Từ công thức hóa học cho em biết

18:51:4523/12/2019

Vậy cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất như thế nào?Công thức hóa học có ý nghĩa gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cách viết Công thức hoá học của đơn chất

- Công thức hóa học của đơn chaatschir gồm ký hiệu hóa học của một nguyên tố.

1. Đơn chất kim loại

- Hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.

* Ví dụ: Cách lập công thức hóa học của các đơn chất đồng, kẽm và sắt là: Cu, Zn, Fe.

2. Đơn chất phi kim

- Với một số phi kim hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hoá học là công thức hoá học.

* Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất tha, lưu huỳnh, phốt pho là: C, S, P.

- Với nhiều phi kim hạt hợp thành là phân tử, thường là 2, thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

* Ví dụ: Công thức hóa học của khí Hidro, Ni tơ, và Oxi là: H2, N2, O2.

II. Cách viết Công thức hóa học của hợp chất

- Hợp chất tạo từ 2 nguyên tố, công thức chung: AxBy

- Hợp chất tạo từ 3 nguyên tố, công thức chung: AxByCz

- Trong đó:

° A, B, C,... là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

° x, y, z,... là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.

Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước H2O, natri cloru NaCl, Canxi cacbonat là CaCO3 (lưu ý CO3 là nhóm nguyên tử).

III. Ý nghĩa của công thức hóa học

* Công thức hóa học của 1 chất cho biết:

- Nguyên tố nào tạo ra chất;

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất;

- Phân tử khối của chất.

* Ví dụ 1: Công thức hóa học của khí oxi O2 cho biết:

- Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra;

- Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử oxi

- Phân tử khối: 16.2 = 32 (đvC).

* Ví dụ 2: Công thức hoá học của axit sunfuric H2SO4 cho biết:

- Axit sunfuric do 3 nguyên tố: H, S, O tạo thành

- Một phân tử axit sunfuric gồm 2H, 1S, 4O

- Phân tử khối:= 1.2 + 32 + 16.4 = 2 + 32 + 64 = 98 (đvC).

* Một số lưu ý:

- Viết H2 đểchỉ 1 phân tử hidro, khác với khi viết 2H để chỉ 2 nguyên tử hidro;

- Công thức hóa học H2O cho biết 1 phân tử nước cos2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi.(Nói trong phân tử nước có phân tử hidro là SAI);

- Để chỉ 3 phân tử hidro viết 3H2, hai phân tử nước viết 2H2O,... các số 3 và 2 đứng trước là hệ số, phải viết ngang bằng ký hiệu.

Từ công thức hóa học cho em biết

IV. Bài tập về Công thức hóa học

* Bài 1 trang 33 SGK Hóa 8: Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ những từ thích hợp:

Đơn chất tạo nên từ một ... nên công thức hóa học chỉ gồm một ... còn ... tạo nên từ hai, ba ... Nên công thức hóa học gồm hai, ba ... Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số ... có trong một ...;

° Lời giải bài 1 trang 33 SGK Hóa 8:

- Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm một kí hiệu hóa học còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử hợp chất.

* Bài 2 trang 33 SGK Hóa 8: Cho công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí clo Cl2.

b) Khí metan CH4.

c) Kẽm clorua ZnCl2.

d) Axit sunfuric H2SO4.

Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất

° Lời giải bài 2 trang 33 SGK Hóa 8:

a) Khí clo Cl2:

- Khí clo do 2 nguyên tử clo tạo ra

- Có 2 nguyên tử clo trong một phân tử khí Cl2

- Phân tử khối: 35,5.2 = 71(đvC).

b) Khí metan CH4:

- Khí CH4 do 2 nguyên tố H và C tạo ra.

- Có 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử H một phân tử CH4

- Phân tử khối : 12 + 1.4 = 16 (đvC).

c) Kẽm clorua ZnCl2:

- Kẽm clorua do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.

- Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử ZnCl2

- Phân tử khối: 65 + 35,5.2 = 136 (đvC).

d) Axit sunfuric H2SO4:

- Axit sunfuric do ba nguyên tố là H, S và O tạo ra

- Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử H2SO4

- Phân tử khối bằng: 2.1 + 32 + 16.4 = 98 (đvC).

