Tra cic như thế nào

Nợ xấu khiến người vay khó thực hiện được việc vay vốn từ các ngân hàng/công ty tổ chức tài chính. Để tránh mất thời gian, thao tác tra cứu CIC cá nhân sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng quyết định có làm thủ tục, hồ sơ cho vay vốn hay không.

Làm thế nào để tra cứu CIC cá nhân?

  • Vì sao nên check CIC?
  • Hệ thống tra cứu CIC hoạt động như thế nào?
  • Hướng dẫn kiểm tra CIC miễn phí cho khách hàng vay tài chính
  • Bị nợ xấu trên CIC có ảnh hưởng gì không?

Vì sao nên check CIC?

Kiểm tra CIC (Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam) của từng khách hàng trước khi kiểm duyệt cho vay tiền là điều rất cần thiết hiện nay. CIC thực hiện chức năng lưu trữ thông tin lịch sử giao dịch, chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Nơi đây là nguồn dữ liệu để ngân hàng, tổ chức tài chính kiểm tra tình trạng nợ xấu của người vay vốn. Chính vì vậy mà hoạt động check CIC ngày càng trở nên phổ biến.

>> Xem thêm: Các lưu ý quan trọng trong quá trình làm hồ sơ khách hàng

Hệ thống tra cứu CIC hoạt động như thế nào?

Hoạt động của CIC sẽ bắt đầu khi dữ liệu về giao dịch của khách hàng được cập nhật. Bất cứ khách hàng có hồ sơ vay vốn thành công tại ngân hàng hay công ty tổ chức tín dụng nào thì thông tin về khoản vay, hạn mức, thời gian, lịch sử thanh toán và dư nợ đều được tổng hợp và cung cấp cho CIC. 

Có thể xem CIC là một cuốn sổ ghi chép tài chính, ghi nhận sự di chuyển dòng tiền và tình trạng của người sử dụng tiền. Việc tra cứu CIC cá nhân online sẽ cho phép bạn biết tình trạng của người xin vay vốn có đang nợ xấu hay không. Nhờ vào những thông tin này mà bạn dễ dàng biết được khách hàng có nợ xấu và quyết định phê duyệt khoản vay.

Hiện nay, có rất nhiều phương thức giúp bạn tra cứu CIC cá nhân của từng khách hàng. Tính năng check CIC hiện đã được tích hợp trên app Mfast nhằm giúp bạn biết được lịch sử vay vốn và có cơ sở để đánh giá, sàng lọc đối tượng, chọn lọc khách hàng trước khi lên hồ sơ vay hiệu quả cũng như giảm rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhờ đó mang lại sự thuận tiện, tăng tính hiệu quả trong quá trình làm việc và khởi tạo hồ sơ vay vốn.

Các bước kiểm tra sơ bộ thông tin khách hàng được thực hiện như sau:

Bước 1: Tại màn hình trang chủ, bạn chọn “tra cứu thông tin”.

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn “tra cứu kho blacklist”.

Tra cứu thông tin

Bước 3: Nhập thông tin của khách hàng xin cấp vốn.

  • Họ và tên.
  • Số điện thoại.
  • Số CMND/CCCD.

Bước 4: MFast sẽ trả kết quả về mức độ rủi ro của khách hàng.

  • Mức độ rủi ro thấp: Thỏa PCB trong 30 ngày gần nhất.
  • Mức độ rủi trung bình: Không thỏa PCB trong 30 ngày gần nhất.
  • Mức độ rủi trung bình: Thỏa PCB trong 60 ngày gần nhất.
  • Mức độ rủi cao: Khách hàng đang có nợ quá hạn trên 7 tháng tại tổ chức tín dụng khác.
  • Mức độ rủi cao: Khách hàng từng bị từ chối ở tổ chức tín dụng khác trong 15 ngày gần nhất.
  • Không có thông tin: Khách hàng không có trong danh sách blacklist của MFast.

Trả kết quả tra cứu thông tin khách hàng

Với tính năng tra cứu CIC cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng có thêm thông tin để đánh giá hiệu quả của khách hàng trước khi thực hiện lên hồ sơ vay tài chính tại MFast.

