Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm

Khám phá 1 trang 39 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên 

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 

Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm

a) Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên? 

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?

c) Theo em, thế nào là tình huống nguy hiển từ thiên nhiên? 

Lời giải:

a) Những hiện tượng nguy hiểm là:

- Hình 1. Mưa, sấm sét.

- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ.

- Hình 3. Lũ lụt.

- Hình 4. Hạn hán.

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản.

- Hình 1. Mưa, sấm sét. Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ. Hậu quả: Gây nguy hiểm cho người đang lưu thông trên đường, gây tắc nghẽn giao thông.

- Hình 3. Lũ lụt. Hậu quả: Thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

- Hình 4. Hạn hán. Hậu quả: Đất đai khô cằn, con người không có nước sinh hoạt và sản xuất.

c) Theo em, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.

Câu hỏi Giáo dục Công dân mới nhất

Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm
Hãy cho biết khái niệm luật lao động (Giáo dục Công dân - Lớp 10)

Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm

2 trả lời

Câu 1: Như thế nào là tình huống nguy hiểm?

A. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

B. Tình huống nguy hiểm là tham gia giao thông.

C. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động vui chơi ngoài trời.

D. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động thể dục, thể thao.

Câu 2: Số điện thoại: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là?

A. 112

B. 113

C. 114

D. 111

Câu 3: Khi có sự việc nguy hiểm cần trình báo khẩn cấp đến công an?

A. 111

B. 112

C. 113

D. 114

Câu 4: Ý nghĩa của việc ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh?

A. Có thể xử lí khi gặp tình huống nguy hiểm.

B.Tránh được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, bảo vệ bản thân và gia đình.

C. Không biết cách xử lí khi gặp tình huống nguy hiểm.

D. Biết được đó là tình huống nguy hiểm.

Câu 5: Đâu là đường dây hỗ trợ trẻ em?

A. 18001567

B. 18001502

C. 18001505

D. 18001098

Câu 6: Tình huống nào không là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Hỏa hoạn trong nhà.

B. Đua xe trái phép.

C. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang.

D. Sóng thần.

Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra?

A. Thủy triều dâng.

B. Tự ý cưa, tháo gỡ bom mìn còn sót lại trong chiến tranh.

C. Bão đổ bộ vào đất liền.

D. Mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.

Câu 8: Em sẽ làm gì khi phát hiện nhà mình có dấu hiệu điện bị chập cháy?

A. Tìm cách chữa cháy.

B. Đứng xem tình hình thế nào rồi mới nhờ người giúp.

C. La lớn để mọi người đến giúp đỡ.

D. Từ từ suy nghĩ xem nên làm gì.

Câu 9: Khi bão đổ bộ vào đất liền khu vực em đang sinh sống em sẽ làm gì?

A. Trú dưới gốc cây to.

B. Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.

C. Bão chỉ có gió nhẹ không cần phải lo lắng.

D. Bão chỉ có mưa ít không cần phải lo lắng.

Câu 10: Em nhận được một tin nhắn đe dọa mình, em sẽ làm gì?

A. Nói cho bố mẹ biết để được họ giúp đỡ.

B. Mặc kệ coi như không có chuyện gì.

C. Nghĩ đây chỉ là lời trêu đùa nên không cần quan tâm.

D. Nhắn tin phản hồi đe dọa lại.

Câu 11: Trên đường đi học về Lan phát hiện có người đàn ông cố tình đi phía sau mình. Nếu em là Lan em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?

A. Quay lại đối mặt hỏi cho rõ ràng.

B. Từ từ chờ xem họ muốn làm gì.

C. Im lặng và mặc kệ.

D. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn xung quanh.

Câu 12: Tan trường, trên đường đi học về Nam, Huy và Cường rủ nhau chạy đua xe xem ai nhanh hơn. Nhận xét việc làm của Nam và các bạn?

A. Việc làm của Nam và các bạn là đúng.

B. Việc làm của Nam và các bạn là sai.

C. Việc làm của Nam và các bạn là sai và rất nguy hiểm.

D. Việc làm của Nam và các bạn là tiết kiệm được thời gian.

Câu 13: Em sẽ làm gì khi gặp một nhóm bạn trong lớp đang xô đẩy nhau ở cầu thang?

A. Mặc kệ coi như không có chuyện gì.

B. Báo ngay với thầy cô.

C. Xin chơi cùng các bạn.

D. Xông vào xô các bạn ra.

Câu 14: Trong lớp có một nhóm bạn hay trêu chọc, nói xấu em thì em sẽ làm gì?

