Uống thuốc hạ sốt bị hạ thân nhiệt

Cần hoạt động làm ấm trở lại nếu bệnh nhân có nhiệt độ < 32.2° C, tim mạch không ổn định, suy giảm hoóc môn (như suy thượng thận hoặc suy giáp), hoặc hạ thân nhiệt thứ phát do chấn thương, ngộ độc hoặc xu hướng rối loạn.

Trong hạ thân nhiệt mức độ trung bình, nhiệt độ cơ thể là đích làm ấm dao động (28 đến 32.2 ° C), và có thể sử dụng làm ấm bên ngoài với không khí được làm nóng. Nhiệt bên ngoài được áp dụng tốt nhất cho ngực vì làm ấm các chi cuối có thể làm tăng nhu cầu chuyển hóa trên một hệ thống tim mạch suy yếu.

Trong hạ thân nhiệt nặng, những bệnh nhân có nhiệt độ thấp hơn (<28>

Các tùy chọn làm ấm trung tâm bao gồm

  • làm ấm trung tâm ngoài cơ thể (ECR)

Hít phải nước nóng (40 đến 45° C), oxy ẩm qua mask hoặc ống nội khí quản loại bỏ mất nhiệt qua hô hấp và có thể tăng tốc độ làm ấm từ 1 đến 2° C/h.

Truyền dịch tinh thể đường tĩnh mạch hoặc máu nên được làm nóng đến 40 đến 42° C, đặc biệt là với khối lượng thể tích hồi sức lớn.

Có 5 loại ECR: thẩm tách máu, tĩnh mạch, động tĩnh mạch liên tục, tim phổi nhân tạo, và trao đổi oxy màng ngoài cơ thể. Các biện pháp ECR yêu cầu một protocol được sắp xếp trước với các chuyên gia phù hợp. Mặc dù chúng có tính trực quan và khoa trương, nhưng các biện pháp này thường không có sẵn và thường không được sử dụng ở hầu hết các bệnh viện.

Sốt khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi vì vậy nhiều người thường mua các loại thuốc hạ sốt để cải thiện tình trạng trên. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được bán trên thị trường với công dụng giảm đau, hạ sốt nhanh. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc trên và lưu ý khi sử dụng chúng.

1. Các vấn đề về sốt mà bạn cần biết

Sốt là gì?

Sốt không phải là bệnh, mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Khi nhiệt độ cơ thể (đo ở nách) đạt từ mức 37,5 độ C trở lên gọi là sốt. Nhịp tim sẽ tăng lên 10 - 15 nhịp/phút khi thân nhiệt tăng lên 1 độ C, sốt có thể lên đến 40 độ C.

Khi bị sốt cần kiểm tra thân nhiệt nhiều lần trong ngày, sau từ 1 - 3 giờ/lần để theo dõi.

Sốt có thể trong ít ngày, sốt kéo dài (trên 10 ngày), sốt theo chu kỳ, sốt dao động.

Sốt khiến cơ thể khó chịu và mệt mỏi nên nhiều người đã tìm đến thuốc hạ sốt

Nguyên nhân và triệu chứng của cơn sốt

Sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thông thường, cơ thể sẽ bị sốt khi gặp tình trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, do cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây bệnh như say nắng, sau khi tiêm vacxin, say nắng,… nên sốt cũng có thể không do nhiễm khuẩn.

Mức độ nguy hiểm của những cơn sốt

Khi thân nhiệt cao trên từ 39 độ C đến 40 độ C có thể gây co giật, dễ xảy ra ở trẻ em. Nếu không hạ nhiệt kịp thời, có thể dẫn đến co giật và tử vong.

2. Phân loại thuốc hạ sốt hiện nay

Các loại thuốc hạ sốt được dùng phổ biến trên thị trường:

IBUPROFEN

  • Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và kháng viêm.

  • Có 2 dạng thuốc là dạng viên nang và dạng siro.

  • Liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất là từ 3 - 4 viên/ngày ở người lớn.

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, người bị loét dạ dày tá tràng, suy tim, suy gan, suy thận,…

PARACETAMOL

  • Thuốc có tác dụng giảm sốt trong các trường hợp sốt nhẹ, giúp giảm thân nhiệt, giảm đau đầu, đau khớp, đau răng,…

  • Có các dạng thuốc như viên nang, viên sủi, siro,..