* Bài 3 trang 34 SGK Hóa 8: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

a) Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1Ca và 1O.

b) Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H.

c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O

° Lời giải bài 3 trang 34 SGK Hóa 8:

a) Phân tử Canxi oxit có 1Ca và 1O nên công thức hóa học là: CaO

- Phân tử khối: 40 + 16 = 56 (đvC).

b) Phân tử Amoniac có 1N và 3H nên công thức hóa học là: NH3

- Phân tử khối: 14 + 3.1 = 17 (đvC).

c) Phân tử Đồng sunfat có 1Cu, 1S và 4O nên công thức hóa học là: CuSO4

- Phân tử khối: 64 + 32 + 4.16 = 160 (đvC).

* Bài 4 trang 34 SGK Hóa 8: a) Các cách viết sau chỉ những ý gì 5Cu, 2NaCl, 3CaCO3.

b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.

° Lời giải bài 4 trang 34 SGK Hóa 8:

a) Năm nguyên tử đồng (Cu)

- Hai phân tử natri clorua (NaCl)

- Ba phân tử canxi cacbonat (CaCO3)

b) Ba phân tử oxi: 3O2

- Sáu phân tử canxi oxit: 6CaO

- Năm phân tử đồng sunfat: 5CuSO4

Hy vọng bài viết này đã giúp các em biết cách lập công thức hóa học của đơn chất, hợp chất, cách viết và ý nghĩa của chúng, đồng thời vận dụng vào các bài tập cụ thể. HayHocHoi chúc các em học tốt và đừng quên để lại góp ý hay thắc mắc nếu có ở dưới phần nhận xét nhé.

Chúng ta đã bắt đầu làm quen với môn hóa học từ năm lớp 8. Đây chính là môn học có tính ứng dụng thực tế cao và kích thích sự tìm tòi, đào sâu óc tư duy từ đó phát triển trí não rất tốt cho các em học sinh. Cùng Bamboo School tổng hợp các kiến thức hoá học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông qua bài viết sau nhé!

Công thức hóa học được hiểu là một ký hiệu mô tả số lượng và tên nguyên tử có trong một phân tử nào đó. Công thức hóa học cung cấp thông tin về cấu tạo, hình dạng ba chiều của một chất và cách nó sẽ tương tác với các phân tử, nguyên tử và ion khác.

Các ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học mô tả tên các chất cấu thành một phân tử. Tùy vào nguyên tố mà chỉ số của chúng có thể khác nhau và có tên khác nhau.

Công thức hóa học dùng để biểu diễn thông tin các nguyên tố có trong hợp chất mà bạn muốn tìm hiểu, ngoài ra nó cũng dùng để diễn tả về quá trình xảy ra phản ứng hóa học. Mỗi hợp chất lại có một công thức tìm ra dành riêng, diễn đạt những tính chất đặc thù riêng biệt.

Từ công thức hóa học cho em biết
Khái niệm công thức hóa học

Công thức hóa học của một đơn chất là công thức chỉ gồm có kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

  • Đối với kim loại: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được coi là CTHH. (Ví dụ, CTHH của Hidro, đồng, sắt, magie, Silic… lần lượt là  Ca, u, Fe. Mg, Si…)
  • Đối với phi kim:
    • Một số phi kim dùng chính của nó kí hiệu hóa học làm CTHH. (Ví dụ: CTHH của cacbon, lưu huỳnh… là C, S.)
    • Đa số phi kim còn lại có phân tử thường có 2 nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH cũng chính là kí hiệu hóa học và chỉ số dưới chân

(Ví dụ hidro, oxi, nito, clo, bromie … có CTHH lần lượt là H2, O2, N2, Cl2, Br2…)

Từ công thức hóa học cho em biết
Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất

Công thức hóa học của một hợp chất bao gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hợp thành và chỉ số ở chân.

