bị Liên Hiệp Quốc liệt kê vào danh sách khủng bố.

Cáo trạng cho biết bị cáo Bawudun đã liên hệ với các thành viên chủ chốt của ETIM vào năm 2003. Ông cũng bị cáo buộc đã cung cấp thông tin cho "thế lực nước ngoài", thực hiện "các nghi lễ tôn giáo bất hợp pháp trong hôn lễ của con gái".

Theo ông Wang Langtao, phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao Tân Cương, ngoài các tội danh trên, ông Bawudun còn bị cáo buộc nhận hối lộ và tiến hành các hoạt động ly khai. Theo Hãng thông tấn AFP, Mỹ đã loại bỏ ETIM khỏi danh sách các nhóm khủng bố vào tháng 11 năm ngoái, với lý do "không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy ETIM vẫn còn tồn tại".

Cựu giám đốc Sở Giáo dục Tân Cương Sawut bị kết tội đưa nội dung ly khai sắc tộc, bạo lực, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo vào sách giáo khoa bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ.

Cáo trạng nhấn mạnh các sách này đã ảnh hưởng đến một số người tham gia vào các cuộc bạo loạn ở Urumqi, bao gồm sự kiện xảy ra vào năm 2009 khiến ít nhất 200 người chết. Những người khác trở thành "thành viên chủ chốt của một nhóm ly khai" do cựu giảng viên đại học tên Ilham Tohti lãnh đạo. Tohti đã bị bắt và kết án chung thân vào năm 2014 vì tội ly khai.

Các nhóm nhân quyền và Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào các trại cải tạo trên khắp Tân Cương. Một số nước phương Tây, dẫn đầu bởi Mỹ, công khai cáo buộc hoặc bày tỏ lo ngại Trung Quốc đang phạm tội "diệt chủng" người thiểu số ở Tân Cương.

Chính quyền Bắc Kinh đã phủ nhận việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, bác bỏ những cáo buộc của phương Tây cho rằng Trung Quốc đang triệt sản người thiểu số ở Tân Cương.

Hồi tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một đoàn gồm các nhà ngoại giao của 21 nước đến thăm Tân Cương. Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nhấn mạnh chuyến đi đã giúp các nhà ngoại giao nhận ra tình hình thực tế ở khu vực và "những lời dối trá" của phương Tây.

Tại sao Trung Quốc bắt người Duy Ngô Nhĩ
Trung Quốc dẫn lịch sử Mỹ đáp trả gay gắt cáo buộc triệt sản người Duy Ngô Nhĩ

TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đáp trả các chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo liên quan cáo buộc chính quyền Trung Quốc triệt sản người Duy Ngô Nhĩ bằng cách lật lại lịch sử nước Mỹ từ thời... lập quốc.

Chương trình dữ liệu lớn của Trung Quốc xác định những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam ‘tùy tiện’

Tháng Một 07, 2021 Câu chuyện Nổi bật 0 Comment

Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia, RFA)

Chính quyền ở khu vực tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc sử dụng một chương trình dữ liệu lớn để “tùy tiện chọn người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi cho các vụ bắt giữ có thể xảy ra” trong các trại giam dựa trên hành vi hợp pháp, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết trong một báo cáo được ấn hành vào tháng 12 năm 2020.d

Trong báo cáo, “Trung Quốc: Chương trình Dữ liệu Lớn nhắm vào người Hồi giáo của Tân Cương,” tổ chức theo dõi có trụ sở tại New York này phân tích một danh sách bị rò rỉ gồm có thông tin của hơn 2.000 người bị giam giữ ở quận Aksu do Radio Free Asia cung cấp vào cuối năm 2018.

“Chương trình dữ liệu lớn, Nền tảng Hoạt động Chung Tích hợp (Integrated Joint Operations Platform, IJOP), có vẻ như đã đánh dấu những người trong Danh sách Aksu, sau đó các quan chức đã tiến hành đánh giá những người này và bắt họ đến các trại ‘giáo dục chính trị’ ở Tân Cương,” báo cáo này nêu rõ. (Ảnh: Các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi được cho là bị giam giữ tại cơ sở này ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc.)

“Danh sách Aksu cung cấp thêm thông tin về cách mà sự đàn áp tàn bạo của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Tân Cương đang được đẩy mạnh nhờ vào công nghệ,” bà Maya Wang, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Human Rights Watch cho biết.

“Chính phủ Trung Quốc cần đưa ra câu trả lời cho các gia đình của những người trong danh sách: Tại sao họ bị giam giữ, và bây giờ họ đang ở đâu?” bà nói trong một tuyên bố trước khi công bố báo cáo.

Chương trình IJOP được dùng để phục vụ cho mục đích kiểm soát bằng cách tổng hợp dữ liệu về người dân ở Tân Cương và đánh dấu những người mà bị cho là có nguy cơ đe dọa tiềm ẩn rồi báo lại cho các quan chức, theo như bản báo cáo này. “Các quan chức sau đó đánh giá ’thành tích chung’ của các cá nhân này cùng với các nguồn thông tin khác, và đưa một số người đến các trại giáo dục chính trị cũng như các cơ sở khác.”

Human Rights Watch cho biết họ đã dành gần hai năm phân tích danh sách này, tham khảo ý kiến ​của những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đến từ khu vực này và so sánh mã số trên giấy tờ tùy thân với những mã số trên một trang web chính thức có thông tin về những người đã bị đưa vào danh sách đen theo hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc.

Các phân tích “cho thấy rằng có bằng chứng rõ ràng là đại đa số những người bị hệ thống IJOP đánh dấu thì bị giam giữ cho hành vi hợp pháp, phi bạo lực trong cuộc sống hàng ngày”, báo cáo đã phát hiện.

Theo báo cáo này, trong số các hoạt động mà dẫn đến việc giam giữ, có việc học kinh Quran mà không có sự cho phép của nhà nước, cho phép con cái của mình học kinh Quran, đọc kinh Quran, mặc trang phục tôn giáo hoặc để râu dài, và thực hiện cuộc hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Xê Út mà không có sự cho phép của nhà nước.

Người Duy Ngô Nhĩ cũng bị bắt đến các trại vì họ đi đến các quốc gia “nhạy cảm” — bao gồm Afghanistan, Kyrgyzstan, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ — hoặc các khu vực khác của Tân Cương như Urumqi và Kashgar mà không thông báo cho các quan chức địa phương, tổ chức theo dõi này đã nói thêm.

“Các nền tảng nhằm để phục vụ cho mục đích kiểm soát hoạt động theo kiểu dự đoán thực sự chỉ là một cái lốt ngụy khoa học để chính phủ Trung Quốc biện minh cho sự đàn áp người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi trên diện rộng,” bà Wang nói. “Chính phủ Trung Quốc cần ngay lập tức đóng IJOP, xóa tất cả các dữ liệu mà nó đã thu thập, và phóng thích tất cả mọi người bị giam giữ một cách tùy tiện ở Tân Cương.”

Có tới 1,8 triệu người Uighurs — khoảng 1 trên 6 người là trưởng thành — và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác được cho là đã bị giam giữ trong một mạng lưới rộng lớn các trại giạm ở Tân Cương kể từ tháng 4 năm 2017, thường do các hành động bị gán cho là “cực đoan.”

TOPICS

Share