A. Nói với thầy cô để họ giúp đỡ.

B. Cảnh cáo nếu còn trêu nữa thì sẽ đánh các bạn.

C. Gọi điện cho bố đến đánh bạn một trận.

D. Im lặng, tìm cách trốn chạy mỗi khi bị các bạn trêu chọc.

Câu 15: Việc làm nào sau đây là không biết tiết kiệm?

A. Thấy bố mẹ vất vả Lan ăn sáng ở nhà rồi đi học, không xin tiền của bố mẹ.

B. Hòa để dành tiền mừng tuổi mua dụng cụ học tập.

C. An thích chiếc áo khoác nhưng mẹ không có tiền nên An không đòi mẹ mua.

D. Ngày nào đi học Nam cũng mua đồ ăn vặt hết 30.000 đồng.

Câu 16: Chọn ra biện pháp ứng phó hợp lý với tình huống nguy hiểm khi có bão xảy ra?

A. Di chuyển dân đến vùng có nguy cơ sạt lở sau mưa lớn.

B. Yêu cầu tất cả người dân tập trung trú ẩn ở một khu.

C. Theo dõi đường đi của cơn bão, xây dựng phương án chống bão, di dời dân cư đến nơi an toàn.

D. Yêu cầu người dân tự tìm chỗ để trú ẩn.

Câu 17: Nhận định sai khi nói về tiết kiệm là:

A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của bản thân.

B. Người tiết kiệm sẽ tích lũy được nhiều tài sản.

C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý của cải, công sức.

D. Chỉ những người nghèo mới phải tiết kiệm.

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.

B.Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.

C. Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.

D. Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.

Câu 19: Hành vi của ai dưới đây biểu hiện của tiết kiệm?

A. Q lên kế hoạch học tập không khoa học.

B. Anh M chi tiêu vô tổ chức không có kế hoạch.

C. Chị T lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân.

D. Chị N sử dụng nguồn nước sạch lãng phí.

Câu 20: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

B. Tiết kiệm tiền để mua sách.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

  • Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm

Bạn đang xem: GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm Chân trời sáng tạo

Nhằm mục đích giáo dục các em học sinh có khả năng tự bảo vệ bản thân và mọi người trước các tình huống bất ngờ và nguy hiểm. LuatTreEm biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm môn GDCD lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững ý nghĩa và nội dung của bài học. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.

– Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.

1.2. Biểu hiện

– Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, bắt cóc, xâm hại tình dục, đuối nước, cháy nổ,…

1.3. Các giải pháp phòng tránh tình huống nguy hiểm

– Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.

– Nếu thấy sự an toàn của bản thân và người khác bị đe dọa, em có thể gọi điện thoại:

+ Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

+ Yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc: 112

+ Cảnh sát: 113

+ Phòng cháy chữa cháy: 114

+ Cứu thương: 115

+ Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001507

Hoặc báo trực tiếp, gọi điện đến người thân, bạn bè tin cậy nhất.

1.4. Ý nghĩa

– Các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm xung quanh chúng ta giúp chúng ta nhận diện và phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

2.1. Khởi động

Em hãy đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.

Con ơi mẹ dặn câu này

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.

(Ca dao)

Qua câu ca dao trên, người mẹ muốn khuyên dặn con mình điều gì?

Phương pháp giải:

Phân tích nguy hiểm việc lội sông sâu và khi đò đầy rồi thì không qua.

Hướng dẫn giải:

Qua câu ca dao người mẹ muốn khuyên con: khi gặp sông sâu chớ có lội qua sẽ gặp nguy hiểm, đò đầy người thì đừng cố lên vì như vậy đò dễ bị chìm.

2.2. Khám phá

Câu hỏi khám phá 1:

Em hãy quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của những tình huống nguy hiểm đó?

Thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm trên.

Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh phân tích theo trực quan vfa kiến thức đã học, các em thảo luận trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

1. Những tình huống nguy hiểm và hậu quả có thể xảy ra là:

– Khi trời mưa có sấm sét, trú mưa dưới gốc cây to rất nguy hiểm, vì gốc cây to dễ bị nhiễm điện do sấm sét, nguy cơ bị điện giật rất cao.

– Đi bơi một mình, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp sự cố không mong muốn lúc bơi.