CTHH của hợp chất có dạng:

AxBy; AxByCz

Trong đó:

  • A, B…: là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
  • x, y,…: là chỉ số nguyên tử của nguyên tố A, B,… (x, y,… là những số nguyên, nếu bằng 1 thì không ghi chỉ số chân)

Ví dụ: CTHH của muối ăn, nước, khí cacbonic, đá vôi, Glucose lần lượt là: NaCl, H2O, CO2, CaCO3, C6H12O6

Công thức hóa học của một chất cho biết các yếu tố cơ bản như sau:

Ví dụ 1. Công thức hóa học của khí oxi lưu huỳnh cho biết:

  • Khí lưu huỳnh do nguyên tố S2 tạo ra.
  • Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử lưu huỳnh.
  • Phân tử khối: 32.2 = 64 (đvC)
Từ công thức hóa học cho em biết
Ý nghĩa của công thức hóa học

Công thức tính số mol (Kí hiệu: n; đơn vị: mol)

  1. n =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • m: khối lượng (KL) (đơn vị: gram).
  • M: KL mol (đơn vị: gram/mol).
  1. n =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • V: thể tích khí ở đktc (đơn vị: lít).
  • Công thức này áp dụng cho tính số mol khí ở đktc.

Trong đó:

  • CM: nồng độ (đơn vị tính: mol/ lít)
  • Vdd: thể tích (đơn vị tính: lít)
  1. n =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • C%: nồng độ phầm trăm (đơn vị: %)
  • mdd: KL (đơn vị: gram)
  • Mct: KL mol chất tan (đơn vị: gram/mol).
  1. n =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)
  • D: khối lượng riêng (g/ml)
  • C%: nồng độ phầm trăm (đơn vị: %)
  • M: KL mol (đơn vị: g/mol).
  1. n =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • P: áp suất (đơn vị: atm)
  • V: thể tích (đơn vị: lít)
  • R: hằng số (R = 0,082)
  • T: Nhiệt độ kenvin (T = oC + 273)
  1. n =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • N: số nguyên tử hoặc phân tử.
  • NA: số avogađro (NA = 6.1023)

Công thức tính nồng độ phần trăm (C%; đơn vị: %)

8. C% =

Từ công thức hóa học cho em biết
.100%

Lưu ý:

  • mct: khối lượng ct (đơn vị: gam)
  • mdd: khối lượng dd (đơn vị: gam)
  1. C% =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)
  • M: KL mol (đơn vị: g/mol)
  • D: KL riêng (đơn vị: g/ml)

Công thức tính nồng độ mol của một chất (CM; đơn vị: mol/l)

  1. CM =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • n: số mol chất tan (đơn vị: mol)
  • V: thể tích dung dịch (đơn vị: lít)
  1. CM =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • D: khối lượng riêng (đơn vị: g/ml)
  • C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)
  • M: KL mol (đơn vị: g/mol)

Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)

    12. m = n.M

Lưu ý:

  • n: số mol (đơn vị: mol)
  • M: KL mol (đơn vị: g/ mol)

Lưu ý:

  • mdd: khối lượng dd (đơn vị: gam)
  • mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam)
  1. mct =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: %)
  • mdd: khối lượng dd (đơn vị: gam).
  1. mct =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • S: độ tan của một chất trong dung môi (đơn vị: gam);
  • mdm: KL dung môi (đơn vị: gam);

Công thức tính khối lượng dung dịch (mdd; đơn vị: gam)

    16. mdd = mct + mdm

Lưu ý:

  • mct: KL chất tan (đơn vị: gam)
  • mdm: KL dung môi (đơn vị: gam)
  1. mdd =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • mct: KL chất tan (đơn vị: gam)
  • C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)

Lưu ý:

  • Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)
  • D: KL riêng của dung dịch (đơn vị: g/ml)

Công thức tính thể tích dung dịch (Vdd hoặc V)

  1. Vdd =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • n: số mol (đơn vị: mol)
  • CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)
  • Vdd: đơn vị lít
  1. Vdd =
    Từ công thức hóa học cho em biết

Lưu ý:

  • mdd: KL dung dịch (đơn vị: gam)
  • D: KL riêng dung dịch (đơn vị: g/ml)
  • Vdd: đơn vị ml

Để tính được khối lượng thực của nguyên tử (tức là nguyên tử khối), các bạn hãy thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Cần nhớ 1đvC = 1,6605.10^(-27) kg =1,6605.10^(-24) g
  • Bước 2:Tra bảng tìm nguyên tử khối của nguyên tố. Ví dụ: nguyên tố A có NTK là a, tức A = a.
  • Bước 3: Khối lượng thực của A / mA= a . 0,166.10^(-23) = ? (g)

Ví dụ: Ta có 16g Oxi, hỏi có bao nhiêu nguyên tử Oxi có trong 16g đó? 

