Vì sao lại đau bụng kinh

Các triệu chứng của đau bụng kinh thứ phát là do bất thường vùng chậu.. Hầu như bất kỳ bất thường hoặc quá trình nào có thể ảnh hưởng đến nội tạng vùng chậu đều có thể gây chứng đau bụng kinh.

Nguyên nhân phổ biến chứng đau bụng thứ phát bao gồm

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm các dị tật bẩm sinh (ví dụ, tử cung hai sừng, tử cung có vách phụ, vách ngăn ngang âm đạo), u nang và khối u buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu Bệnh viêm vùng chậu (PID) Bệnh viêm vùng chậu (PID) là nhiễm trùng đa vi sinh vật đường sinh dục trên của phụ nữ: cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng; áp xe có thể... đọc thêm , xung huyết vùng chậu, dính buồng tử cung, đau do tâm lý, và dụng cụ tránh thai (IUDs) Dụng cụ tử cung (IUDs) Ở Mỹ, 12% phụ nữ sử dụng cụ tử cung (IUDs); IUD đang trở nên phổ biến hơn vì chúng có lợi hơn so với thuốc ngừa thai uống: IUD có hiệu quả cao. Hệ quả của IUD trên cơ thể là không đáng kể. Chỉ... đọc thêm , đặc biệt là các IUD phóng thích đồng hoặc levonorgestrel. Dụng cụ tử cung tiết ra Levonorgestrel gây ra co thắt ít hơn so với các IUD phóng thích đồng.

Ở một vài phụ nữ, cơn đau xảy ra khi tử cung cố gắng đẩy tổ chức máu kinh qua cổ tử cung hẹp chặt (thứ yếu phát do khoét chóp, LEEP, đốt lạnh, hoặc đốt nóng). Đau đôi khi là kết quả của một u xơ có cuống dưới niêm mạc hoặc một polyp niêm mạc tử cung nhô ra qua cổ tử cung.

Các yếu tố nguy cơ đối với đau bụng thứ phát nặng cũng giống như các yếu tố nguy cơ của đau bụng kinh nguyên phát.

Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành trừ khi bị dị tật bẩm sinh.

Đau bụng kinh là cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, cực độ. Khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có đau bụng kinh đủ nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ trong 1–3 ngày mỗi tháng.

Đau bụng kinh thường là hiện tượng đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau quặn từng cơn ở vùng bụng dưới, ngay trên xương mu.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: đau lưng dưới, nôn, buồn nôn, vã mồ hôi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi…

Vì sao lại đau bụng kinh

Triệu chứng, phân loại đau bụng kinh

Có 2 loại đau bụng kinh:

  • Đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh xuất hiện khi có kinh lần đầu tiên, sau đó các chu kỳ lần sau đều có đau bụng kinh, thường đây do nguyên nhân cơ năng, có thể cải thiện hơn khi sau khi có con.
  • Đau bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh xuất hiện sau một thời gian dài trước đó có hành kinh nhưng không đau bụng. Tình trạng này ít gặp hơn, thường do các rối loạn bệnh lý gây ra như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

Bạn nên gặp bác sĩ nếu như các triệu chứng nghiêm trọng hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn, ra lượng máu nhiều, cơn đau xuất hiện vào những thời điểm khác không chỉ xung quanh kỳ kinh nguyệt

2. Điều trị đau bụng kinh

Thuốc giảm đau không cần kê đơn là thường hiệu quả giảm đau bụng kinh. Ví dụ như Paracetamol, Efferalgan, Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, thường có thể làm giảm cơn đau.

Vì sao lại đau bụng kinh

Điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai nội tiết để ngăn rụng trứng và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau bụng kinh. Những viên thuốc này hoạt động bằng cách làm mỏng niêm mạc tử cung, nơi hình thành các prostaglandin, có thể làm giảm đau bụng và lượng máu kinh.

Nếu đau bụng kinh là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ tổ chức không mong muốn.

3. Các biện pháp không dùng thuốc khắc phục đau bụng kinh tại nhà 

Biện pháp tự nhiên có thể làm giảm bụng kinh tại nhà mà bạn có thể sử dụng. Bao gồm: 

- Chườm nóng vùng bụng dưới

- Tập thể dục, yoga, thiền định để giảm căng thẳng

- Tắm nước ấm 

- Mát xa, châm cứu

Vì sao lại đau bụng kinh

Các biện pháp không dùng thuốc khắc phục đau bụng kinh tại nhà

- Các biện pháp thảo dược: Các loại trà thảo mộc khác nhau và các biện pháp chữa trị bằng thảo dược khác có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Ví dụ:

  • Trà hoa cúc: Một đánh giá năm 2019 kết luận rằng trà hoa cúc có đặc tính chống co thắt, chống viêm, an thần và chống lo âu nên có thể hữu ích trong việc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm đau bụng kinh
  • Vỏ cây thông biển: Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 phát hiện ra rằng những người dùng Pycnogenol, tên thương hiệu đã đăng ký cho chiết xuất vỏ cây thông biển của Pháp, trong 3 tháng dùng cùng với thuốc tránh thai ít đau hơn và ít ngày ra máu hơn so với những người chỉ dùng thuốc tránh thai.
  • Liệu pháp hương thơm: Hoa oải hương và các loại tinh dầu khác có thể giúp giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Trong một nghiên cứu, một nửa số người tham gia đã ngửi một miếng vải có mùi hoa oải hương trong 3 ngày đầu tiên của kỳ kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Những người này trải qua cơn đau ít nghiêm trọng hơn những người sử dụng giả dược.
  • Gừng: một đánh giá năm 2016 cho thấy rằng uống nước gừng có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đủ mạnh để chứng minh bất kỳ biện pháp khắc phục nào trong số này có tác dụng rõ trong việc giảm đau bụng kinh, nhưng chúng cũng không có khả năng gây hại nếu một người sử dụng chúng dưới sự giám sát. Do đó, bạn có thể sử dụng và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng nào vì đôi khi có thể có tác dụng phụ mà bạn không biết

Vì sao lại đau bụng kinh
Vì sao lại đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này trong đời.