  • Hiệu quả của thuốc từ 30 - 60 phút sau khi uống, tác dụng kéo dài 3 - 4 giờ.

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, người mắc các bệnh về tim, gan, thận và phổi, người bị thiếu máu nhiều lần.

SOTSTOP

  • Thuốc dạng siro có tác dụng hạ sốt nhanh và hiệu quả ở trẻ em. Ngoài ra còn được sử dụng để giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau xương và khớp,… ở người lớn.

  • Liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất trên cả người lớn và trẻ em là 400mg/lần.

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị loét tá tràng, chảy máu do chấn thương, đang bị suy thận, người bị mất nước nặng, phụ nữ 3 tháng trước khi sinh.

3. Một số nguy cơ xảy ra khi lạm dụng thuốc hạ sốt

Vì tính tiện lợi của loại thuốc này mà trong tủ thuốc gia đình luôn có sẵn thuốc hạ sốt. Khi người lớn và trẻ em bị sốt thì nhiều người tự ý sử dụng, không hỏi ý kiến của bác sĩ. Điều này đã gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mệt mỏi, khó chịu

  • Buồn nôn và nôn

  • Vàng da, vàng mắt

  • Chán ăn, giảm cân

  • Dị ứng, nổi mẩn, ngứa, phát ban

  • Đau đầu, chóng mặt

Đau đầu, chóng mặt thường xuất hiện khi lạm dụng thuốc hạ sốt

  • Lên cơn hen

  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

  • Độc thận khi lạm dụng nhiều ngày

  • Chảy máu dạ dày - ruột, loét dạ dày

  • Giảm thị lực

4. Các cách hạ sốt tại nhà không cần dùng thuốc hạ sốt

Một số cách đơn giản tại nhà sau đây có thể hỗ trợ bạn trong việc hạ sốt:

  • Bổ sung vitamin C: Các loại nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, nước chanh là lựa chọn tốt nhất cho việc hạ sốt, làm dịu cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cung cấp các thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn như súp lơ xanh, ớt chuông, rau xanh,… sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, giúp hạ sốt nhanh chóng.

  • Uống đủ nước: Cơ thể rất dễ bị thiếu nước khi sốt. Khi bị sốt, bạn nên uống lượng nước vừa đủ từ 8 - 12 cốc/ngày.

  • Xông hơi: Các lỗ chân lông sẽ mở ra, các độc tố sẽ bị loại bỏ. Nhiều loại lá cây như lá bưởi, lá sả, lá chanh, lá hương nhu, lá tía tô,… được dùng để nấu nước xông. Trong các loại lá này chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp sát khuẩn đường hô hấp lại hạ sốt hiệu quả. Khi xông hơi xong, cơ thể người sốt sẽ cảm thấy sảng khoái và nhẹ nhõm.

  • Sử dụng khăn ấm để lau người: Chỉ cần một chiếc khăn sạch, được làm ướt bằng nước ấm vừa phải, vắt khô và lau khắp người hay đặt lên trán để hạ nhiệt. Thường xuyên thay khăn và đặt vào các bị trí có nhiều mạch máu lớn như nách, bẹn sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

  • Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút tự nhiên, hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động miễn dịch. Bạn có thể làm trà gừng đơn giản bằng các cho nửa muỗng cà phê gừng băm vào 200 ml nước sôi, cho thêm một ít mật ong, và uống từ 3 - 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể hòa gừng vào bồn nước ấm để ngâm mình trong 10 phút, sau đó cơ thể sẽ tiết mồ hôi giúp hạ thân nhiệt và cơn sốt.

Trà gừng là giải pháp thay thế thuốc hạ sốt khá hữu hiệu

  • Trà húng quế: Húng quế là loại thảo dược giúp hạ nhanh cơn sốt, bạn có thể làm trà húng quế bằng cách cho lá húng quế băm nhuyễn vào 200ml nước sôi trong khoảng 5 phút, lọc sạch bã rồi uống 2 - 3 lần/ngày. Mặc dù có vẻ khó uống nhưng nếu chịu khó thì sẽ đem đến những tác dụng không ngờ.

