Thực tiễn quản lý chương trình môn học

Anh chị cho tôi hỏi kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường cấp tiểu học năm 2022 cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Căn cứ theo Mục I Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn về mục đích, yêu cầu xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học như sau:

“I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Yêu cầu
a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường.
b) Kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm học của địa phương và các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.”

Theo đó, mục đích, yêu cầu của kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học được quy định như trên.

Đảm bảo phẩm chất và năng lực theo chương trình môn học, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh?

Căn cứ theo tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục II Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn về kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đối với nhà trường cấp tiểu học như sau:

“II. NỘI DUNG
1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường
a) Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.
b) Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Phụ lục 1 và đảm bảo các nội dung sau:
- Kế hoạch thời gian tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn, đảm bảo tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình cấp tiểu học; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
- Đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, tham quan, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa địa phương,..., Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.
- Kế hoạch giáo dục của nhà trường được ban hành và báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 8 hằng năm.
2. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.
b) Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Phụ lục 2; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế.”

Theo đó, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường cấp tiểu học cần đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.

Thực tiễn quản lý chương trình môn học

Kế hoạch giáo dục cấp tiểu học năm 2022: Đảm bảo phẩm chất và năng lực theo chương trình môn học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và học sinh? (Hình từ internet)

Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn về kế hoạch bài dạy của nhà trường cấp tiểu học như sau:

“3. Kế hoạch bài dạy
a) Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết.
b) Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được tổ chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo Phụ lục 3.”

Như vậy, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường cấp tiểu học cần đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch giáo dục
Thực tiễn quản lý chương trình môn học

Kế hoạch giáo dục
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kế hoạch giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thực tiễn quản lý chương trình môn học

                                                       BÁO CÁO

Tổng kết đánh giá triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo

              Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

1. Khái quát chung về tình hình địa phương

Phường Bắc Sơn là phường trung tâm của Thành phố Tam Điệp; phường có 18

 tổ dân phố, có diện tích tự nhiên là 3,7km2 với 3567 hộ dân và 12485 nhân khẩu.

 Trong đó dân số độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi là 1 777 em. Nghề nghiệp chủ yếu của 

nhân dân địa phương là kinh doanh nhỏ, công chức nhà nước, lực lượng vũ trang 

và một số công nhân viên chức nghỉ hưu; Thu nhập bình quân đầu người

 trong phường đạt khoảng 33 triệu đồng/người/năm toàn phường có 7 hộ nghèo và 

17 hộ cận nghèo

2.Thuận lợi, khó khăn

* Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục 

và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ 

của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.

Lực lượng giáo viên đa số đều nhiệt tình, tự giác trong khi tham gia các hoạt động giáo dục.

 Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy lớp 1 đều hoàn thành chương trình tập huấn về

 Chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa

 trường chọn giảng dạy cho năm học 2020-2021.

100% Học sinh đã có đủ sách để học.

* Khó khăn

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 nên đầu năm học không có nhiều thời gian chuẩn

 bị tâm thế và không có Tuần làm quen; cuối năm học phải dạy chạy chương trình để 

kết thúc chương trình trước 10/5 ( sớm hơn 2 tuần so với kế hoạch )

Một số lớp có số học sinh vượt theo quy định, số HS khuyết tật nhiều.

Học sinh các lớp hầu hết là con em công nhân, còn một bộ phận phụ huynh ít quan tâm 

phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục con em tại gia đình.

Thiết bị dạy học cho giáo viên lớp 1 đến tuần học 25 mới có

II. CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO 

KHOA THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐỐI VỚI LỚP1.

          1. Công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1

a) Chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch giáo dục, chuẩn bị ngân sách hàng năm, huy động các 

nguồn hợp pháp thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục 

phổ thông đối với lớp 1.

Công tác chỉ đạo, Xây dựng Kế hoạch giáo dục thực hiện quy chế chuyên môn của lãnh 

đạo trường, tổ chuyên môn, giáo viên nghiêm túc, có thống nhất, đạt hiệu quả; thực hiện

 chương trình, kế hoạch, nội dung giảng dạy đúng quy định của ngành, phù hợp điều kiện

 nhà trường; kế hoạch chỉ đạo, tổ chức dạy học các môn học của nhà trường được xây

 dựng, điều chỉnh phù hợp với chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên và điều kiện thực tế 

của nhà trường, địa phương

b) Ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp.