>> Xem thêm: Những kỹ năng tuyệt vời được đào tạo khi gia nhập MFast

Bị nợ xấu trên CIC có ảnh hưởng gì không?

Nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào đến vay vốn?

Nợ xấu được CIC phân loại trong quá trình sắp xếp dữ liệu liên quan đến tín dụng. Các khách hàng có nợ xấu thường rơi vào các trường hợp như hình minh họa sau đây:

Phân nhóm nợ xấu hiện nay

Việc phân loại nợ xấu là căn cứ quan trọng để bạn quyết định có nên cho khách hàng vay vốn hay không. Bởi vì trong trường hợp khách hàng rơi vào nợ xấu, điểm tín dụng có thể bị ảnh hưởng nên cơ hội vay vốn được xét duyệt là thấp. Tuy nhiên, tùy vào nhóm nợ xấu sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

>> Xem thêm: Quy định về nợ xấu khách hàng

Trên thực tế, một số đơn vị sẽ hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2 và sẽ không hỗ trợ vay vốn tài chính dưới bất kỳ hình thức nào nếu rơi vào trong nhóm nợ xấu 3 và 5.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được cách thức hoạt động của CIC cũng như nắm rõ cách tra cứu CIC cá nhân cho khách hàng, từ đó có quyết định lên hồ sơ cho khách hàng hay không. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và muốn được biết thông tin chi tiết về cách tra cứu CIC cá nhân thì hãy liên hệ với MFast để được hỗ trợ nhé!

CIC đóng vai trò quan trọng trong ngành tài chính và đây là tổ chức có thể giúp bạn dễ dàng kiểm tra được tình trạng nợ xấu cũng như bạn có vướng mắc nợ xấu trong quá khứ hay không. Vậy CIC là gì, những thông tin về CIC mà bạn cần biết là gì? Hãy cùng Infina tìm hiểu về CIC qua bài viết dưới đây nhé!

  • CIC là gì?
    • Trung tâm CIC là gì? Trung tâm thông tin tín dụng CIC là gì?
  • Chức năng của CIC
  • Những thông tin về CIC mà bạn cần biết
    • Tài khoản CIC là gì?
    • Kiểm tra CIC là gì?
    • CIC trắng là gì?
    • Phí CIC là gì? Phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì?
    • Thông tin cam kết ngoại bảng trên CIC là gì?
  • Cách kiểm tra CIC nhanh nhất
    • Cách kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC online miễn phí 2022
  • Hướng dẫn cách xóa nợ xấu mà bạn cần biết
  • App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu
  • Kết luận

CIC là gì?

Tra cic như thế nào

CIC là viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do vậy có thể gọi tắt CIC là CIC ngân hàng.

Trung tâm CIC là gì? Trung tâm thông tin tín dụng CIC là gì?

Trung tâm tín dụng CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Chức năng của CIC

Tra cic như thế nào

Trung tâm Thông tin Tín Dụng có những chức năng chủ yếu sau đây:

  • Đăng ký tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm mục đích hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thu thập thông tin về nợ xấu của các cá nhân, tổ chức. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng.
  • Ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
  • Yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ để CIC tiến hành chấm điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
  • Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Những thông tin về CIC mà bạn cần biết

Tài khoản CIC là gì?

Tài khoản CIC là tài khoản của một cá nhân, thể hiện mức độ uy tín, tình trạng vay vốn tại hệ thống các ngân hàng trên cả nước cũng như mức nợ xấu của cá nhân đó.

Tài khoản CIC ghi chép hoạt động tín dụng của các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng. Đây là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không.

Kiểm tra CIC là gì?

Check CIC hay kiểm tra CIC là tra cứu thông tin tín dụng của một cá nhân nào đó. Check CIC là cách kiểm tra nợ xấu cá nhân, tra cứu nợ xấu CIC như một quyển từ điển. Ghi chép toàn bộ lịch sử tín dụng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã và đang vay vốn ngân hàng. Định kỳ hàng tháng, CIC sẽ cập nhật dư nợ của khách hàng trên hệ thống. Cho nên các khoản nợ của người vay sẽ được cập nhật chính xác và kịp thời.

CIC trắng là gì?

