Tư cách cá nhân là gì

Tư cách cá nhân là gì

Tư cách pháp nhân là gì? Để được công nhận có tư cách pháp nhân cần điều kiện gì? Hãy cùng Công ty Luật FBLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tư cách pháp nhân là gì

Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội,… Pháp nhân là một loại chủ thể thường xuyên và cơ bản của tư pháp quốc tế, các pháp nhân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế có thể là pháp nhân Việt Nam và cả pháp nhân nước ngoài.

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác định như sau:

  • Sự tồn tại độc lập của pháp nhân mà không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong pháp nhân đó.
  • Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành viên của nó
  • Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp lí nhân danh mình
  • Có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước toà án
  • Trách nhiệm độc lập về tài sản

2. Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân

– Tổ chức được thành lập hợp pháp

Tư cách cá nhân là gì
Tư cách pháp nhân là gì?

Một tổ chức được coi là thành lập hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự, thủ tục theo luật định. Tổ chức hợp pháp được nhà nước công nhận dưới các dạng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Nhà nước quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập của các tổ chức.

Ví dụ: Công ty TNHH được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

>>>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH mới nhất năm 2021

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học, hợp tác xã,…) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập. Việc lựa chọn hình thức tổ chức như thế nào là căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của tổ chức đó và căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức.

Ví dụ: Quy định của Luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

  • Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
  • Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có uỷ ban kiếm toán trực thuộc HĐQT.

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Tài sản chịu trách nhiệm là tài sản độc lập của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân gồm: vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Có tài sản độc lập thì pháp nhân mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với xác giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập và tài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập; tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân.

Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào pháp nhân. Đây cũng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.

– Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật. Điều này được thể hiện tại Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ quân sự
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì NLPL dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân

3. Doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?

Tư cách cá nhân là gì
Tư cách pháp nhân là gì?

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gồm:

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

>>>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, uy tín, giá rẻ

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân thì rủi ro cao, tuy nhiên lại nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Ngoài ra, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp là chi nhánh và văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Tư cách pháp nhân là gì? Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

ĐN: Kiệt 546 (H5/1/8), Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

(024) 665.65.366 | 0967.591.128

Tư cách cá nhân là gì

Tư cách Pháp nhân là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người ở thời điểm hiện tại. Điều này quan trọng đến thế nào? Mang lại lợi ích gì? Hãy cùng TaxPlus giải đáp những thắc mắc này nhé! Những thông tin này sẽ rất có ích cho bạn đấy.

Khái niệm tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân được hiểu đơn giản là tư cách Pháp lý được nhà nước công nhận dành cho một nhóm người, tổ chức có khả năng tồn tại và hoạt động độc lập. Đồng thời, họ phải có điều kiện để chịu trách nhiệm trước Pháp luật.

Một tổ chức được gọi là pháp nhân trên phương diện Pháp lý. Nó không được tính là một con người, thực thể.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Điều kiện để sở hữu tư cách Pháp nhân đã được quy định tại điều 94 thuộc Bộ luật Dân sự. Một tổ chức được công nhận là có tư cách Pháp nhân nếu thỏa mãn 4 điều kiện sau.

Pháp nhân là một chủ thể PL (Pháp luật) được thành lập theo đúng quy định của PL Việt Nam

Theo định nghĩa, Pháp nhân không phải một người, mà là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc tự thành lập. Do vậy, tổ chức đó sẽ được công nhận là có tư cách pháp nhân bắt đầu từ thời điểm sở hữu giấy chứng nhận thành lập.

Như vậy, Doanh Nghiệp (DN) được coi là có tư cách pháp nhân tại thời điểm nó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng được xem xét là pháp nhân.

Pháp nhân phải được cơ cấu tổ chức thật chặt chẽ

Pháp nhân chỉ được Pháp luật công nhận nếu có điều lệ hoạt động và cơ cấu tổ chức rõ ràng. Như có người đại diện (thay mặt) theo đúng yêu cầu của Pháp Luật. Từ đó, giúp pháp nhân có những quyền sau:

  • Có con dấu riêng do đại diện của doanh nghiệp quản lý, sử dụng.
  • Điều lệ của Pháp nhân do những người sáng lập hoặc đại hội thành viên xây dựng, thống nhất.
  • Pháp nhân bắt buộc phải có cơ quan điều hành với các phòng ban, bộ phận được phân chia cụ thể.