  • Giấm táo: Ngoài tác dụng hạ nhanh cơn sốt, dấm táo còn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm có pha 100ml giấm táo, pha khoảng 10ml giấm táo cùng với 5ml mật ong và nước ấm để uống 2 - 3 lần/ngày. Lượng axit trong giấm táo sẽ giúp hạ cơn sốt khi nhiệt độ cơ thể được giải phóng qua da.

Các cách trên chỉ áp dụng tại nhà và với những cơn sốt nhẹ. Khi đã áp dụng nhưng tình trạng không khả quan thì bạn nên đi khám và tránh việc tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo sức khỏe thì trong trường hợp xuất hiện cơn sốt bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra toàn diện, được theo dõi, tìm ra nguyên nhân gây sốt để hạ sốt kịp thời. MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi trong và ngoài nước cùng trang thiết bị hiện đại là một nơi bạn có tin tưởng để khám và chữa trị.

Uống thuốc hạ sốt bị hạ thân nhiệt
MEDLATEC - địa chỉ tin cậy để bạn thăm khám và điều trị khi gặp các vấn đề về sức khỏe

Mọi câu hỏi sẽ được tư vấn miễn phí khi liên hệ với bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56 hoặc hỏi đáp online qua website medlatec.vn, đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

Khi cơ thể mất lượng nhiệt nhiều hơn so với lượng nhiệt được sinh ra sẽ rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt. Nếu thân nhiệt giảm quá thấp dưới 35 độ C, nếu không kịp thời xử lý tăng thân nhiệt thì người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng do tim và hệ thống thần kinh không thể hoạt động tốt.

1. Hạ thân nhiệt: mức độ nguy hiểm và nguyên nhân

Cơ thể người là một “bộ máy phức tạp” với nhiều cơ quan phối hợp hoạt động và luôn thực hiện nhiều phản ứng sinh hóa giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo hoạt động tốt nhất của các cơ quan này, nhiệt độ cơ thể thường duy trì tốt nhất là 37 độ C.

Hạ thân nhiệt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên do nhiều yếu tố từ môi trường tác động, bệnh lý mà nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn hoặc xuống thấp hơn. Khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ bình thường thì được gọi là trạng thái hạ thân nhiệt. Tuy nhiên tình trạng này trở nên nghiêm trọng nếu thân nhiệt hạ quá nhiều và kéo dài, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, hệ thần kinh, tiêu hóa,…

Thân nhiệt bị hạ càng thấp và càng kéo dài thì mức độ nguy hiểm càng tăng.

1.1. Mức độ nguy hiểm của hạ thân nhiệt

Thân nhiệt hạ thường được đo chính xác nhất là nhiệt độ đo ở hậu môn khi xuống thấp dưới 25 độ C. Cụ thể, hạ thân nhiệt được chia thành các mức độ nguy hiểm như sau:

  • Nhẹ: từ 35 - 34 độ C.

  • Trung bình: từ 34 - 32 độ C.

  • Nặng: từ 32 - 25 độ C.

  • Nguy kịch: dưới 25 độ C.

Thân nhiệt hạ càng thấp thì càng nguy hiểm đến tính mạng

1.2. Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt

Đa phần trường hợp thân nhiệt cơ thể thấp hơn bình thường do thời tiết, môi trường xung quanh lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc với nước lạnh đột ngột. Tình trạng gió mạnh, da nhiễm lạnh hoặc mặc quần áo ướt đều gây ra hiện tượng giảm thân nhiệt. Những người sau uống rượu hoặc ngâm mình lâu trong nước lạnh thường có thân nhiệt thấp hơn bình thường.

Như vậy, hạ thân nhiệt không phải là hiếm gặp và thường không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Chỉ khi hạ thân nhiệt quá mức và kéo dài, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ và người già sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị hạ thân nhiệt và mức độ nghiêm trọng hơn như:

Độ tuổi

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh khá thường gặp, đặc biệt là trẻ bị đẻ non tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nước lạnh quá lâu. Bên cạnh đó, người cũng dễ bị thân nhiệt thấp hơn người bình thường, khiến họ sợ lạnh và dễ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, xương khớp liên quan hơn.

Nghiện rượu và nghiện thuốc phiện

Tình trạng này không chỉ khiến sức đề kháng cơ thể giảm sút mà người nghiện rượu, nghiện thuốc phiện thường sợ lạnh hơn bình thường.

