Thụ thụ bất thân là gì

Ngày nay khi nhắc đến câu nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân”, mọi người thường sẽ nghĩ rằng: “bây giờ là thời đại nào rồi mà còn lấy ra để nói?”. Câu nói tưởng chừng như lạc hậu, lỗi thời, nhưng đây từng là lễ nghi quan trọng trong thời đại xưa.

Trong một xã hội cởi mở, nền văn minh, văn hóa được giao thoa khắp nơi, khi đến cả học sinh tiểu học, thậm chí cả trẻ em mẫu giáo cũng có sự tò mò với tình yêu nam nữ và biết làm quen với nó, nếu phụ huynh không cẩn thận quan sát, sao sát con trẻ kỹ lưỡng. Còn với những trẻ vị thành niên thì những việc về giới tính, tình cảm nam nữ không hề lạ lẫm với chúng, thậm chí có lúc chúng còn nói những câu chuyện cười đồi bại, tục tĩu về các vấn đề này cứ như thể đó là những kỹ năng giao tiếp cơ bản bình thường giữa những đứa trẻ mới lớn ấy. Vậy, thử hỏi còn có bao nhiêu người còn quan tâm đến câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” và giá trị của nó còn được bao nhiêu trong thời đại ngày nay?Nội dung hàm nghĩa của câu “Nam nữ thụ thụ bất thân”

Đối với mối quan hệ giữa nam và nữ, cổ nhân xưa luôn rất coi trọng và có sự nghiêm khắc về giới hạn và quy phạm. “Nam nữ thụ thụ bất thân” là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của Nho giáo. Những điều này đều đã được ghi chép tường tận tại những cuốn sách như: “Lễ Ký” và “Nữ Luận Ngữ” và được thể hiện rõ nét trong xã hội xưa.

Bạn đang xem: Nam nữ thụ thụ bất tương thân

Thụ thụ bất thân là gì

Người đàn ông và người đàn bà thời xưa khi trao cho nhau cái gì, hay nhận của nhau cái gì đều không trực tiếp đưa tận tay, cũng không được chạm vào nhau, mà phải thông qua các hình thức gián tiếp khác. Hai chữ “thụ – thụ” trong câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” có sự trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” nghĩa là trao cho, một chữ “thụ” là nhận.

Ví dụ như, nếu hai người nam nữ muốn mời nhau ăn trầu, thì người têm trầu là nữ sẽ xếp trầu đã được têm vào cơi trầu rồi đặt giữa bàn, khách là nam giới sẽ tự lấy lên mà ăn. Trong xã hội xưa với những lễ giáo phong kiến thật khắt khe, thì việc tỏ tình yêu đương trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau, hoặc qua những dòng thơ tâm tình mà thể hiện nỗi niềm của mình.

Với những người phương Tây được giáo dục theo lối sống phóng khoáng, cởi mở, thì từ trẻ nhỏ cho đến người cao tuổi những chuyện bắt tay nhau theo phép lịch sự khi mới gặp, hay nhảy với nhau là chuyện hết sức bình thường. Nhưng với những người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung, thì nếu nam, nữ chẳng may vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn, kể cả hai bên không có sự quen biết nhau từ trước đó.

Xem thêm: Chân Co Giật Khi Ngủ Hay Bị Giật Chân Tay Chân Khi Ngủ Ở Người Trưởng Thành

Trong xã hội thời ấy, nếu người đàn ông có thái độ suồng sã thì sẽ bị những người con gái chính chuyên, mực thước xa lánh, thậm chí coi thường, dè bỉu. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ bị cho là lẳng lơ, không giữ gìn trinh tiết, sống đúng với quy chuẩn thì sẽ bị cả xã hội lên án, người dân khắp nơi dèm pha làm thành câu chuyện thì cuộc đời của người đó sẽ khốn khổ, khó tìm được tấm chồng tốt để gửi gắm. Chính vì vậy, mà từ rất lâu trong giới quý tộc sẽ thường “cấm cung” và giáo dục con gái mình sớm hình thành nên sự ngăn cách giới tính ngay từ khi còn thơ ấu, thậm chí câu nói “Nam nữ thụ thụ bất thân” đã ăn sâu vào tiềm thức của họ và trở thành chuẩn mực không thể chối cãi.

Bởi vậy, vào thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và nếu có đi học thì con trai với con gái vẫn phân biệt và phải ngồi riêng theo từng khu của mình. Nếu trai gái đi cùng nhau, hoặc vui chơi với nhau cũng sẽ bị bạn bè cùng lứa chế nhạo, phụ huynh ngăn cấm. Thậm chí, ở những nơi có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải, nam nữ chơi đùa ở khu riêng biệt chứ không được đùa vui ở cùng một chỗ.

“Nam nữ thụ thụ bất thân”, nếu như lý giải một cách không cứng nhắc theo chữ nghĩa bề mặt, theo lối suy nghĩ của hiện đại thì tinh hoa của lễ nghi này chính là yêu cầu về việc kết giao giữa nam và nữ. Theo đó, nam nữ khi quyết định đi đến sự kết giao với nhau thì bắt buộc phải thật sự nghiêm túc, tuyệt đối không thể tùy tiện, hay tùy ý, phóng túng.

Mối quan hệ giữa nam nữ xưa và nay qua câu “Nam nữ thụ thụ bất thân”

Trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta luôn đề cao khẩu hiệu “nam nữ bình quyền”, “giải phóng phụ nữ”, cho nên quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất thân” bị cho là lạc hậu, ngu muội, tàn dư của xã hội thời phong kiến, là điều trói buộc tư tưởng của con người, sớm đã bị vứt vào đống rác của lịch sử.

Vietnamese[edit]

Etymology[edit]

Sino-Vietnamese word from 男女授受不親

Pronunciation[edit]

  • (Hà Nội) IPA(key): [naːm˧˧ nɨ˦ˀ˥ tʰu˧˨ʔ tʰu˧˨ʔ ʔɓət̚˧˦ tʰən˧˧]
  • (Huế) IPA(key): [naːm˧˧ nɨ˧˨ tʰʊw˨˩ʔ tʰʊw˨˩ʔ ʔɓək̚˦˧˥ tʰəŋ˧˧]
  • (Hồ Chí Minh City) IPA(key): [naːm˧˧ nɨ˨˩˦ tʰʊw˨˩˨ tʰʊw˨˩˨ ʔɓək̚˦˥ tʰəŋ˧˧]

Phrase[edit]

nam nữ thụ thụ bất thân

  1. (Confucianism) appropriately, unless related by blood or marriage, men and women should not hand things to each other directly
  2. (usually humorous) appropriately, unless related by blood or marriage, men and women should avoid physical contact
    • 2009, Vũ Thuợng, "Nắm tay và hơn thế nữa (Holding Hands and Even More)" Tuổi Trẻ (Youth) Online Ở thời buổi này mà còn bảo “nam nữ thụ thụ bất thân” thì còn xưa hơn Diễm. Vì con trai con gái tuổi teen bây giờ đã coi những tiếp xúc nam nữ là gì đó rất đương nhiên. In this day and age, to teach “nam nữ thụ thụ bất thân” (men and women should not physically contact when giving and taking [things]) is even further in the past than Diễm (of the Past). For teenaged boys and girls nowadays have considered physical contacts between men and women to be a matter very of course.