Trục lgsp là gì

Chức năng của NGSP và LGSP trong kết nối các hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những yêu cầu kỹ thuật về kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập, cụ thể chức năng của NGSP và LGSP trong kết nối các hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Ngọc Hà (01265***)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Chức năng của NGSP và LGSP trong kết nối các hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định tại Điều 17 Thông tư 13/2017/TT-BTTTT quy định yêu cầu kỹ thuật về kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành (có hiệu lực từ ngày 10/08/2017) như sau:

Chức năng của NGSP và LGSP trong kết nối các hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:

- Tiếp nhận, chuyển tiếp yêu cầu dữ liệu, dữ liệu từ các hệ thống thông tin đến cơ sở dữ liệu quốc gia và ngược lại.

- Hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật để đáp ứng sự tương thích về giao thức, định dạng dữ liệu và các yếu tố kỹ thuật khác.

- Các chức năng cần thiết khác theo hướng dẫn của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông theo yêu cầu thực tế.

Trong đó,

- LGSP: là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi một Bộ, ngành, địa phương và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ của Bộ, ngành, địa phương với các hệ thống bên ngoài; mô hình kết nối của LGSP theo kiến trúc Chính phủ điện tử của cơ quan cấp Bộ chủ quản hoặc kiến trúc chính quyền điện tử của cơ quan cấp tỉnh chủ quản phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

- NGSP: là hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối giữa các hệ thống thông tin lớn (hệ thống thông tin quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương), giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh khác nhau hoặc giữa các LGSP; mô hình kết nối của NGSP theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn về chức năng của NGSP và LGSP trong kết nối các hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2017/TT-BTTTT.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn Tỉnh/ Thành phố được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư. Hầu hết các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh/ Thành phố, cấp huyện, cấp xã có triển khai ứng dụng các phần mềm, CSDL phục vụ công tác quản lý và điều hành. Hiện tại các phần mềm này đang vận hành độc lập, chưa kết nối, liên thông dữ liệu qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, việc liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống là vấn đề phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có kiến trúc tổng thể và chuẩn dữ liệu trao đổi thông tin.

LGSP được đưa vào trong Khung kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0 ban hành theo hướng dẫn văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Khung kiến trúc CQĐT các Tỉnh/ thành phố tuân thủ theo Khung kiến trúc của phiên bản 1.0, thông tư 23/2018/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 11/02/2019 hướng dẫn các thành phần của LGSP

Giải pháp LGSP của Toàn Cầu Xanh được phát triển, tích hợp làm nền tảng cho việc chia sẻ, tích hợp cho các ứng dụng trong nội bộ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi địa phương và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ địa phương với các hệ thống bên ngoài.

Trục lgsp là gì

Các thành phần cơ bản của LGSP

1. Dịch vụ xác thực, phân quyền (Identity Server)

Có vai trò quản lý thông tin tài khoản, xác thực, cấp quyền cho tài khoản. Kiểm soát các truy cập đến LGSP, đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin cho các ứng dụng, dịch vụ kết nối đến LGSP và toàn hệ thống

2. Dịch vụ quản lý giao diện lập trình (API Management)

Nơi công khai các giao diện lập trình (API), đón nhận và xử lý các yêu cầu truy cập từ các tác nhân sử dụng API, đảm bảo tính bảo mật và loại bỏ các mối đe dọa đến hệ thống

3. Dịch vụ quản lý ứng dụng (Application Server)

Dịch vụ quản lý các ứng dụng dùng chung (Quản lý danh mục dùng chung, Dashboard hệ thống), các ứng dụng phát sinh cần thiết trong quá trình vận hành; có các chức năng như triển khai (deploy), dừng hoạt động (stop), ghi nhật ký hoạt động (log)

4. Dịch vụ giám sát hoạt động (Analytics Server)

Hệ thống cung cấp các chức năng cơ bản bao gồm: Quản lý, giám sát, tìm kiếm, thống kê, báo cáo, phân tích các hoạt động nghiệp vụ được lưu trữ trong biên bản ghi lưu nhật ký hoạt động, sự kiện nghiệp vụ theo thời gian thực trong LGSP theo nhu cầu quản trị

5. Dịch vụ quản lý quy trình (BPM Platform)

Là hệ thống cho phép định nghĩa, quản lý các luồng công việc, theo dõi hoạt động các quy trình nghiệp vụ

6. Trục kết nối (ESB)

Là thành phần trung gian giữa tác nhân sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp, có khả năng tích hợp các dịch vụ, vận chuyển và chuyển đổi dữ liệu, định tuyến và phân luồng dịch vụ. Trong thực tế có thể tích hợp một số dịch vụ như:

  • • Tích hợp các hệ thống nội bộ;
  • • Tích hợp với Trục tích hợp quốc gia (NGSP)…

7. Dịch vụ dữ liệu (Data Services)

Bao gồm các chức năng như quản lý nguồn dữ liệu, có các công cụ để dễ dàng định nghĩa dịch vụ dữ liệu, hỗ trợ khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu, dịch vụ dữ liệu trả về dữ liệu theo dạng dịch vụ web với nhiều định dạng chuẩn

8. Thành phần quản lý thông điệp (Message Broker)

Là thành phần trung gian giúp giao tiếp giữa các thành phần khác trong hệ thống, thành phần này sẽ lưu trữ các thông điệp từ thành phần gửi và đảm bảo chúng đến đúng thành phần nhận theo đúng trật tự