Người sử dụng 1 số thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị được biết có thể khiến người bệnh dễ bị hạ thân nhiệt hơn bao gồm: thuốc gây nghiện, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.

Người sức khỏe yếu dễ bị hạ thân nhiệt hơn người bình thường

Cơ địa

Người có sức khỏe yếu, sinh non, từng bị nhiễm lạnh thì cơ thể cũng nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh hoặc các yếu tố gây hạ thân nhiệt.

2. Nhận biết tình trạng hạ thân nhiệt qua những dấu hiệu điển hình

Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh thường cảm nhận thấy rất rõ ràng với các dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy lạnh.

  • Nổi da gà.

  • Rùng mình liên tục.

  • Cảm giác cơ thể không đủ ấm.

  • Môi thâm, da tái nhợt.

  • Nếu là trẻ nhỏ, thì da trẻ lạnh, cơ thể yếu ớt.

Nếu thân nhiệt cơ thể thấp xảy ra trong thời gian dài, các hiện tượng nổi da gà và rùng mình có thể biến mất. Thay vào đó, tinh thần của người bệnh sẽ không còn tỉnh táo, thường bị lú lẫn, vụng về và nhiều biểu hiện khác như:

Rối loạn nhịp tim

Hạ thân nhiệt có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc giảm, tăng nhịp tim.

Bỏng lạnh

Tình trạng bỏng lạnh thường xuất hiện đầu tiên với 1 số vùng chịu lạnh nhất của cơ thể, sau sẽ lan dần tới nhiều nơi nếu nhiễm lạnh không được khắc phục.

Cước tay chân

Cước tay chân là hiện tượng xảy ra khi cơ thể nhiễm lạnh kéo dài, gây sưng buốt và ngứa các ngón tay - chân hoặc toàn bộ cơ quan này.

Hạ thân nhiệt kéo dài có thể khiến người bệnh bị cước tay chân

Mất thăng bằng, nói ấp úng

Đây là biểu hiện cho thấy thân nhiệt giảm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.

Hoại tử

Hoại tử có thể xảy ra khi cơ thể bị lạnh quá lâu, đây là tình trạng nguy hiểm, cảnh báo người bệnh cần được làm ấm càng sớm càng tốt.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, cần sớm thực hiện các biện pháp tăng nhiệt cho cơ thể và đưa tới bệnh viện cấp cứu. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu người bệnh vốn có sức khỏe không tốt hoặc mắc bệnh tiểu đường.

3. Làm gì khi bị hạ thân nhiệt?

Triệu chứng hạ thân nhiệt khá rõ ràng, song vẫn cần xác nhận chính xác tình trạng bạn gặp phải bằng cách dùng nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ cơ thể và độ giảm nhiệt. Điều quan trọng là người bệnh bị hạ thân nhiệt cần sớm được đưa tới bệnh viện kiểm tra và điều trị.

Các biện pháp cấp cứu để giảm tối đa vấn đề sức khỏe do hạ thân nhiệt gây ra cần thực hiện càng sớm càng tốt. Nguyên tắc là cần đưa người bệnh ra khỏi nơi hoặc tác nhân gây lạnh, đồng thời làm ấm cơ thể đúng cách như sau:

Thức uống ấm sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể tự nhiên

  • Cởi bỏ quần áo ướt, lau khô và mặc vào quần áo khô ấm.

  • Dùng thức uống ấm không chứa caffein, trong đó nước trà gừng giúp làm ấm cả cơ thể từ bên trong được nhiều người lựa chọn.

  • Dùng áo choàng hoặc đắp nhiều lớp chăn khô để giữ ấm.

  • Tránh gió lùa.

Nhiều người khi trẻ hoặc người trưởng thành bị hạ thân nhiệt muốn làm ấm nhanh chóng nên tiếp xúc nhiệt trực tiếp như: dùng miếng dán tăng nhiệt, xả nước nóng,… Việc làm này có thể gây bỏng và không giúp tăng thân nhiệt hiệu quả.

Xử lý cấp cứu tốt khi bị hạ thân nhiệt sẽ giúp hạn chế tối đa tổn thương cơ thể gặp phải là nhiệt độ thấp gây ra, cũng giúp cho bác sĩ dễ dàng điều trị hơn.