Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

Phù chân hay sưng tấy bàn chân hay, đôi khi được gọi là phù nề, ảnh hưởng đến khoảng 8/10 phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do lượng chất lỏng lưu thông xung quanh cơ thể tăng lên. 

Nhiều người thường nhận thấy bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc thậm chí mặt của họ bị sưng tấy trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, mặc dù trên thực tế phù nề bàn chân đặc biệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1. Nguyên nhân khiến phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng tấy thường xảy ra muộn hơn trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, thai phụ có thể sẽ nhận ra bàn chân của mình bị sưng tấy trong nửa đầu hoặc hơn của thai kỳ.

1.1 Phù chân ở ba tháng đầu thai kỳ

Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của thai phụ. Điều này có thể gây chướng bụng trong thời gian dài. Thai phụ cũng có thể nhận thấy một chút bọng mắt ở tay, chân hoặc mặt nhưng không nhiều.

Nếu nhận thấy sưng nhiều ngay từ sớm, đặc biệt là nếu đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu, tốt nhất thai phụ nên đi khám ngay lập tức.

1.2 Phù chân ở ba tháng giữa thai kỳ

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

Tình trạng phù chân do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng.

Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ, gần bắt đầu từ tháng thứ 4. Không có gì lạ khi thai phụ bắt đầu nhận thấy bàn chân bị sưng vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đặc biệt nếu phải đi lại nhiều hoặc thời tiết nóng bức.

Tình trạng sưng tấy này là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng. Lượng máu của thai phụ tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai và điều đó kết hợp với việc giữ nước nhiều do nội tiết tố. Tất cả chất lỏng bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ thể thai phụ và chuẩn bị cho việc sinh nở. Hãy yên tâm, lượng chất lỏng dư thừa sẽ giảm nhanh chóng trong vài tuần sau khi sinh con.

1.3 Phù chân ở ba tháng cuối thai kỳ

Bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ, cơ thể bà bầu đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng, điều này có thể góp phần làm sưng tấy. Tử cung cũng trở nên nặng hơn nhiều khi thai nhi lớn lên, điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu từ chân trở về tim. Điều này không đáng lo lắng hay nguy hiểm gì chỉ là khó chịu.

Các yếu tố khác có thể góp phần làm sưng bàn chân trong ba tháng cuối thai kỳ, bao gồm:

  • Thời tiết nóng bức
  • Mất cân bằng chế độ ăn uống
  • Uống không đủ nước
  • Đứng trên đôi chân trong một thời gian dài

2. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

Thai phụ cần đi khám ngay nếu nhận thấy nững dấu hiệu nguy hiểm của phù chân.

Bàn chân bị sưng là một phần rất điển hình của thai kỳ. Vì vậy, hầu hết thời gian, bàn chân sưng phồng chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang làm việc chăm chỉ để phát triển sự sống nhỏ.

Tuy nhiên, đôi khi bàn chân bị sưng có thể báo hiệu một nguy cơ nghiêm trọng hơn, do đó khi có các dấu hiệu bất thường kèm theo, cần phải nghĩ đến khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tình trạng tiền sản giật có thể phát triển trong thai kỳ và gây ra huyết áp cao nguy hiểm. Thai phụ cần gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nếu nhận thấy:

  • Sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột
  • Sưng tấy trở nên tồi tệ hơn
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phần trên bên phải của bụng
  • Lú lẫn
  • Khó thở

Nếu bà bầu chỉ thấy sưng ở một bên chân và kèm theo đau, đỏ hoặc nóng có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu là một cục máu đông, thường ở chân.

Điều quan trọng là đi khám ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng này. Điều này là do mọi người có nhiều khả năng bị đông máu khi mang thai hơn khi không mang thai.

Nếu không chắc liệu vết sưng của mình là điển hình hay có bất kỳ mối lo ngại nào, tốt nhất thai phụ nên gọi cho bác sĩ.

3. Những biện pháp khắc phục phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng có thể gây đau hoặc không đau tùy từng thai phụ nhưng đều gây khó chịu hoặc phiền toái. Để giảm bớt khó chịu, bà bầu có thể thử một số phương pháp đơn giản để giúp làm dịu các triệu chứng như chế độ ăn - uống, bơi lội, masage và có thể là mang một đôi giày, đôi dép nhẹ và thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, làm tăng lưu thông máu, có thể giúp loại bỏ chân sưng tấy.

Giảm lượng muối ăn vào

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

Tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, cá hồi, thịt nạc và protein.

Tránh thức ăn có nhiều muối, chẳng hạn như thức ăn nhanh. Khi cơ thể cảm nhận được quá nhiều muối trong cơ thể, sẽ có xu hướng giữ nước trong cơ thể khiến mắt bị bọng và chân tay bị sưng tấy, phù lên. Thay vào đó, hãy tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, thịt nạc và protein.

Tăng lượng kali

Kali giúp cơ thể thai phụ cân bằng lượng chất lỏng chứa trong cơ thể. Nhưng điều quan trọng là bà bầu phải ăn các nguồn cung cấp kali tốt trong chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali bao gồm khoai tây, khoai lang cả vỏ, chuối, rau bina, đậu, cam, chanh dây, cà rốt, củ cải và cá hồi.

Giữ đủ nước

Uống nhiều nước hơn để chống sưng tấy. Nếu cơ thể đang mất nước, cơ thể sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn để cố gắng bù đắp.

Vì vậy, hãy cố gắng uống từ 10-12 cốc nước mỗi ngày để giữ cho thận của thai phụ đào thải những chất độc hại ra ngoài và cơ thể được ngậm đủ nước.

