Ví dụ về hợp đồng dân sự bằng lời nói

Hình thức của hợp đồng dân sự quy định pháp lý và thực tiễn.

Hình thức của hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể.

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng dân sự như sau:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Từ quy định trên có thể thấy hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng, phong phú, tựu trung lại thì hình thức của hợp đồng dân sự có mấy dạng sau đây:

- Hình thức miệng (bằng lời nói):

Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này thường được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ….

- Hình thức viết (bằng văn bản):

Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.

Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức miệng vì vậy trong thực tế những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn hoặc những giao dịch có tính "nhạy cảm" đối với những đối tượng và người giao kết "nhạy cảm" thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản và tốt nhất là nên có công chứng nếu có điều kiện.

- Hình thức có công chứng, chứng thực:

Hình thức này áp dụng cho những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của hợp đồng là những tài sản mà nhà nước quản lý, kiểm soát thì khi giao kết các bên phải lập thành văn bản có Công chứng hoặc chứng thực của Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ (để chứng minh) cao nhất. Hợp đồng loại này có giá trị chứng cứ cao nhất chứ không phải có giá trị cao nhất vì các hợp đồng được lập ra một cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý như nhau.

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 467 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005) quy định: "Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản".

- Hình thức khác:

Ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thoả thuận giao kết trên thực tế.

Cần lưu ý là đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức văn bản có Công chứng, chứng thực) thì các bên phải tuân theo những hình thức đó, ngoài ra thì các bên có thể tự do lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết, tuy nhiên đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức văn bản có công chứng nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm thì các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

VÌ SAO CHỌN CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA.

1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi đã thành lập và hoạt động từ năm 2009,do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp là có sự trải nghiệm thực tế. 

5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

  • Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
  • Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
  • Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
  • Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
  • Công ty CP Licogi13- CMC.
  • Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
  • Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
  • Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
  • Công ty chứng khoán Vinashin.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
  • Constrexim Holding.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
  • Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
  • Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
  • Công ty VnTrip OTA (Lê Đắc Lâm - Tổng giám đốc).
  • & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.

Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân. Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...


Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức hợp đồng bao gồm 3 loại: lời nói, hành vi cụ thể và văn bản.

1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói

Đây là hình thức cơ bản nhất, đơn giản nhất của hợp đồng. Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.

a) Định nghĩa

Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời hay còn gọi là hợp đồng miệng. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng nói)…để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng.

b) Giá trị pháp lý của hợp đồng bằng lời nói

Điều 119 về Hình thức của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015 quy định

“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói”.

Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, thì về nguyên tắc, giao dịch dân sự hay hợp đồng được xác lập thông qua lời nói đều có giá trị pháp lý ngang với các hình thức khác.

2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể

a) Định nghĩa

“Hành vi” là “danh từ chỉ những việc làm biểu hiện bên ngoài của một người”. “Cụ thể” là “tính từ chỉ những thực tế hiển nhiên được xác định”. “Hình thức hành vi cụ thể” là một hình thức thể hiện của hợp đồng hiểu theo nghĩa hẹp. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được nói đến trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động thuần túy.

b) Trường hợp giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể

Thứ nhất, hợp đồng có nội dung đơn giản, không phức tạp

Thứ hai, hợp đồng được thực hiện ngay tại thời điểm giao kết. Ví dụ: khi bỏ tiền vào máy điện thoại công cộng, người ta có thể thực hiện cuộc gọi ngay lập tức, hoặc bỏ tiền vào máy bán nước tự động…

Thứ ba, nghĩa vụ trong hợp đồng được xác định như nhau đối với mọi chủ thể chấp nhận giao kết hợp đồng (từ nghĩa vụ thanh toán, khoản tiền thanh toán đến phương thức thực hiện nghĩa vụ).

Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá đa dạng.

Ví dụ: hành vi mua báo hay mua vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng “rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ với món ăn tự chọn được làm sẵn (khi các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và không cần trao đổi bằng lời trước khi kết lập hợp đồng),…

3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản

a) Định nghĩa

Khác với hợp đồng bằng lời nói vốn không để lại bằng chứng vững chắc thì hợp đồng bằng văn bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết.

b) Hình thức

Hình thức văn bản bao gồm 2 loại là: điện tử và văn bản truyền thống.

c) Các trường hợp cơ bản áp dụng hình thức văn bản

Thứ nhất, đối với hợp đồng có giá trị lớn.

Thứ hai, đối với hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cùng lúc với việc giao kết (ví dụ: hợp đồng gia công xây dựng nhà).

Thứ ba, khi giữa các bên chưa đạt được sự tin cậy nhất định.

Trên đây là nội dung bài viết các hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật V&HM Law gửi đến bạn đọc.

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên hệ với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./.

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

SĐT: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595

Website: vanhoangminhlaw.vn