– Khi đi 1 mình nơi vắng người, có thể sẽ gặp người lạ và sẽ bắt cóc, bị lừa chiếm đoạt tài sản hay xâm hại tình dục…

– Đến trường bị các bạn trêu đùa và dần dần sẽ bị trầm cảm và ảnh hưởng xấu đến tinh thần.

2. Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên:

– Khi đi đường gặp mưa to, không nên trú mưa dưới gốc cây to hoặc đi ô có cán sắt, hãy ghé vào nhà bên đường để trú mưa hoặc trú dưới mái hiên đợi tạnh mưa rồi đi tiếp.

– Không nên đi bơi một mình, hãy tập bơi ở bể bơi có huấn luyện viên, thầy giáo hoặc có người lớn dạy bơi.

– Không nên đi đường 1 mình, hãy rủ bạn bè đi cùng hoặc đi cùng bố mẹ, người lớn để được bảo vệ; tránh tiếp xúc, nhận đồ từ người lạ không quen biết, người có ý đồ xấu.

– Đến lớp hòa đồng với bạn bè, nếu bị bắt nạt phải báo với thầy cô.

3. Tình huống nguy hiểm là: những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Câu hỏi khám phá 2:

Câu 1

Minh là một học sinh lớp 6A3. Bạn ấy khá hài hước nhưng hay đùa giỡn quá mức với bạn bè. Lần nào xếp hàng di chuyển lên cầu thang vào lớp, Minh cũng xô đẩy các bạn, kể cả với những bạn nữ.

– Nếu là bạn học cùng lớp với Minh, em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm từ sự đùa nghịch của Minh?

Phương pháp giải:

Phân tích tình huống, tính chất nguy hiểm của việc hay xô đẩy khi di chuyển lên cầu thang kết hợp kiến thức bản thân trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

Nếu là bạn học cùng lớp với Minh em sẽ khuyên Minh không nên xô đẩy, đùa nghịch như vậy, vì hành động xô đẩy có thể làm các bạn bị ngã, gây nguy hiểm cho các bạn.

Câu 2

  Vào giờ chơi, Nam rủ một nhóm bạn trong lớp cùng ném vào tổ ong trên cành cây của khu vườn sát bên bờ rào của trường.

– Hành động của Nam và cách bạn có thể dẫn đến những hậu quả gì?

– Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?

Phương pháp giải:

Phân tích mức độ nguy hiểm của tình huống khi trêu trọc tổ ong của nhóm bạn, kết hợp liên hệ thực tế để trả lời.

Hướng dẫn giải:

Hành động của Nam và các bạn có thể dẫn đến hậu quả là: bị ong đốt, nguy hiểm đến sức khỏe.

– Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ không tham gia cùng Nam và em sẽ ngăn cản các bạn không nên chọc phá tổ ong.

Câu hỏi khám phá 3:

Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm:

Chọn phương án ứng phó hiệu quả

– Liệt kê các bước ứng phó

– Nhận diện tình huống nguy hiểm

– Bình tĩnh suy nghĩ

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, tiến hành phân tích các bước ứng phó phù hợp để sắp xếp

Hướng dẫn giải:

Sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?

1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.

2. Bình tĩnh suy nghĩ.

3. Liệt kê các cách ứng phó.

4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.

 Luyện tập

Sau bài học các em cần nắm được các yêu cầu sau: + Nêu được một số tình huồng nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em. + Liệt kê các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

+ Thực hành các cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1: Như thế nào là tình huống nguy hiểm?

    • A.
      Tình huống nguy hiểm là tham gia giao thông
    • B.
      Tình huống nguy hiểm là những hoạt động vui chơi ngoài trời
    • C.
      Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
    • D.
      Đáp án khác
  • Câu 2: Tình huống nào được coi là tình huống nguy hiểm?

    • A.
      Đi chơi công viên
    • B.
      Thả diều ngoài bãi đất trống
    • C.
      Thả diều dưới đường dây điện
    • D.
      Cả 3 trường hợp trên
  • Câu 3: Trên đường đi học về Lan phát hiện có người đàn ông cố tình đi phía sau mình. Nếu em là Lan em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?

    • A.
      Đi thật nhanh đến khu có đông người để lẩn trốn.
    • B.
      Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn xung quanh có thể.
    • C.
      Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn xung quanh có thể, sau đó báo với ba mẹ để được bảo vệ.
    • D.
      Im lặng và mặc kệ.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 3 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 30 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 trang 30 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 trang 30 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 4 trang 31 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 5 trang 31 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 6 trang 31 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 7 trang 32 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6