Để dễ uống được nhiều nước, bà bầu cũng có thể tạo hương vị cho nước bằng vỏ chanh, lát chanh, bạc hà hoặc quả mọng.

Nâng cao đôi chân của bạn khi ngồi

Mặc dù việc ngồi nhiều không tốt cho quá trình tuần hoàn của thai phụ, nhưng việc đứng liên tục trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể bà bầu. Khi ngồi hãy cố gắng gác chân lên khi có thể. Ngồi nâng chân lên cao một chút - đặc biệt là vào cuối ngày - có thể giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân của bạn trong suốt cả ngày.

Tắm muối Epsom

Muối Epsom, còn được gọi là magie sulfat, hút các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm viêm. Vì vậy, tắm bằng muối Epsom có thể giúp bạn giảm đau. Ngâm chân trong với muối Epsom cũng có thể giúp giảm căng cơ ở chân, do đó bà bầu nên ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Massage chân

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

Massage chân giúp luuw thông máu, giảm phù chân, sưng tấy.

Massage giúp lưu thông các chất lỏng có xu hướng tích tụ ở bàn chân, do đó sẽ làm giảm sưng tấy. Bà bầu ngồi gác chân lên và để chồng hoặc người hỗ trợ nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân. 

Đi giày thoải mái

Mang những đôi giày đế bệt, thấp và bằng, thoải mái vừa vặn là chìa khóa để giảm phù nề bàn chân, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về hông và lưng có thể phát sinh khi trọng tâm của bà bầu thay đổi và trọng lượng tăng lên.

Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái có thể cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm sưng bàn chân. Nằm nghiêng về bên trái sẽ làm giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là mạch máu lớn đưa máu trở về tim.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phụ nữ mang thai sớm tiếp cận vaccine phòng COVID-19


Phù nề bàn chân là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Không những gây ra những khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ chứng tiền sản giật nguy hiểm.

1. Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu

Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng phù chân ở phụ nữ khi mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.

Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.

Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.

Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như: đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều Natri, thiếu Kali, thời tiết nắng nóng.

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

2. Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời. Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:

Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm

Tay và mặt cũng bị phù

Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu

Đau đầu nặng

Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ

Đau dữ dội ngay dưới xương sườn

Nôn với bất kỳ triệu chứng nào

Đó là những dấu hiệu cảnh báo cho tiền sản giật. Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Yếu tố chính giúp kiểm soát tiền sản giật đó là thường xuyên theo dõi huyết áp người mẹ và nhịp tim thai nhi.

Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, đó có thể là gợi ý cho biết bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn.

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

3. Làm sao để giảm phù chân khi mang thai?

Sưng phù bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên nó khiến bà bầu không thoải mái và bất tiện trong sinh hoạt. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng phù chân trong quá trình mang thai:

Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối.

Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân. Bạn có thể thực hiện các động tác thể dục chân khi đứng hoặc ngồi, sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu, giảm phù nề chân, ngăn ngừa chuột rút ở bắp chân: uốn cong, duỗi chân lên xuống 30 lần, xoay chân theo hình tròn 8 lần theo một chiều và 8 lần theo chiều ngược lại.

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Đây là cách giúp giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim (nằm nghiêng bên trái giúp tử cung không chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu).

Mang giày dép thoải mái (tránh mang những đôi giày có quai chật, giày cao gót).

Không mặc quần áo bó sát vì sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu.

Hạn chế đeo tất, nhất là những loại tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân, bắp chân. Nên sử dụng loại tất dành riêng cho bà bầu.

Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông.

Đứng hoặc đi bộ trong hồ bơi. Đây là phương pháp sử dụng áp lực của nước giúp giảm sưng tạm thời.

Vì sao chân bị xuống máu khi mang thai

  • Nên uống nhiều nước, điều này nghe có vẻ kỳ quặc, tuy nhiên nếu cơ thể bạn bị mất nước, nó sẽ cố gắng để giữ được nhiều chất lỏng hơn, dẫn đến tình trạng sưng phù nặng hơn. Phụ nữ mang thai được khuyên nên uống 10 cốc nước mỗi ngày (tương ứng 2,4 lít nước)
  • Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, tuần hoàn máu được tốt hơn, giảm sưng phù. Cố gắng giữ mát cho cơ thể trong điều kiện thời tiết oi bức
  • Hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.
  • Nếu nguyên nhân gây sưng phù là do thiếu Kali thì hãy nhanh chóng bổ sung trong khẩu phần ăn bằng những thực phẩm giàu kali như cải bó xôi, nước cam, dưa hấu, chuối, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt hộp, vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đây cũng là yếu tố dễ gây phù nề.
  • Giảm sử dụng cafein. Cafein trong cà phê, trà có xu hướng gây giữ nước.

4. Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Do ở thời kỳ này, trọng lượng em bé ngày càng lớn, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới, khiến cho máu khó lưu thông, gây phù nề.

Phù chân khi mang thai ở tháng thứ 9 cũng được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết em bé sắp sửa chào đời, bên cạnh những dấu hiệu khác như: bụng bầu tụt xuống, đi tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, ra nhiều dịch âm đạo, cơn co tử cung,...

5. Bạn nên gặp bác sĩ khi nào?

Nếu bạn đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng sưng phù vẫn không thuyên giảm hoặc có bất kỳ sự bất thường nào như cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mắt nhìn mờ, sưng đột ngột ở mặt, tay thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.


Phù chân thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ và là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, bởi vậy trong giai đoạn này bà bầu nên khám thai thường xuyên, theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường khác.