Pháp luật nước ta đã quy định khá đầy đủ về quyền và nghĩa vụ cần tuân thủ của các chủ thể này. Vậy nên, nếu các khoản cho vay tuân thủ 100% luật định sẽ gọi là tín dụng trắng hay CIC trắng. Mặt khác, 100% sai luật sẽ gọi là tín dụng đen.

Phí CIC là gì? Phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì?

Phí mất cân bằng container với tên tiếng Anh là Container Imbalance Charge (CIC) hoặc Equipment Imbalance Surcharge. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển Container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng.

Thông tin cam kết ngoại bảng trên CIC là gì?

Tra cic như thế nào

Cam kết ngoại bảng là hoạt động chi trả các khoản trả nợ, cấp tín dụng, cam kết thanh toán, hay những hợp đồng phát sinh tỷ giá giữa các khách hàng và ngân hàng trong tương lai nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Bởi nếu mới cam kết chứ chưa thực hiện nên chúng chỉ được ghi nhận ở ngoại bảng (off-balance sheet).

Theo các chuyên gia đánh giá, rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng đến từ nghĩa vụ trả nợ bởi các cam kết giao dịch hối đoái chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cam kết ngoại bảng. Những rủi ro cụ thể sẽ là cam kết bảo lãnh vay vốn (vay thấu chi), cam kết nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác (bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…).

Cách kiểm tra CIC nhanh nhất

Tra cic như thế nào

Bước 1: Truy cập trang web của CIC (cic.org.vn) để đăng ký thông tin.

● Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, chọn nút “Đăng nhập”.

● Nếu chưa đăng ký tài khoản tại CIC, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”.

Bước 2: Tiến hành đăng ký thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.

Tra cic như thế nào

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Sau một ngày làm việc, CIC sẽ xác nhận thông tin, nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả CIC qua email cho khách hàng.

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể sử dụng Ứng dụng để kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân của mình.

Cách kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC online miễn phí 2022

Tải App về điện thoại:

● Với hệ điều hành IOS: iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM

● Với hệ điều hành Android: CIC – Kết nối nhu cầu vay

Tra cic như thế nào

Sau khi tải ứng dụng, bạn cũng đăng ký các thông tin theo hướng dẫn để thực hiện việc tra cứu thông tin tín dụng cá nhân CIC tương tự như cách trên.

Hướng dẫn cách xóa nợ xấu mà bạn cần biết

Sau khi dùng các cách kiểm tra nợ xấu ở phía trên và phát hiện mình có nợ xấu thì nhiều người sẽ có mong muốn xoá nợ xấu. Lúc này, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây:

  1. Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu: Bạn cần nhanh chóng hoàn tất các khoản nợ có giá trị nhỏ dưới 10 triệu đồng. Bởi vì theo luật quy định, những khoản vay, khoản chi tiêu dưới 10 triệu đồng đã tất toán thì sẽ không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan.
  2. Với những khoản vay trên 10 triệu: Những khoản vay trên 10 triệu đồng, bạn cần nhanh chóng trả cả gốc lẫn lãi. Sau khi tất toán, bạn nên yêu cầu ngân hàng, nơi cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Sau 12 tháng, nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng của người vay có thể đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng.
  3. Đối với những khoản nợ lớn: Người vay có 5 năm để hoàn tất các khoản nợ có số tiền lớn. Sau đó hệ thống tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu vẫn có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ.

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Ngoài ra, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay tiền thưởng hấp dẫn lên đến 2 triệu đồng.

TẢI APP NGAY!!!

Tra cic như thế nào
Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!

Kết luận

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới các bạn CIC là gì cũng như cách kiểm tra CIC nhanh nhất và cách để xử lý nợ xấu. Nợ xấu là điều mà không ai mong muốn nhưng nếu bạn đã vô tình vướng phải, bạn cần phải xử lý nhanh chóng nếu không muốn hậu quả khôn lường về sau.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

  • Giải ngân là gì? Quy trình và phí giải ngân khi vay vốn
  • CIR là gì? Vì sao những anh chị em làm ngân hàng đều phải biết đến chỉ số này?
  • Tín dụng đen là gì? Tác hại của tính dụng đen mà các bạn không bao giờ nên dính vào