Sở hữu tài sản độc lập và có khả năng tự chịu trách nhiệm với những tài sản đó

Pháp nhân phải sở hữu một số tài sản nhất định để sử dụng trong các giao dịch. Đồng thời, pháp nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về các tài sản đó.

Tài sản này được PL công nhận thuộc quyền sở hữu của Pháp nhân đó. Tức là Pháp nhân được toàn quyền sử dụng mà không bị đơn vị nào chi phối. Đặc biệt, tài sản này phải tách biệt với tài sản góp vốn vào tổ chức.

Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào những quan hệ Pháp luật

Pháp nhân sở hữu quyền nhân danh chính mình tham gia vào những quan hệ Pháp Luật. Điều này được thực hiện thông qua người đại diện theo Pháp luật. Đó chính là cá nhân có quyền thực hiện những giao dịch dân sự xảy ra trong suốt quá trình hoạt động.

Trong trường hợp đại diện bị bắt giam, bỏ tù, tử vong, không còn đủ khả năng đại diện, pháp nhân có quyền bầu ra người đại diện mới. Từ đó, giúp DN hoạt động mà không bị gián đoạn.

Lợi ích khi có tư cách pháp nhân

Hiện tại, việc sở hữu tư cách pháp nhân rất quan trọng. Lợi ích tư cách pháp nhân mang lại chính là điều khiến nó trở nên giá trị đến thế.

So sánh giữa loại hình kinh doanh có & không có tư cách pháp nhân

Để biết lợi ích đó là gì, trước tiên hãy so sánh giữa loại hình kinh doanh có và không có tư cách pháp nhân.

So sánh về điều kiện thực hiện các giao kết thương mại

Pháp nhân thực hiện các hoạt động thương mại phải nhân danh chính pháp nhân đó. Đồng thời, sử dụng độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và tự đứng ra chịu trách nhiệm với những tài sản đó.

Tổ chức không có tư cách pháp nhân khi thực hiện hoạt động không chịu sự ràng buộc của PL về tài sản hay tư cách tham gia.

So sánh về chủ thể tham gia giao kết

Khi tham gia các hoạt động thương mại, pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Điều này được quy định rất rõ trong điều 86 của Bộ luật dân sự với những ý sau:

  • Năng lực PL dân sự của Pháp nhân là năng lực của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ phù hợp với hoạt động của mình.
  • Năng lực PL dân sự của pháp nhân phát sinh từ lúc pháp nhân được thành lập. Và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt tư cách pháp nhân.
  • Người đại diện theo PL hoặc theo ủy quyền của Pháp nhân sẽ nhân danh Pháp nhân trong những quan hệ dân sự.

Trong khi đó, tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia các hoạt động thương mại không yêu cầu nhiều quyền đến vậy. Họ chỉ cần có năng lực dân sự của cá nhân tham gia vào các giao kết đó mà thôi.

Lợi ích tư cách pháp nhân mang lại là gì?

Từ những điều trên, ta có thể thấy những lợi ích mà tư cách pháp nhân mang lại. Cụ thể như sau:

  • Tư cách pháp nhân mang lại cho DN sự ổn định. Pháp nhân không gặp phải những sự thay đổi bất ngờ. Đồng thời, hoạt động của mỗi Pháp nhân sẽ kéo dài, không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với từng thành viên.
  • Đơn vị có tư cách pháp nhân sẽ được thừa nhận là một chủ thể pháp lý. Từ đó, DN có thể nhân danh mình trong trường hợp muốn tham gia các quan hệ một cách độc lập.
  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thường sở hữu tài sản riêng, độc lập với tổ chức, cá nhân khác. Nhờ đó, DN có thể tự chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình.