Nhà trường đã triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động giáo dục đảm bảo theo 

quy định. Năm học 2020-2021 nhà trường đã ban hành các văn bản thực hiện công tác 

quản lý, chuyên môn triển khai các hoạt động giáo dục đảm bảo đúng sự chỉ đạo của các

 cấp, ngành đạt kết quả tốt. (Kế hoạch tổ chức dạy học lớp 1 theo Chương trình Giáo dục

 phổ thông năm 2018. Năm học 2020-2021.Kế hoạch Triển khai thực hiện nội dung giáo

 dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông. Kế hoạch Truyền thông về Giáo

 dục và Đào tạo năm 2021; Kế hoạch vận động tài trợ….)

2. Chuẩn bị về đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp1.

a) Bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo 

khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học năm học 2020-2021.

Thực hiện theo chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục trong thời gian qua,

 nhà trường đã lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 có trình độ đào tạo chuẩn, chuyên 

môn vững vàng, có kinh nghiệm lâu năm dạy lớp 1.

 Tính đến thời điểm hiện tại nhà trường có: 08 giáo viên chủ nhiệm 08 lớp 1; có đủ giáo

 viên bộ môn: Âm nhạc, GDTC, Mỹ thuật, Tiếng Anh.

b) Đào tạo, bồi dưỡng (thường xuyên; tổ chức tập huấn,…) đội ngũ giáo viên, cán bộ 

quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ 

thông 2018 cấp tiểu học, đặc biệt đối với giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.

100% giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, kĩ 

thuật, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Đủ điều

 kiện dạy lớp 1 theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục.

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GDĐT và Phòng GDĐT, nhà trường đã cử giáo viên cốt cán, 

giáo viên dự kiến dạy lớp 1 năm học 2020-2021 tham dự các lớp tập huấn do Bộ giáo dục,

 Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức ;

* Cụ thể số CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn:

Lớp tập huấn do Bộ tổ chức: 1 đ/c CBQL. 01 giáo cốt cán

Lớp tập huấn do Sở tổ chức: 03 CBQL, 01 giáo cốt cán ; GV lớp dạy lớp 1: 8 GV văn hóa, 

 GV Tiếng Anh, Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật

Nhà trường tổ chức tập huấn Thông Tư 27/2020/ của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá

 học sinh tiểu học; Thông tư 28/2020/BGD & ĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học. Tổ

 chức sinh hoạt chuyên môn theo theo đúng hướng dẫn của công văn 1315, theo hướng nghiên 

cứu bài học, theo chuyên đề thường xuyên,…cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức các chuyên

 đề về Phương pháp dạy học Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm

3. Chuẩn bị về cơ sở vật chất thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp1.

Nhà trường đã chủ động tu sửa cơ sở vật chất phòng học, đầu tư trang thiết bị cơ bản để 

phục tốt cho công tác giảng dạy lớp 1. Tính đến thời điểm hiện tại trường có:

8 phòng học của 8 lớp 1, phòng học khang trang, sạch đẹp và thoáng mát đảm bảo đúng yêu 

cầu của ngành giáo dục.

Trang bị 1 tivi / 1 lớp để giáo viên dạy sách điện tử và ứng dụng các chương trình CNTT khác 

phục vụ cho việc giảng dạy.

Trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học lớp 1

 theo yêu cầu chương trình 2018.

Sân thể được được lát cỏ nhân tạo; có trang thiết bị vận động như cột lưới bóng đá, bóng rổ,

 đá cầu…

Có các phòng học chức năng: phòng âm nhạc, phòng Tiếng Anh, phòng trải nghiệm 4.0. 

Trang bị thiết bị cho phòng dạy Tiếng Anh, phòng dạy Kĩ năng sống (Ti vi, loa đài) để phục

 vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả.

Mua 1 bộ tăng âm loa đài , 3 loa kéo để tạo điều kiện cho GV thực hiện có hiệu quả các 

tiết dạy HĐTN và các hoạt động giáo dục khác.

Mua bảng lớp và các trang thiết bị khác theo yêu cầu.Thiết bị dạy học theo quy định tương

 đối đầy đủ(thiết bị, đồ dùng dạy học,…)

4. Chuẩn bị về sách giáo khoa thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.

Tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT.

Chỉ đạo, hướng dẫn CBGL, GV thực hiện việc lựa chọn sách đảm bảo đúng theo Thông

 tư 01/2020/TT-BGDĐT; Tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Ninh

 Bình ban hành kèm theo Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 12/5/2020; Công 

văn số 470/SGDĐT-GDTH ngày 12/5/2020 của Sở GD&ĐT về việc lựa chọn SGK lớp 1 

năm học 2020-2021.

100% học sinh lớp 1có đầy đủ sách giáo khoa và thiết bị học môn Toán và Tiếng Việt.

100% giáo viên có đủ SGK. Sách tham khảo của bộ sách mà trường lựa chọn. Nhà trường 

mua đủ các đầu sách của các bộ còn lại để Gv tham khảo thêm.

Tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1.

Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lí, giáo viên và trưởng ban phụ

 huynh học sinh của các lớp để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT2018 và giới 

thiệu chương trình lớp 1 năm học 2020-2021 theo chương trình GDPT2018; 

Nhà trường tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy học  các môn học như Tiếng Việt, Toán

, Âm Nhạc…

Tham gia nghiên cứu, góp ý vào Tài liệu Giáo dục địa phương lớp . Tổ chức dạy thực 

nghiêm Chương trình GDĐP tỉnh Ninh Bình.

III.KẾT QUẢ THỰC HIỆN

       1.Thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.

a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, 

hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, nội dung

 đáp ứng yêu cầu cần đạt theo Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục

 phổ thông 2018 đối với lớp 1 tại nhà trường.

100% học sinh được học 2 buổi / ngày; thời lượng đúng quy định theo  Chương trình 

giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học năm học 2020-2021đối với lớp1.   

Kế hoạch dạy học : được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, đảm bảo phân bố hợp lý

 giữa các nội dung giáo dục; Thời khóa biểu sắp xếp khoa học, phù hợp thực tế của nhà

 trường, đúng hướng dẫn của cấp trên.

Nhà trường thực hiện nghiêm, đúng kế hoạch.Các hoạt động giáo dục của nhà trường 

được cha mẹ học sinh và nhân dân đồng tình. Nhà trường luôn cha mẹ học sinh quan tâm

 và có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất đã  tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động

 hiệu quả. So với kế hoạch đầu năm học, nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Nhà trường triển khai dạy học tích hợp chương trình GD ĐP lớp 1 và GDATGT, …. 

Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối 1 theo hướng dẫn tại

 văn bản số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 có hiệu quả.

b) Tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm

 chất, năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH

 ngày 16/4/2020.Chỉ đạo Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2 lần / tháng; tổ chuyên

 môn thực hiện nghiêm túc sinh hoạt chuyên môn theo nghiêm cứu bài học thực hiện 

dầy đủ 4 bước. Sau mỗi chuyên đề nhà trường tổ chức cho giáo viên trao đổi, chia sẻ tập

 trung vào hoạt động của học sinh, cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh,…rút kinh

 nghiệm và áp dụng phù hợp với từng lớp

c) Thực hiện đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học.

Đánh giá, khen thưởng học sinh theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT-GDTH

 ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với lớp 1.  

Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình

 thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện 

và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, 

các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng 

phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh đánh giá theo đúng quy định.  

Khen thưởng học sinh chính xác công bằng có giá trị thúc đẩy học sinh vươn lên trong học

 tập và rèn luyện

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập 

của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, giành nhiều thời gian cho giáo viên quan

 tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

d). Thực hiện đổi mới quản trị nhà trường trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, 

sách giáo khoa lớp 1.