Kinh nguyệt là tình trạng có máu xuất hiện ở âm đạo theo chu kỳ từ 28–35 ngày, bắt đầu diễn ra ở độ tuổi dậy thì. Khi trải qua kỳ kinh, mỗi người phụ nữ sẽ trải qua nhiều cảm giác khác nhau và thường gặp nhất là đau bụng, đau lưng, mệt mỏi… Để tìm hiểu đau bụng kinh là gì và biết cách giảm đau hiệu quả, mời bạn tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng) là những cơn đau hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.

Các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp đó, việc điều trị triệt để nguyên nhân sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả.

Những phụ nữ trải qua các cơn đau bụng kinh không liên quan đến bệnh lý nào khác thường có xu hướng bớt đau theo tuổi tác và thường đỡ đau hơn sau khi sinh con.

Phân loại đau bụng kinh

Dựa theo nguyên nhân thì đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và không liên quan đến bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hay đùi. Cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng tùy người, thường kéo dài từ 12–72 giờ, có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy nhẹ.
  • Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, như lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.

Triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì?

Bạn thắc mắc cảm giác đau bụng kinh như thế nào hay triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì? Các triệu chứng thường thấy của một cơn đau bụng kinh là:

  • Đau trằn hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, có khi đau dữ dội
  • Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, mức độ đau cao nhất khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2–3 ngày
  • Tần suất cơ đau diễn ra âm ỉ, liên tục
  • Đau có thể lan ra vùng lưng dưới và xuống dưới đùi

Một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những triệu chứng khác trong kỳ kinh kèm theo đau bụng như:

  • Buồn nôn
  • Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Táo bón
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Mệt mỏi…

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh hay đau bụng đến tháng là một hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ nhưng một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân:

  • Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng tháng
  • Các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng
  • Vừa mới bị đau bụng kinh dữ dội sau khi 25 tuổi

Bình thường, trứng sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng và khi không được thụ tinh với tinh trùng, tử cung sẽ tăng co bóp để làm bong lớp niêm mạc và tống xuất trứng ra ngoài cơ thể.

Trong lúc thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi thiếu oxy, các mô trong tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học gây đau.

Một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên gọi là prostaglandin. Chất này khiến cho cơ tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.

Lý do vì sao một số phụ nữ lại trải qua những đợt đau bụng kinh dữ dội hơn người khác vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số người có thể tích tụ nhiều prostaglandin hơn khiến cho quá trình co thắt tử cung diễn ra mạnh hơn.

Đau bụng kinh do một vấn đề sức khỏe khác

Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài nguyên nhân kể trên thì cơn đau bụng kinh có thể do một bệnh lý khác chưa được chẩn đoán gây ra. Khả năng đau bụng khi đến tháng liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn, tầm khoảng 30–45 tuổi.

Các vấn đề có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Bệnh tuyến tử cung
  • Hẹp cổ tử cung

Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai

Có không ít chị em thắc mắc đặt vòng tránh thai có gây đau bụng khi đến tháng không? Để có được câu trả lời, mời bạn đọc tiếp những chia sẻ ngay sau đây.

Vòng tránh thai là một dụng cụ được làm từ đồng và nhựa (plastic), đặt vừa bên trong tử cung nhằm mục đích ngừa thai. Việc đặt vòng tránh thai (IUD) có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, đặc biệt là trong vài tháng đầu được đặt.

Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng kinh thay đổi khác hơn so với trước đây nếu cơn đau liên quan đến một vấn đề khác hay do biện pháp tránh thai. Ví dụ, bạn cảm thấy đau nhiều hơn hoặc thời gian đau kéo dài hơn bình thường. Bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Dịch tiết âm đạo đặc hơn hoặc có mùi hôi
  • Đau khi quan hệ tình dục

Vậy bị đau bụng kinh và có kèm một trong các dấu hiệu kể trên cần làm gì? Câu trả lời là bạn hãy đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa, cũng như thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn và cả gia đình. Trong khi khám phụ khoa, họ sẽ kiểm tra tìm kiếm bất thường trong cơ quan sinh sản và xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Nếu nghi ngờ bạn có bệnh lý gây ra đau bụng kinh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm, như:

  • Siêu âm: Kỹ thuật này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Chẳng hạn như chụp CT hay MRI, chụp CT kết hợp với X-quang.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, mô dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung khi thực hiện nội soi ổ bụng.

Đau bụng kinh được điều trị như thế nào?

Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng kinh, bạn hãy:

  • Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới
  • Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó
  • Tắm bằng nước ấm
  • Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga
  • Giảm bớt căng thẳng tâm lý
  • Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…
  • Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến
  • Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)

Trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị nguyên nhân đó. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu các phương pháp không giúp giảm bớt triệu chứng đau đớn và bạn không có kế hoạch sinh con sau này.

Đau bụng kinh )hay đau bụng khi tới tháng) thông thường là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng đau bụng kinh liên quan đến một bệnh lý ở tử cung, buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn cần điều trị triệt để các căn bệnh này sau khi được chẩn đoán.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.