Việc này khiến DN trở nên có uy tín hơn trong mắt đối tác. Đây chính là ưu điểm, giúp một doanh nghiệp sở hữu tư cách cá nhân dễ dàng làm ăn, hợp tác với nhiều đơn vị hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến tư cách pháp nhân. Đây cũng là điều dễ hiểu trong tình trạng tư cách pháp nhân quan trọng đến thế. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó. Nó sẽ rất có ích với bạn đấy.

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Trả lời: Doanh nghiệp tư nhân không phải là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Bởi đứng đầu doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Vì vậy, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm với hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

–> Hiểu hơn về Doanh Nghiệp tư nhân qua bài viết này: https://taxplus.vn/phan-tich-uu-nhuoc-diem-cua-doanh-nghiep-tu-nhan/

Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?

Trả lời: Chi nhánh của một công ty là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân. Do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ chức năng của pháp nhân. Hoặc một phần những chức năng đó theo một số điều lệ, quy định riêng của Pháp luật.

Một chi nhánh của công ty bất kỳ có quyền được đại diện theo ủy quyền. Từ đó, dễ dàng thực hiện các công việc, giao dịch giống như pháp nhân.

–> Phân biệt chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Trả lời: Hộ kinh doanh do cá nhân hoặc nhóm người đủ 18 tuổi với hồ sơ, năng lực dân sự đầy đủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Đồng thời, họ phải chịu trách nhiệm với công việc kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình.

Theo những quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh không sở hữu tư cách pháp nhân. Đó là bởi họ không có sự tách biệt giữa tài sản của hộ kinh doanh đó và chủ sở hữu của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh không có khả năng chi trả các khoản nợ, chủ hộ và các thành viên liên đới sẽ chịu trách nhiệm thanh toán, chi trả với các chủ nợ, đối tác.

–> Xem quy định về hộ kinh doanh cá thể tại đây

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

Hiểu đơn giản hợp tác xã là một hình thức thể hiện cho kiểu thành phần KT (kinh tế) tập thể. Đó là tổ chức KT được thành lập hợp pháp, đồng sở hữu dựa trên cơ sở nguyện vọng chung của các thành viên. Một hợp tác xã cần có ít nhất 7 thành viên đồng ý thành lập một cách tự nguyện.

Những thành viên đó sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong kinh doanh. Từ đó, hoạt động một cách tự chủ, có tính chất bình đẳng, tự chịu trách nhiệm.

Theo những đặc điểm trên, có thể thấy rằng hợp tác xã có sở hữu tư cách pháp nhân. Điều đó được thể hiện thông qua những khía cạnh sau.

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo đúng những quy định chung của luật dân sự 2015.
  • Giống với các tổ chức được công nhận có pháp nhân, hợp tác xã có cơ cấu tổ chức tốt. Trong đó gồm có cơ quan điều hành sở hữu quyền hạn được quy định chắc chắn trong điều lệ.
  • Hợp tác xã đáp ứng các điều kiện, quy định, yêu cầu về độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm với những hoạt động, quan hệ của mình.
  • Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã có thể nhân danh mình để tham gia vào những quan hệ Pháp luật một cách hoàn toàn độc lập.

Cá nhân có tư cách pháp nhân không?

Trả lời: Dễ thấy rằng, một cá nhân không thể làm nên một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ. Đồng thời, họ cũng không sở hữu tài sản độc lập với DN. Do đó, cá nhân không thể trở thành một chủ thể của một pháp nhân hợp pháp được.

Trên đây là mọi thông tin liên quan đến tư cách pháp nhân. Hy vọng bạn đã biết tư cách pháp nhân là gì cũng như lợi ích, đặc điểm nó mang lại cho tổ chức.

Trong trường hợp bạn cần hiểu thêm về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với TaxPlus để được tư vấn và trợ giúp nhé! Hotline: 0853 9999 77

Nguồn: https://taxplus.vn

Hãy đăng ký ngay để nhận tin mới nhất từ chúng tôi

Bài viết liên quan
  • Vốn điều lệ cũng thể hiện cho phía đối tác thấy được tiềm lực của doanh nghiệp...

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

Chọn đánh giá

Thật tuyệt, cảm ơn bạn đã đánh giá, nếu cần bổ sung điều gì hãy viết vào ô đánh giá bạn nhé, chúng tôi luôn lắng nghe bạn.

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT