Tôn điện anh là ai

Trong thời kỳ hiện đại, nổi tiếng nhất là vụ đào lăng mộ Càn Long và Từ Hi thái hậu với quy mô chưa từng có, do tướng quân phiệt Tôn Điện Anh cầm đầu. Tôn Điện Anh và đồng bọn đã nhổ hết răng của Hoàng đế Càn Long và lột sạch quần áo của Từ Hi thái hậu.

Tôn điện anh là ai

Thanh Đông Lăng là nơi chôn cất của 5 vị hoàng đế Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị, cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa triều đại nhà Thanh. Trong lúc thời thế loạn lạc, việc canh giữ lăng trở nên lỏng lẻo, tạo cơ hội ngàn vàng cho đám mộ tặc Tôn Điện Anh tung hoành.

Từng là kẻ mưu mô trong giới giang hồ, Tôn Điện Anh biết hắn không có nhiều thời gian, không thể lục tìm toàn bộ Đông Lăng. Vì thế, Tôn đã lựa chọn hai lăng mộ hoành tráng nhất là vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu. Khi còn sống, đây là hai người có cuộc sống xa hoa, hẳn đồ tùy táng sẽ vô cùng nhiều và quý.

Đột nhập lăng Càn Long

Vào tháng 7/1928, gã lấy cớ diễn tập quân sự để đưa quân vào Thanh Đông lăng. Sau khi vào được bên trong, nhóm của Tôn Điện Anh dùng thuốc nổ phá cửa tiến vào Thanh Dụ Lăng.

Tôn điện anh là ai

Tôn Điện Anh cùng đồng bọn lấy đi vô số đồ tùy táng bằng vàng, bạc, ngọc ngà châu báu, thư pháp, tranh cổ.... Trong số này có cả thanh Cửu Long bảo kiếm quý giá của vua Càn Long. Không những vậy, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu còn hủy hoại thi hài hoàng đế Càn Long. Chúng mở nắp quan tài để đưa thi hài nhà vua ra bên ngoài.

Tiếp đến, Tôn Điện Anh nhổ hết răng của vua Càn Long để lấy một bảo vật đặt trong miệng. Đó chính là viên ngọc Tây Tạng. Người xưa đặt ngọc vào trong miệng nhằm giúp thi hài nguyên vẹn theo thời gian Khung cảnh chúng ra sức lấy viên ngọc được đặc tả lại vô cùng kinh khủng: 1 tên giữ đầu thi thể, 2 tên dùng sức nắm chặt bím tóc, sức nắm mạnh đến nỗi làm cho tóc của vua Càn Long bị văng ra khỏi đầu. Thật sự là không có từ ngữ nào lột tả được hết sự hung hăng, tàn bạo của bè lũ trộm mộ Tôn Điện Anh.

Tôn điện anh là ai

Đột nhập lăng Từ Hi Thái hậu

Để tìm được lối vào lăng mộ đầy kho báu này, Tôn Điện Anh đã tìm đến một người thợ đá già ở địa phương - người này trước kia từng tham gia xây dựng lăng nên hiểu rất rõ vị trí sắp đặt bên trong. Lúc đầu người thợ đá cũng không dám khai ra vì sợ phạm trọng tội nhưng Tôn dọa sẽ hại chết người con trai duy nhất của ông nên người thợ đá già đành tuân theo.

Mặc dù tìm thấy cửa, bính lính đều phải bất lực trước tầng đá hoa cương được quét hồ gạo nếp vững chắc. Mặc cho chúng ra sức đào đục, cửa lăng vẫn không hề suy suyển. Tôn Điện Anh điên tiết, ra quyết định táo tợn chưa từng có là công khai cho nổ bom để phá lối vào lăng mộ.

Tôn điện anh là ai

Sau khi lấy sạch châu báu bên ngoài, binh lính của Tôn Điện Anh đã dùng búa, nạy bật tung nắp quan tài, lấy những món bảo vật như chăn gấm nạm ngọc trai, mũ phượng... Ngay cả viên dạ minh châu Thái hậu đang ngậm chặt trong miệng cũng bị chúng cạy ra. Sau cùng, Tôn Điện Anh còn thô bạo ném thi thể Thái hậu sang một bên, lột sạch phụng bào trên người bà.

Tôn điện anh là ai

Theo ước tính, giá trị của những cổ vật bị Tôn Điện Anh cướp từ Thanh Đông lăng năm 1928 có thể lên tới 100 triệu nhân dân tệ. Nhưng mặc cho sự phẫn nộ của muôn dân, Tôn Điện Anh lại chẳng phải chịu bất cứ hình phạt đáng kể nào. Hắn vẫn bình an vô sự cho đến khi bị Quân đội nhân dân Trung Quốc bắt giữ.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

TÔN ĐIỆN ANH

Ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái hậu qua đời, thi thể của bà được hạ táng tại Đông lăng. Khi hạ táng Thái hậu, có vô số ngọc ngà châu báu được xếp thành từng núi bên trong quan tài và trong lăng mộ của bà. Và cũng chính vì số ngọc ngà châu báu này mà đã xảy ra vụ "trộm mộ Đông Lăng" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc do Tôn Điện Anh cầm đầu.