Bài làm:

16g là Khối lượng tính bằng gram tương ứng với số nguyên tử Oxi

Ta có công thức : Số nguyên tử= Khối lượng tính bằng gam tương ứng với số nguyên tử đó/Khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử

=> Số nguyên tử trong 16g Oxi là: 16 / (16.1,6605.10^(-24)) = 6,02.10^(-23)

1mol Oxi hay 6.02*1023 nguyên tử Oxi có khối lượng 16g = số đvC của Oxi là 16(đvC)

Vậy Oxi có nguyên tử khối 16đvC => 1 Nguyên tử oxi có khối lượng 16.1,6605.10^(-24) (g)

Theo Wikipedia, Định luật bảo toàn khối lượng được hai nhà khoa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov và Antoine Lavoisier khám phá độc lập với nhau qua những thí nghiệm được đong đếm tỉ mỉ chính xác, từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng.

Định nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu cụ thể như sau: Trong một phản ứng hóa học bất kỳ, tổng khối lượng các chất tạo thành từ phản ứng bằng khối lượng tất cả các chất tham gia phản ứng, chúng chỉ được chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Hiệu suất là phương thức dùng để tính khả năng tránh lãng phí vật liệu, năng lượng, nỗ lực, tiền bạc và thời gian để làm một việc gì đó hay tạo ra kết quả mong muốn.

Công thức tính hiệu suất của phản ứng hóa học và cho ví dụ minh họa:

Ví dụ cho phản ứng hóa học: A + B → C

Hiệu suất phản ứng:

H = số mol phản ứng x 100% / số mol ban đầu hoặc cũng có thể tính theo khối lượng:

H = khối lượng thu được thực tế x 100% / khối lượng thu được tính theo phương trình

Lưu ý là tính hiệu suất theo số mol chất thiếu (theo số mol nhỏ)

Từ công thức cũng có thể tính được:

nC = nA pứ = (nA ban đầu x H) / 100

nA ban đầu cần dùng: nA ban đầu = (nC x 100) / H

CaCO3 → CaO + CO2

0,1 mol → 0,1 mol

Theo phản ứng ta có 0,1 mol CaCO3 tạo 0,1 mol CaO. Tuy nhiên theo thực tế đo được chỉ thu được 0,08 mol CaO. Như vậy đối với CaO lượng tính toán theo phản ứng là 0,1 (gọi là khối lượng theo lý thuyết) và lượng chắc chắn thu được là 0,08 (gọi là lượng thực tế). Hiệu suất phản ứng H(%) = (thực tế/lý thuyết)*100 = (0,08/0,1)*100 = 80%

Công thức: n = V / 22,4

Trong đó:

  • n là số mol chất khí (mol).
  • V là thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (lít).
  • 22,4 là hằng số trong điều kiện tiêu chuẩn.

Ví dụ 1: Cho 3,9 gam Kali vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hydro thu được ở điều kiện chuẩn.

Lời giải:

Phản ứng xảy ra theo 2 phương trình

2K + 2HCl → 2KCl + H2 ↑ (1)

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑ (2)

 Số mol Kali:  nK = 3,9/39 = 0,1 mol

Theo phương trình phản ứng (1) và (2), nH2 = nK = 0,1 mol

Vậy thể tích khí hydro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là: VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít.

Công thức tính tỉ khối của chất khí:

– Tỉ khối của khí A đối với khí B :

Từ công thức hóa học cho em biết

Trong đó:

d(A⁄B) là tỉ khối của khí A đối với khí B

MA là khối lượng mol khí A

MB là khối lượng mol khí B.