Nhà trường giao quyền tự chủ cho giáo viên; Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá 

các bản mẫu sách giáo khoa để đề xuất với tổ chuyên môn lựa chọn theo quy định.Tham 

gia góp ý vào xây dựng sách Giáo dục địa phương…

GV được tự chủ chuyên môn, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

 các lớp với những điều kiện khác nhau có thể thực hiện chương trình theo kế hoạch khác

 nhau, để phù hợp với học sinh, điều kiện của lớp, có thể điều chỉnh bài học trong bao 

nhiêu tiết, tùy vào nhận thức của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy-học  

          2. Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa đối với học

 sinh lớp 1.

Chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết,

 tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng

 thầy cô phần lớn học sinh đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra.

Cụ thể ( Phụ lục đính kèm )

IV. Đánh giá chung (tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm)

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực

 tiễn của trường; đảm bảo tỷ lệ 1,0 phòng học/lớp; không gian trường, lớp được quan tâm 

vệ sinh, trang trí sạch đẹp, hấp dẫn, đã mua sắm đủ bộ thiết bị tối thiểu môn Toán, tiếng

 Việt cho học sinh lớp 1.  100% cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 hoàn thành chương trình 

bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nền nếp dạy học ổn định, tạo được sự chủ động,

 tự tin trong học tập cho học sinh lớp l đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục. 

Tuy bước đầu gặp một vài khó khăn nhưng chương trình GDPT lớp 1mới đã giúp học sinh 

và giáo viên năng động, sáng tạo hơn.

Cha mẹ học sinh đồng lòng ủng hộ tạo được niềm tin trong nhân dân.

* Tồn tại, hạn chế:

Việc mua sắmThiết bị dạy học cho giáo viên còn chậm ( Tuần học 25 mới có). Trang thiết bị

 hiện đại còn thiếu nhiều.

 Còn 4 lớp có Sĩ số học sinh/ lớp vượt quy định.

 Chữ viết của một bộ phận học sinh chưa đẹp.

Việc cấp tài khoản cho GV tham gia học các modun còn chậm. Đến thời điểm 4/5/2021

  GV chưa học được các modun1,2,3 do chưa có tài khoản

* Nguyên nhân: Số HS trong một lớp vượt quy định ; Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 

nên chưa có nhiều thời gian luyện viết cho các em vào cuối năm học.

* Bài học kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về tổ chức thực hiện đổ

i mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông xác định rõ trọng tâm trọng điểm 

nội dung tuyên truyền theo lộ trình của chương trình GDPT 2018

Chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản

 lý, tăng cường quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với

 việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở 

giáo dục.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

- Không chủ quan, cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch phải đảm bảo an toàn 

cho học sinh, phải dạy học an toàn trong điều kiện COVID-19 bùng phát.

- Chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho chương trình dạy lớp

 2 trong năm học tới.

- Lập kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên có đầy đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu dạy lớp 2 theo

 quy định hiện hành.

- Tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để 

giáo viên tiếp cận trước những phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng 

lực học sinh.

- Tiếp tục cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn tại Sở Giáo dục và Đào tạo, tại 

Thành phố để về tập huấn lại cho giáo viên dạy lớp 2.

VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh:  Không

2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Đẩy nhanh tiến độ cấp tài khoản cho GV học các modun

 theo chương trình GDTX của BGD. Liên kết  với nhà sách, chuẩn bị đầy đủ nội dung sách

 giáo khoa điện tử để giáo viên thuận lợi hơn trong việc giảng dạy, học sinh cũng tiếp thu

 kiến thức tốt hơn.

3. Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố: bố trí sắp xếp đội ngũ GV ngay từ tháng 7, chậm

 nhất tháng 8, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đảm bảo đủ 1 giáo viên tiểu học/lớp. Bổ 

sung thêm nguồn ngân sách để nhà trường tổ chức các HĐGD; mua sắm thiết bị dạy học.

4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các buổi chuyên đề để CB,GV trao đổi chuyên

 môn giữa các trường. Chủ động tham mưu UBND thành phố để tăng cường GV. Đồng thời 

rà soát cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên thiết 

bị dạy học tối thiểu cho lớp 2, theo TT 43 của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với 

các cơ quan báo, đài địa phương, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư luận,

 tạo niềm tin của xã hội.

Thực tiễn quản lý chương trình môn học