Vì sao có sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia

Nguyên nhân sự khác biệt văn hóa giữa các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.12 KB, 2 trang )

Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được
chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn
đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy
thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý- văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác
nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau
* Mặt tích cực: Hầu hết tôn giáo đều hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp, khuyên
răn con người làm điều hay lẽ phải và nhân từ với đồng loại.
* Tiêu cực:
- Tôn giáo làm cho con người trở nên bằng lòng với thực tế, họ trở nên thụ động, làm mất
tính sáng tạo của con người.
- Tôn giáo dễ làm con người mê tín, tâm lý sợ hãi, chờ đợi và nhờ cậy vào Thần, Phật,
Thánh mỗi khi gặp khó khăn.
- Tôn giáo dễ bị lợi dụng bởi các thế lực khác, điều đó thường dẫn đến những hậu quả
xấu ảnh hưởng đến xã hội.
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để
mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân
gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Tín ngưỡng
không có một hệ thống điều hành và một tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó
cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành
tôn giáo.
* Ảnh hưởng:
Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng xã hội cổ xưa nhất của nhân loại, quá trình tồn tại và
phát triển của tôn giáo đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị, văn hoá,
xã hội, tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Mỗi một dân
tộc, một quốc gia có một lịch sử phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, tư duy
nhận thức của người dân ở các vùng đó về văn hóa và tín ngưỡng khác nhau dẫn đến
niềm tin vào các nhân vật, hiện tượng siêu nhiên cũng trở nên khác biệt. Từ đó họ có các
hành động đối với việc tôn sùng, thờ cúng với các lực lượng đó theo các cách riêng tạo
nên đặc trưng, phân biệt với các quốc gia, dân tốc khác. Nếu có sự giống nhau thì cũng




chỉ ở mức độ rất nhỏ. Cho nên tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự khác biệt văn hóa giữa các nước.



Hỗ trợ quá trình giao tiếp

Nếu bạn đang sinh sống tại nước ngoài, việc tìm hiểu văn hóa nước sở tại là điều đương nhiên. Tuy nhiên, người Việt Nam sống tại Việt Nam cũng cần hiểu biết về khác biệt văn hóa.

Việt Nam đang hội nhập rất nhanh với thế giới, sẽ càng có nhiều người từ nhiều quốc gia khác đến du lịch hoặc sinh sống. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của công nghệ, hàng ngày chúng ta đang giao tiếp với người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên mạng xã hội. Do vậy, việc hiểu biết về văn hóa của nước họ sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình giao tiếp.

Vì sao có sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia

  • Sự khác biệt giữa tên lửa vũ khí và tên lửa vệ tinh

Sự khác biệt văn hóa giữa phương Tây và phương Đông có thể bắt nguồn từ sự khác biệt trong lịch sử hoạt động nông nghiệp kéo dài hàng nghìn năm, cụ thể là giữa văn hóa lúa nước và văn hóa lúa mỳ. Đây là công bố mới nhất của một nhóm chuyên gia tâm lý học đến từ các trường đại học của Mỹ và Trung Quốc.

Vì sao có sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia


Theo "học thuyết cây lúa" công bố trên tạp chí "Science" (Khoa học) số ra ngày 8/5, những người ở vùng có truyền thống trồng lúa nước sẽ có xu hướng phát triển tinh thần tập thể cao do hoạt động canh tác vất vả đòi hỏi sự hợp tác giữa các cá nhân. Ngược lại, những người thuộc vùng trồng lúa mỳ thường suy nghĩ độc lập hơn, chủ yếu bởi loài cây này đòi hỏi ít công sức chăm sóc và do đó không cần nhiều sự hợp tác như cây lúa nước. Thomas Talhelm thuộc Đại học Virginia (Mỹ), người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết bên cạnh những yếu tố như tôn giáo, chính trị, khí hậu, "học thuyết cây lúa" mang tới một giả thuyết mới có thể giúp lý giải phần nào sự khác biệt trong văn hóa Đông-Tây.

Để rút ra kết luận trên, nhóm chuyên gia đã tập trung vào Trung Quốc, nơi có sự phân tách rõ ràng giữa vùng văn hóa lúa nước và lúa mỳ. Họ tiến hành nghiên cứu đối với 1.162 sinh viên người Hán, dân tộc chiếm đa số tại Trung Quốc, sống tại hai bên bờ Trường Giang - con sông phân cách hai khu vực miền Nam trồng lúa nước và miền Bắc trồng lúa mỳ. Kết quả từ một loạt các kiểm tra cho thấy khi được yêu cầu vẽ biểu đồ quan hệ xã hội, các sinh viên đến từ vùng trồng lúa mì vẽ bản thân to hơn so với những người đến từ vùng lúa nước, cho thấy những người thuộc nền văn hóa lúa mỳ theo chủ nghĩa cá nhân, coi trọng bản thân hơn so với những người ở vùng văn hóa lúa nước.

Vì sao có sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia

Trồng lúa nước tại châu Á.


Theo ông Talhelm, những người ở khu vực miền Nam trồng lúa nước có tính cách rụt rè, thích tránh xa xung đột; trong khi những người ở miền Bắc trồng lúa mỳ có vẻ dễ bị tác động hơn và bộc trực hơn. Bên cạnh đó, những người trồng lúa nước còn phần nào nặng nghĩa tình hơn, có xu hướng dễ khen thưởng và ít trừng phạt bạn bè mình, phản ánh mối quan hệ cộng đồng tập thể khăng khít trong tương tác xã hội và công việc.


Ông Talhelm cho biết lý thuyết trên còn được chứng minh tại nhiều quốc gia khác nhau. Tại Ấn Độ, nơi cũng tồn tại sự phân tách văn hóa lúa nước và lúa mỳ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả tương tự. Một số ví dụ khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia Đông Á giàu có và hiện đại hóa không kém gì các cường quốc phương Tây, song vẫn giữ những bản sắc của nền văn hóa lúa nước và sống theo chủ nghĩa tập thể nhiều hơn chủ nghĩa cá nhân.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa khả năng sáng tạo với thói quen nông nghiệp, cho rằng văn hóa lúa mỳ thúc đẩy tính sáng tạo cá nhân cao hơn văn hóa lúa nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết giả thuyết này vẫn cần nghiên cứu sâu hơn.


TTXVN/Tin tức

Vì sao có sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia

Khác biệt trong tư duy giữa nam và nữ

Phụ nữ không giỏi trong việc xem bản đồ, trong khi nam giới lại lúng túng khi thực hiện các công việc chồng chéo nhau trong cùng một thời điểm.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Lý giải mới,
  • nguyên nhân,
  • khác biệt,
  • văn hóa,
  • Đông Tây,