Khi: d(A⁄B) > 1 ⇒ khí A nặng hơn khí B

d(A⁄B)= 1 ⇒ khí A nặng bằng khí B

d(A⁄B) < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn khí B.

– Tỉ khối của khí A với không khí :

Từ công thức hóa học cho em biết

Trong đó:

d(A⁄kk) là tỉ khối của khí A đối với không khí.

MA là khối lượng mol khí A

Mkk là khối lượng mol không khí ( = 29 g/mol)

Khi: d(A⁄kk) > 1 ⇒ khí A nặng hơn không khí.

d(A⁄kk) = 1 ⇒ khí A nặng bằng không khí.

d(A⁄kk) < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn không khí.

Ví dụ: Khí CO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí?

Khối lượng mol phân tử khí CO2 / MCO2 = 44 g/mol

Ta có :

Từ công thức hóa học cho em biết

→ Khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần.

Công thức 1: Thể tích chất khí đkc bằng số mol chất khí đắc nhân với 22,4, ta có công thức cụ thể : V = n. 22,4

Trong đó

  • V là thể tích chất khí đkc ( lít )
  • n là số mol chất khí đkc (mol)

Công thức 2: Tính thể tích chất hoặc dung dịch bằng khối lượng chất hoặc dung dịch nhân với nhối lượng riêng chất hoặc dung dịch , công thức tính cụ thể như sau :V = m / D

Trong đó

  • V là thể tích chất hoặc dung dịch
  • m là khối lượng chất hoặc dung dịch
  • D là khối lượng riêng chất hoặc dung dịch

Công thức 3: Tính thể tích dung dịch bằng số mol chất tan nhân với nồng độ mol của dung dịch , công thức tính cụ thể là V= n / CM

Trong đó:

  • V là thể tích dung dịch 
  • n là số mol chất tan 
  • CM là nồng độ mol của dung dịch

Công thức 4: Tính thể tích không khí bằng 5 lần thể tích oxi , công thức cụ thể như sau :Vkk = 5.Voz

Trong đó:

  • Vkk là thể tích không khí
  • Voz là thể tích oxi

Khi biết công thức của hợp chất đã cho học sinh có thể tính thành phần phần trăm dựa vào khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đó

Công thức: 

Tính phần trăm khối lượng = (khối lượng mol nguyên tố / khối lượng phân tử hợp chất) x 100%.

Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất KNO3

Hướng dẫn giải:

  • Khối lượng mol của hợp chất: MKNO3 = 39 + 14 + 16.3 = 101 gam/mol
  • Trong 1 mol KNO3 có: 1 mol nguyên tử K; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O
  • Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là:

%mK =

Từ công thức hóa học cho em biết
= 36,8%

%mN =

Từ công thức hóa học cho em biết
= 13,8%

%mO =

Từ công thức hóa học cho em biết
  = 47,6% hoặc %mO = 100% – (36,8% + 13,8%) = 47,6%

C% = mct / mdd x 100%

Trong đó:

  • C%: Nồng độ phần trăm.
  • mct: Khối lượng chất tan.
  • mdd: Khối lượng dung dịch.

Hòa tan hết 20 gam HCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.

Lời giải:

  • Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm =  20 + 40 = 60 gam
    Từ công thức hóa học cho em biết
    Khái niệm công thức hóa học
  • Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%= (20/40) x 100% = 33,3 %.
  • Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.

Ta có công thức: CM = n / Vdd

Trong đó:

  • CM là nồng độ mol
  • n là số mol chất tan
  • Vdd là thể tích dung dịch (đơn vị tính: lít)

Ví dụ: Tính CM của 0,5 mol MgCl2 có trong 1,5 lít dung dịch

Lời giải:

  • Áp dụng vào công thức tính CM ta có:

CM = 0,51 x 5 = 0,33 (mol)

Công thức tính độ tan được xác định cụ thể như sau: S = (mct / mdm) x 100

Trong đó:

  • mct là khối lượng chất tan
  • mdm là khối lượng dung môi
  • S là độ tan

Ví dụ: Tính độ tan của MgSO4 ở 20oC biết rắng ở nhiệt độ này 360 ml nước có thể hòa tan tối đa 129,6 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa

Ta có: S = mct / mH2O .100 = 129,6/360 .100 = 36 (g/100g nước)

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = P = E

Số khối A của hạt nhân: là tổng số proton Z và số nơtron N. A = Z + N

Chương này các em chủ yếu tính toán số proton, nowtron, electron của nguyên tử và tính phần trăm.