Tháng 7/1928, khoảng gần 20 năm sau sau khi Từ Hi Thái hậu được hạ táng, một nhánh quân phiệt do Tôn Điện Anh cầm đầu tiến đến phá hỏng giấc ngủ ngàn thu của Thái hậu trong địa cung, còn nhánh khác tiến về Dụ lăng của Càn Long Đế. Bọn chúng phá mở quan tài, cướp đoạt châu báu, khiến một số lượng lớn vật phẩm quý giá lưu lạc ra nước ngoài, gây ra tổn thất to lớn đối với lịch sử văn vật Trung Quốc.

Tôn điện anh là ai
https://dulich.petrotimes.vn/

Bấy giờ, đội quân do Tôn Điện Anh dẫn đầu là nhánh quân do Quốc dân quân cử ra để tiêu diệt bọn thổ phỉ. Trên đường đi, Tôn Điện Anh bị sự tráng lệ, giàu có của Đông lăng thu hút, vì muốn cướp vàng bạc trong đó nên đã nghĩ ra cách trộm mộ.

Để che giấu tai mắt của người khác, Tôn Điện Anh lấy cớ là quân đội cần diễn tập, điều nhóm lính canh gác lăng ít ỏi đi chỗ khác, sau đó bắt đầu chuẩn bị thực hiện hành vi trộm cắp của mình.

Lối vào lăng mộ của Hoàng thất đều vô cùng bí mật, kín đáo, chính là để phòng ngừa bọn trộm mộ đến đánh cắp. Ban đầu, nhóm Tôn Điện Anh không thể tìm ra được lối vào địa cung, bọn chúng đào bới lung tung, phá dỡ nhiều nơi nhưng vẫn chẳng thể tìm được lối vào.

Cho dù là lăng mộ Càn Long Đế hay lăng mộ của Từ Hi Thái hậu, thì lối vào đều cực kỳ kiên cố, là những cánh cửa "kim cương", muốn mở ra cũng chẳng phải chuyện dễ dàng. Nhóm người Tôn Điện Anh với tâm địa tham lam đã trực tiếp dùng thuốc nổ để cho nổ tung lối ra vào, chính vì thế cả hai lăng mộ đều có dấu vết bị thuốc nổ phá hỏng.

Sau khi bọn chúng dùng bạo lực phá hỏng quan tài của Từ Hi, đã bị vô số châu báu vàng bạc trong đó làm cho lóa mắt. Cho nên, bọn cướp điên cuồng vơ vét cướp bóc sạch sẽ trân bảo chôn trong quan tài, thi thể của Từ Hi cũng vì vậy mà bị phá hoại.

Theo các nhân viên phục hồi cho biết, ở vùng miệng của Thái hậu có một vết rạch, vết rạch đó là do khi Tôn Điện Anh muốn cướp viên Dạ minh châu trong miệng bà gây ra, thậm chí ngay cả đồ tùy thân như mũ phượng, áo choàng... đều bị cướp sạch, thi thể Từ Hi sau đó còn bị bọn chúng quăng ở cạnh quan tài.

Dụ lăng của Càn Long Đế cũng bị phá hoại nghiêm trọng, địa cung vốn đã có nước đọng bên trong, sau khi bảo vật bị cướp sạch, xương cốt của Càn Long Đế còn bị thất lạc theo dòng nước.

Còn di thể của Hiếu Hiền Hoàng hậu cùng ba vị Hoàng phi cũng đều thất lạc mỗi chỗ một nơi, chỉ duy có Hiếu Nghi Hoàng hậu bởi vì di thể chưa thối rữa nên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Sau khi vụ việc bị lộ ra, dư luận cả nước sục sôi, đặc biệt là con cháu Hoàng thất còn lại của nhà Mãn Thanh, họ vô cùng tức giận khi lăng mộ tổ tiên bị trộm, thi thể tổ tiên bị hủy, yêu cầu nghiêm trị tội trộm mộ của Tôn Điện Anh.

Nhưng Tôn Điện Anh bởi vì muốn thoát tội, đã đem số bảo vật trộm được tẩu tán khắp nơi, ngược lại còn tìm một cái cớ đường hoàng để biện minh rằng: "Người Mãn Thanh hại tổ tiên 3 đời của ta, trộm phá mộ cũng chỉ vì muốn báo thù, là việc bất đắc dĩ phải làm".

Sau đó, dưới sự hòa giải của các bên, kẻ trộm mộ Đông Lăng Tôn Điện Anh cũng thoát khỏi sự trừng phạt. Sau vụ trộm mộ, Tôn Điện Anh sống ngoài vòng pháp luật hơn 20 năm, cuối cùng bị quân giải phóng bắt được, mất trong trại giam tội phạm chiến tranh năm 1947.

Tôn Điện Anh có người con trai duy nhất là Tôn Thiên Nghĩa. Khác hoàn toàn với người cha của mình, Tôn Thiên Nghĩa là người tài hoa hơn người, ông đã từng đảm nhận chức Hiệu trưởng trường Ngoại ngữ Tây An, Phó Chủ tịch Hiệp hội dịch giả Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội giao lưu giáo dục quốc tế Trung Quốc…

Với những đóng góp và cống hiến của mình, Tôn Thiên Nghĩa được đánh giá là người "cần cù tận tụy, nghiên cứu học vấn chặt chẽ cẩn thận". Hơn thế, ông còn có một thân phận vô cùng đặc biệt, đó là người bảo vệ lăng Hoàng đế.

Tôn Thiên Nghĩa giữ chức Chủ tịch Ngân sách bảo tồn Lăng Hoàng đế, có nhiều cống hiến lớn lao trong công tác bảo hộ văn vật và tu sửa cổ vật.

https://dulich.petrotimes.vn/

Thúy An (t/h)