Ta có: 

Thể tích của nguyên tử là Vmol

Tính thể tích của 1 nguyên tử:

Thể tích thực là: Vt = V.74

Từ công thức  ta tìm được R là bán kính nguyên tử.

Cân bằng phương trình oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Chương này gồm 2 dạng bài chính:

Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử không có môi trường

Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử có môi trường

Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có: mMX = mM + mX

Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ ta có nCl = nHCl = 2nH2

Phương pháp tăng giảm khối lượng: Thường dựa vào khối lượng kim loại phản ứng

Bài tập xác định thành phần hỗn hợp

Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp

–> mhh = xA  + yB  +zC                                        (1)

Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được å x + y +z   (2)

Từ (1) và (2) lập phương trình toán học => đại lượng cần tìm.

Trường hợp xác định % theo thể tích

Cách giải:

Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B

X là số mol khí A g số mol khí B là (1-x) ứng với một hỗn hợp khí.

Biểu thức vận tốc phản ứng:

Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức vận tốc: v= k.(A)m.(B)n

Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc

(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.

Hoàng Hôn Lặng Bờ Bắc

(H, He, Li, Be, B)

Chợt Nhớ Ở Phương Nam

(C, N, O, F, Ne)

Nắng Mai Ánh Sương Phủ

(Na, Mg, Al, Si, P)

Song Cửa Không Ai Cài

(S, Cl, Ar, K, Ca)

Nhóm IA: Li – Na – K – Rb – Cs – Fr: Lâu nay không rảnh coi phim.

Nhóm II: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé Mang Cây Súng Bắn Ruồi

Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra: Banh Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng.

Nhóm IIIA: B Al Ga In Ti: Bán Áo Gấm Ở Tháilan.

Nhóm IVA: C Si Ge Sn Pb: Chó Sực Gà Sáu Phát.

Nhóm VA: N P As Sb Bi: Nhớ Pồ Ắt Sầu Bi.

Nhóm VIA: O S Se Te Po: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò.

Nhóm VIIA: F Cl Br I At: Fải, Chi, Bé, Iu, Anh.

Nhóm VIIIA: He Ne Ar Kr Xe Rn: Hằng, Nga, Ăn, Khúc, Xương, Rỗng

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

Bước 2. Viết phương trình:

  • Khử (Cho electron)
  • Oxi hóa (nhận electron)

Bước 3. Cân bằng electron: Nhân hệ số để: Tổng số electron cho = tổng số electron nhận

Bước 4. Cân bằng nguyên tố: nói chung theo thứ tự

  • Kim loại (ion dương)
  • Gốc axit (ion âm)
  • Môi trường (axit, bazo)
  • Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)

Bước 5. Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.

Dãy hoạt động của 1 số kim loại: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

Tác dụng với O2 : 

  • Ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na, Mg
  • Ở nhiệt độ cao:  Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag
  • Khó phản ứng:  Hg, Pt, Au

Tác dụng với nước:

  • Tác dụng với nước: K, Ba, Ca, Na, Mg
  • Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Tác dụng với axit thông thường:

  • Tác dụng với axit thông thường giải phóng ra hidro: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H)
  • Không tác dụng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Khử oxit:

  • H2, CO không khử được oxit: Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn
  • Khử được oxit kim loại này ở nhiệt độ cao: Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt

Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au.

Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan.

Các tiếp đầu ngữ trong hóa hữu cơ là: Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec. Cách nhớ:

  • Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng.
  • Mê em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!
  • Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường.
  • Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.

Tải Ngay

>>> Xem thêm:

Ở bài viết trên đây, Bamboo đã tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất. Hy vọng BambooSchool sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn học sinh, các quý thầy cô và các bậc phụ huynh đang có nhu cầu tìm hiểu.